Các xu hƣớng phát triển du lịch

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 80 - 82)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1. Các xu hƣớng phát triển du lịch

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO), ngành kinh tế du lịch ra đời muộn, nhƣng lại phát triển với tốc độ rất nhanh. Hiện nay, nhiều nƣớc lấy du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn, tạo đà phát triển cho nhiều ngành khác, thu nhập từ du lịch và các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch chiếm từ 60-70% tổng sản phẩm quốc nội và nhận định: Dù tƣơng lai nền kinh tế nhiều nƣớc vẫn đang vô định, ngƣời dân vẫn luôn dành ƣu tiên cho du lịch so với các khoản chi khác, chính vì vậy ngành du lịch thế giới vẫn phát triển vững chắc. Sự phát triển của du lịch thế giới hiện nay đang diễn ra theo các xu hƣớng sau đây:

- Du lịch thế giới đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế - xã hội phổ biến. Điều này là do các nguyên nhân chủ yếu sau: (1) Đời sống ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện. Ở các nƣớc phát triển du lịch trở thành tiêu chuẩn để đánh giá mức sống và chất lƣợng cuộc sống của các tầng lớp dân cƣ trong xã hội; (2) Mạng lƣới và phƣơng tiện giao thông ngày càng đƣợc hoàn thiện, nhất là phƣơng tiện hàng không, các phƣơng tiện giao thông ngày càng hiện đại và tiện lợi; (3) Xu hƣớng hòa bình thế giới ngày càng đƣợc củng cố, sự liên kết, hợp tác song phƣơng, đa phƣơng giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng mở rộng; (4) Sự đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến các thủ tục thị thực, hải quan... đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch thực hiện các chuyến du lịch của mình; (5) Môi trƣờng ngày càng bị ô nhiễm nên

nhu cầu về nghỉ ngơi tĩnh dƣỡng ở những nơi gần gũi với thiên nhiên ngày càng cao.

- Sự thay đổi về hƣớng và về luồng khách du lịch quốc tế: Nếu nhƣ trƣớc đây, hƣớng vận động của khách du lịch chủ yếu tập trung vào vùng biển Địa Trung Hải, Biển Đen, HaWaii, vùng Caribe, châu Âu... thì hiện nay hƣớng vận động của khách du lịch là ở khắp nơi trên toàn cầu, chuyển dịch sang các vùng mới nhƣ vùng Châu Á Thái Bình Dƣơng. Trong báo cáo năm 2005 “Triển vọng du lịch toàn cầu 2020”, Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc dự báo ngành du lịch Châu Á - Thái Bình Dƣơng sẽ tăng trƣởng nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng trƣởng trung bình 6,5% hàng năm trong 15 năm tới (tốc độ tăng trƣởng trung bình hàng năm của ngành du lịch thế giới trong thời gian này là 4,1%). Khu vực Đông Nam Á, một số nƣớc có tốc độ tăng trƣởng về lƣợng khách du lịch quốc tế lớn nhất thế giới nhƣ Thái lan, Brunây, Singapore, Malaysia, Indonesia,…

- Sự thay đổi trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch. Trƣớc đây tỷ trọng chi tiêu của khách du lịch cho các dịch vụ cơ bản (ăn, ở, vận chuyển) thƣờng chiếm tỷ trọng lớn, hiện nay tỷ trọng chi tiêu của khách cho các dịch vụ bổ sung (mua sắm hàng hoá, đồ lƣu niệm, tham quan, giải trí,...) tăng lên. Vì vậy cần nắm vững xu hƣớng này để đƣa ra các chính sách phát triển các sản phẩm du lịch cũng nhƣ phát triển hoạt động kinh doanh du lịch cho đúng hƣớng.

- Sự thay đổi trong hình thức tổ chức chuyến đi của khách du lịch. Khách du lịch mua các sản phẩm du lịch trọn gói có xu hƣớng ngày càng giảm vì họ có thể tự do trong chuyến đi, tự quyết định những vấn đề về ăn, ngủ, thời gian lƣu trú và tiết kiệm các khoản tiền dịch vụ khác cho các tổ chức lữ hành. Các nhà kinh doanh du lịch cần nắm vững xu hƣớng này để có các chính sách đúng đắn cho phát triển và hoàn thiện các sản phẩm du lịch và tăng cƣờng hoạt động nghiên cứu và dự đoán thị trƣờng.

- Sự hình thành các nhóm khách theo độ tuổi: Nhóm khách du lịch là học sinh sinh viên, nhóm khách du lịch là những ngƣời đang ở độ tuổi lao động tích cực và nhóm khách du lịch là những ngƣời cao tuổi. Trong đó nhóm 1 và nhóm 3 thƣờng quan tâm đến giá cả nhiều hơn.

- Việc lựa chọn các loại hình du lịch của khách du lịch quốc tế cũng thay đổi. Hiện nay, khách du lịch có xu hƣớng lựa chọn các loại hình nhƣ: (1) Du lịch bằng máy bay tƣ nhân, bằng thuyền buồm. Đối với những du khách khá giả, các chuyến bay thƣơng mại đang trở thành quá khứ, bởi họ quan tâm tới tiện nghi riêng hơn là giá cả chuyến bay. Những du khách giàu có thích thuê những chiếc thuyền buồm bởi tính sang trọng và khả năng có thể thay đổi lộ trình theo ý muốn của mình; (2) Du lịch gia đình với việc đi nghỉ chung của các thế hệ khác nhau trong một gia đình; (3) Du lịch không mang theo con cái; (4) Du lịch cùng với đoàn tùy tùng (những chuyến du lịch mang theo bảo mẫu, gia sƣ, đầu bếp... của các nhân vật nổi tiếng); (5) Du lịch lều trại, du lịch sinh thái.

- Sự gia tăng các điểm đến du lịch trong một chuyến đi du lịch: Khách du lịch ngày càng thích đi những chuyến du lịch đến nhiều nƣớc, thăm nhiều điểm du lịch trong chuyến đi du lịch của mình. Các quốc gia phát triển du lịch và các nhà kinh doanh du lịch cần chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng phục vụ các khách du lịch hiện có và khách tiềm năng, kết hợp các tuyến du lịch phù hợp, hấp dẫn để thu hút khách.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)