Một số khái niệm liên quan đến quản lý nhà nƣớc về hoạt động

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 28 - 32)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.2. Một số khái niệm liên quan đến quản lý nhà nƣớc về hoạt động

kinh doanh du lịch

a. Khái niệm quản lý nhà nước

Theo giáo trình Trung cấp lý luận chính trị - hành chính Những vấn đề cơ bản về quản lý hành chính nhà nƣớc, quản lý nhà nƣớc “là hoạt động thực thi quyền lực Nhà nƣớc do các cơ quan Nhà nƣớc tiến hành đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội, trên tất cả các mặt của đời sống xã hội bằng cách sử dụng quyền lực Nhà nƣớc có tính cƣỡng chế đơn phƣơng nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích chung của cả cộng đồng, duy trì ổn định, an ninh trật tự và thúc đẩy xã hội phát triển theo một định hƣớng thống nhất của Nhà nƣớc”.[19]

Nhƣ vậy quản lý nhà nƣớc nói chung có 3 thành tố:

- Chủ thể quản lý là Nhà nƣớc: Nhà nƣớc là chủ thể duy nhất trong quản lý nhà nƣớc. Chỉ có nhà nƣớc mới có đầy đủ các quyền và khả năng thực hiện quản lý toàn bộ hệ thống xã hội. Nhà nƣớc quản lý xã hội bằng các phƣơng pháp giáo dục, thuyết phục và cƣỡng chế, thông qua việc sử dụng hệ thống pháp luật và các công cu quản lý khác. Nhà nƣớc thực hiện quản lý nhà nƣớc thông qua các cơ quan có thẩm quyền trong bô máy của mình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân đƣợc ủy quyền, ủy nhiệm đại diện cho mình.

- Đối tƣợng (khách thể) quản lý nhà nƣớc: Là toàn bộ con ngƣời và quá trình xã hội. Mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội đòi hỏi đều phải có sự quản lý nhất quán của nhà nƣớc để duy trì trật tự chung, nhằm bảo đảm lợi ích mọi cá nhân, tổ chức cũng nhƣ lợi ích chung của toàn xã hội.

- Mục đích quản lý nhà nƣớc: Là kết quả, cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm nhất định do chủ thể quản lý đề ra. Đây là căn cứ để chủ thể quản lý nhà nƣớc thực hiện các tác động quản lý cũng nhƣ lựa chọn các hình thức, phƣơng pháp thích hợp.

b. Khái niệm về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch

Xuất phát từ khái niệm quản lý nhà nƣớc có thể hiểu quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh du lịch là thông qua các công cụ quản lý vĩ mô, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trên lĩnh vực kinh tế du lịch, nhằm đƣa du lịch phát triển theo định hƣớng chung của tiến trình phát triển của đất nƣớc.

Các chức năng cơ bản của quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh du lịch bao gồm:

- Ban hành các văn bản pháp luật về du lịch, xây dựng và thực hiện hàng loạt các chính sách kinh tế lớn để phát triển du lịch, đƣa các chính sách vào hoạt động kinh doanh du lịch.

- Tổ chức hƣớng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các văn bản luật, các quy chế, chế độ, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, quy trình, quy phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch.

- Tổ chức tuyên truyền, quảng cáo du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học, đào tạo bồi dƣỡng cán bộ, hợp tác quốc tế, bảo vệ môi trƣờng du lịch,...

- Giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh du lịch, thúc đẩy du lịch nƣớc ta theo định hƣớng chung của đất nƣớc, hạn chế các mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng trong hoạt động kinh doanh du lịch.

c. Vai trò của quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch

Nhà nƣớc thực hiện chức năng hoạch định để định hƣớng hoạt động kinh doanh du lịch, bao gồm các nội dung cơ bản là hoạch định chiến lƣợc, kế hoạch phát triển du lịch, phân tích và xây dựng các chính sách du lịch, quy hoạch và định hƣớng chiến lƣợc phát triển thị trƣờng, xây dựng hệ thống luật pháp có liên quan tới du lịch. Xác lập các chƣơng trình, dự án cụ thể hóa chiến lƣợc, đặc biệt là các lộ trình hội nhập khu vực và quốc tế.

Thiết lập khuôn khổ pháp lý thông qua việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch, tạo ra môi trƣờng pháp lý cho hoạt động kinh doanh du lịch.

Chức năng hoạch định giúp cho các doanh nghiệp du lịch có phƣơng hƣớng hình thành phƣơng án chiến lƣợc, kế hoạch kinh doanh. Nó vừa giúp tạo lập môi trƣờng kinh doanh, vừa cho phép Nhà nƣớc có thể kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh du lịch trên thị trƣờng.

* Vai trò tổ chức và phối hợp

Nhà nƣớc bằng việc tạo lập các cơ quan và hệ thống tổ chức quản lý về du lịch, sử dụng bộ máy này để hoạch định các chiến lƣợc, quy hoạch, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật,... đồng thời sử dụng sức mạnh của bộ máy tổ chức để thực hiện những vấn đề thuộc về quản lý nhà nƣớc, nhằm đƣa chính sách phù hợp về du lịch vào thực tiễn, biến quy hoạch, kế hoạch thành hiện thực, tạo điều kiện cho du lịch phát triển.

Hình thành cơ chế phối hợp hữu hiệu giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch với các cấp trong hệ thống tổ chức từ trung ƣơng, tỉnh (thành phố), và quận (huyện, thị xã).

Trong lĩnh vực du lịch quốc tế, chức năng này đƣợc thể hiện ở sự phối hợp giữa các quốc gia có quan hệ song phƣơng hoặc trong cùng một khối kinh tế, thƣơng mại du lịch trong nỗ lực nhằm đa dạng hóa đa phƣơng thức quan hệ hợp tác quốc tế trong du lịch, đạt tới các mục tiêu và đảm bảo thực hiện

các cam kết đã ký kết.

Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trƣờng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc trong hoạt động kinh doanh du lịch.

* Vai trò điều tiết các hoạt động kinh doanh du lịch và can thiệp thị trường

Nhà nƣớc là ngƣời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các chủ thể kinh doanh nói chung và kinh doanh du lịch nói riêng, khuyến khích và đảm bảo bằng pháp luật cạnh tranh bình đẳng, chống độc quyền. Để thực hiện chức năng này, một mặt, Nhà nƣớc hƣớng dẫn, kích thích các doanh nghiệp du lịch hoạt động theo định hƣớng đã vạch ra, mặt khác, Nhà nƣớc phải can thiệp, điều tiết thị trƣờng khi cần thiết để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Trong hoạt động kinh doanh du lịch ở nƣớc ta hiện nay, cạnh tranh chƣa bình đẳng, không lành mạnh là một trong những vấn đề gây trở ngại lớn cho quá trình phát triển ngành. Do vậy, Nhà nƣớc phải có vai trò điều tiết mạnh.

* Vai trò giám sát

Nhà nƣớc giám sát hoạt động của mọi chủ thể kinh doanh du lịch cũng nhƣ chế độ quản lý của các chủ thể đó (về các mặt đăng ký kinh doanh, phƣơng án sản phẩm, chất lƣợng và tiêu chuẩn sản phẩm, môi trƣờng ô nhiễm, cơ chế quản lý kinh doanh, nghĩa vụ nộp thuế...), cấp và thu hồi giấy phép, giấy hoạt động trong hoạt động kinh doanh du lịch.

Phát hiện những lệch lạc, nguy cơ chệch hƣớng hoặc vi phạm pháp luật và các quy định của Nhà nƣớc, từ đó đƣa ra các quyết định điều chỉnh thích hợp nhằm tăng cƣờng hiệu quả của quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh du lịch.

của Nhà nƣớc cũng nhƣ năng lực của đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh du lịch.

Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dƣỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch, nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ, việc bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trƣờng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc trong hoạt động kinh doanh du lịch.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)