6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.1. Tài nguyên du lịch
a. Tài nguyên du lịch tự nhiên:
Quận Sơn Trà cả 3 mặt giáp biển và sông, có nhiều bãi tắm đẹp tạo dọc bờ biển, kết hợp với những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú và giá trị đƣợc nâng lên nhiều lần bởi các bãi tắm và các cảnh quan này không xa trung tâm thành phố, cách nội thành Đà Nẵng chƣa đầy 2 km, có ý nghĩa rất lớn cho sự phát triển du lịch và nghỉ dƣỡng. Cũng nhƣ đã tạo cho Sơn Trà lợi thế so sánh rất lớn về phát triển kinh tế biển cũng nhƣ phát triển các loại hình du lịch biển trong chiến lƣợc phát triển kinh tế biển và tổng thể phát triển du lịch của của thành phố Đà Nẵng, vùng miền Trung và của cả nƣớc. Một số tài nguyên du lịch tự nhiên đáng kể đến:
- Bán đảo Sơn Trà: với hàng chục bãi biển nằm dọc theo chân núi xanh, sạch, đẹp, bãi nào cũng có dòng suối nƣớc ngọt, mát, trong lành từ trong núi chảy ra biển, rất thuận tiện cho việc tắm biển, bơi lội, du thuyền, lặn, dã ngoại…, bao gồm: Bãi Tiên Sa, Bãi Bụt, Bãi Trẹ, Bãi Rạn, Bãi Nam, Bãi Bắc, Suối Đá, Giếng Tiên, Hòn Ông Mụ, Mũi Súng, Hang Dơi, Gành Dang, Hòn Sụp. Bờ biển phía Bắc có gió và sóng mạnh, thích hợp với du lịch mạo hiểm, phía Nam bán đảo, biển êm, an toàn.
thoáng rộng, độ dốc lài dần đều, có những cồn cát trắng mịn chạy dọc suốt bờ biển đến hút tầm mắt, nƣớc biển trong xanh.
b. Tài nguyên du lịch nhân văn
* Các địa điểm:
- Các lăng miếu cổ trong số đó có những lăng miếu có niên đại từ 200 đến 400 năm dọc triền núi và các bãi biển dọc chân núi Sơn Trà và tại các phƣờng. Nổi bật trong số đó có lăng Bà Thân, đền thờ Thoại Ngọc Hầu, lăng mộ Thái phó Quận công Trần Quang Diệu, miếu ông Chài; miếu ông Cao; miếu thờ nữ thần Bà Dàng; thờ thần Bạch Mã (thờ thần núi); lăng tiến sĩ thờ Hoàn giáp Nguyễn Phục; miếu thờ thần biển Đại Càn Thánh nƣơng. Đa số các bãi biển dọc theo chân núi Sơn Trà đều có miếu thờ cá Ông (cá voi) do ngƣ dân trong vùng xây dựng.
- Các đình làng cổ nhƣ: Đình làng Mân Quang, Nam Thọ (phƣờng Thọ Quang); Đình làng Mỹ Khê, Phƣớc Trƣờng (phƣờng Phƣớc Mỹ); Đình làng Tân Thái, Cổ Mân (phƣờng Mân Thái); Đình làng An Hải (phƣờng An Hải Tây); Đình làng Nại Hiên Đông (phƣờng Nại Hiên Đông).
- Hai ngọn hải đăng, một ngọn nằm trên mỏm núi phía Tây, nhằm phát tín hiệu cho tàu bè lui tới vùng vịnh và hải cảng quốc tế Tiên Sa; một ngọn hải đăng nằm trên mỏm núi phía Đông, nhằm phát tín hiệu cho tàu viễn dƣơng và tàu đến vùng biển Đà Nẵng. Tại trên các đỉnh núi Sơn Trà có đài khí tƣợng, dân địa phƣơng thƣờng quen gọi là đỉnh bồ, đài Ra-đa và đài phát sóng truyền hình.
- Dọc theo triền núi phía Tây bán đảo Sơn Trà thành Hóa Hiệu, đồn Nhì, đồn Ba, đài chỉ huy và đài quan sát đƣợc xây dựng từ thời nhà Nguyễn, đời vua Minh Mạng cho đến đời vua Tự Đức nhằm bảo vệ vững chắc cho vịnh Hàn (Vũng Trà Sơn) và nội thị Đà Nẵng.
viên Biển Đông, Cảng Tiên Sa…
* àng nghề tru ền thống:
- Nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản - Nghề làm mắm, làm mực khô, cá khô.
Tuy nhiên, do quá trình di dời, giải tỏa, chỉnh trang đô thị của thành phố nên các làng nghề không còn đƣợc nhƣ trƣớc mà chỉ còn lại một số hộ thực hiện các hoạt động kinh tế.
* hội, sự kiện:
- Lễ hội Đình làng An Hải - Lễ hội Cầu ngƣ
- Lễ hội Nghinh ông
- Cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế - Chƣơng trình Điểm hẹn mùa hè
Các địa điểm kể trên đã xuất hiện từ lâu đời, trải qua thời gian đã trở thành nét cổ kính nơi đây và nay một số địa điểm trở thành nơi thu hút du khách đến tham quan. Tuy nhiên, các đền thờ, miếu mạo và các lễ hội, các làng nghề truyền thống chƣa thực sự thu hút đối với du khách. Một số công trình kiến trúc vì ý thức của ngƣời dân cũng nhƣ là du khách đã bị hƣ hại.
Những năm gần đây sự kiện cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế đã trở thành sự kiện điểm nhấn thu hút khách du lịch của thành phố. Nhận thấy những lợi ích to lớn mà sự kiện mang lại, chính quyền thành phố đã quyết định kéo dài thời gian tổ chức sự kiện, từ 2 ngày thành 2 tháng, từ tổ chức 2 năm 1 lần thành tổ chức thƣờng niên. Quyết định này đã tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, địa điểm chính diễn ra sự kiện.