Biện pháp thanh lý và thu hồi nợ quá hạn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh ngân hàng TMCP công thương gia lai (Trang 82 - 84)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. GIẢI PHÁP CHO VAY ðỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

3.2.7 Biện pháp thanh lý và thu hồi nợ quá hạn

Việc phát mại tài sản thế chấp cũng gặp rất nhiều khó khăn vì tài sản thế chấp thường là ñất ñai mà giá trị thực thường lớn hơn nhiều giá trị của khoản vay nên ngân hàng cần có các biện pháp thu thập xử lý thông tin kịp thời ñể vừa ñảm bảo thu hồi ñủ nợ, vừa không gây khó khăn cho hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của hộ vay vốn, giữ ñựợc mối quan hệ tốt giữa ngân hàng và hộ sản xuất.

từng ñối tượng khách hàng cụ thể là:

ðối với hộ sản xuất kinh doanh thua lỗ do nguyên nhân bất khả kháng chưa có khả năng trả nợ ngân hàng, lúc này họ cần vốn ñể vực dậy sản xuất kinh doanh ngân hàng cần phải nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng xem có nên tiếp tục cho hộ sản xuất ñó vay thêm hay không, cho vay bao nhiêu, và phải xuống kiểm tra trực tiếp tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của từng hộ.

ðối với hộ có khả năng trả nợ mà cố tình chây ỳ không trả nợ thì ngân hàng phải phối hợp với chính quyền ñịa phương, các cơ quan pháp luật ñể có các biện pháp xử lý nghiêm minh làm gương cho các hộ khác.

ðối với hộ có hàng hoá tồn ñọng nhiều chưa bán ñược ñể có tiền trả nợ thì ngân hàng có thể giới thiệu ñơn vị mua bán hàng hoá giúp hộ sản xuất giải quyết số hàng tồn ñọng này thu hồi vốn ñể trả nợ ngân hàng.

ðối với nợ quá hạn, nhân viên ngân hàng cần phân tích thực trạng dư nợ một cách thường xuyên và có hệ thống phân loại, theo dõi và xử lý nợ quá hạn tiềm ẩn và nợ quá hạn phát sinh mới. Nên phân tích tình hình nợ quá hạn qua ñó xác ñịnh ñược cán bộ tín dụng nào có vấn ñề và mức ñộ nợ quá hạn, xác ñịnh ñược nợ quá hạn tiềm ẩn thuộc các ñịa bàn, khách hàng và ñơn vị nào. ðịnh kỳ hàng tháng hoặc quý nên chia hoạt ñộng tín dụng ra bốn phần ñể phân tích và chỉ ñạo từng phần cụ thể như sau:

Tổ chức phân tích nợ quá hạn ra các loại: loại thu ñược ngay, loại thu dần từng phần, loại khó thu và loại không có khả năng thu hồi, từ ñó xác ñịnh rõ nguyên nhân, nguồn thu, biện pháp thu và thời gian thu phù hợp.

Tổ chức in giấy báo nợ các khoản nợ ñến hạn của tháng sau, thông báo cho cán bộ tín dụng công tác trên ñịa bàn có trách nhiệm ñối với khách hàng

mình phụ trách có nợ ñến hạn ñể xác ñịnh khả năng thu nợ của từng khách hàng, từ ñó có biện pháp cụ thể, nếu khách hàng nào có khó khăn báo cáo với cán bộ lãnh ñạo trực tiếp ñể có biện pháp cụ thể giúp ñỡ tháo gỡ kịp thời. Làm tốt công tác này sẽ hạn chế tình hình nợ quá hạn phát sinh.

Với các món nợ chưa ñến hạn, thường xuyên tổ chức kiểm sau khi vay với nội dung kiểm tra việc sử dụng tiền vay có sử dụng ñúng mục ñích xin vay hay không, số lượng, giá trị vật tư tương ñương làm ñảm bảo, diễn biến tài sản thế chấp… ñể có biện pháp hỗ trợ, giúp ñỡ khách hàng khắc phục khó khăn và có ñiều kiện trả nợ ngân hàng.

Với các món cho vay mới, yêu cầu cho vay ñúng chế ñộ, ñúng ñối tượng

xin vay, thực hiện ñúng quy trình nghiệp vụ ñảm bảo vốn vay phát huy tối ña hiệu quả nhằm tạo ra mặt bằng dư nợ mới với chất lượng lành mạnh hơn.

Bên cạnh các công tác trên, ngân hàng cũng nên thành lập ban thu hồi nợ quá hạn riêng ñể chuyên môn hoá trong nghiệp vụ cũng như phân ñịnh rõ trách nhiệm của từng cán bộ từ ñó nâng cao trách nhiệm nghề nghiệp ñối với từng cán bộ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất nông nghiệp tại chi nhánh ngân hàng TMCP công thương gia lai (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)