ĐÁNH GIÁ CHUNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 75)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG

2.4.1. Thành công

Quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Sơn Trà nói riêng đã đạt đƣợc một số kết quả nhất định.

- Chủ trƣơng, chính sách phát triển du lịch đã đƣợc công khai rộng rãi và đƣợc đông đảo bà con nhân dân đồng tình, ủng hộ. Đồng thời, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành đoàn thể trong định hƣớng phát triển du lịch. Công tác thực hiện chính quyền điện tử và mô hình một cửa điện tử bƣớc đầu mang lại hiệu quả tích cực. Cùng với các ngành của thành phố tiếp tục tập trung đầu tƣ, nâng cấp hạ tầng du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế

tiếp tục đầu tƣ phát triển hạ tầng du lịch.

- Công tác hoạch định, quy hoạch và xây dựng kế hoạch phát triển du lịch có sự đổi mới cả về nội dung, phƣơng pháp và tổ chức thực hiện công khai, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh sát với thị trƣờng và phù hợp với định hƣớng phát triển chung của địa phƣơng. Đã có chính sách hỗ trợ cho nhân dân tham gia hoạt động kinh doanh du lịch.

- Công tác tuyền truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức hƣớng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nƣớc trong lĩnh vực du lịch đƣợc chú trọng. Nhận thức của các cấp, các ngành và ngƣời dân về du lịch và phát triển một ngành du lịch nhƣ một ngành kinh tế mũi nhọn ngày càng đầy đủ. Các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch chủ động trong việc tiếp cận các văn bản, chính sách liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch.

- Bộ máy quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn từng bƣớc đƣợc sắp xếp lại, công tác quản lý các khu du lịch, điểm du lịch đã có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng.

- Công tác đảm bảo môi trƣờng du lịch lành mạnh, các hoạt động kiểm tra, xử lý về kinh doanh du lịch đƣợc tăng cƣờng với sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Tình trạng chặt chém, chèo kéo, đu bám để ăn xin, bán hàng rong và nhiều dịch vụ “ăn theo” du lịch khác gây khó chịu cho du khách đã đƣợc hạn chế.

2.4.2. Hạn chế

Hoạt động quản lý nhà nƣớc về kinh doanh du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà ngày càng hoàn thiện và đã đạt đƣợc một số thành công nhƣng cũng không tránh khỏi hạn chế.

- Cơ chế, chính sách, pháp luật chung liên quan đến phát triển kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng có mặt chậm sửa đổi, chƣa đồng bộ, thiếu nhất quán và thiếu thông thoáng; việc ban hành các văn bản hƣớng dẫn

thực hiện Luật Du lịch còn chậm, chƣa kịp thời, gây khó khăn cho hoạt động quản lý nhà nƣớc về du lịch ở các địa phƣơng. Chƣa có cơ chế phối hợp giữa Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng.

- Sau khi chia tách Sở Du lịch từ Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch thì vẫn chƣa có cơ chế cụ thể nên Phòng Văn hóa – Thông tin quận gặp phải một số vƣớng mắt trong quá trình thực hiện công tác chuyên môn và đặc biệt là liên quan đến lĩnh vực du lịch.

- Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ du lịch chƣa đa dạng, phong phú. Chƣa có chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tƣ vào các hoạt động dịch vụ bổ sung nhằm níu chân du khách lƣu trú dài ngày, kích thích chi tiêu của du khách nhƣ mua sắm, vui chơi giải trí. Chƣa có cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút đầu tƣ các sản phẩm du lịch đƣờng sông.

- Đội ngũ cán bộ phục vụ cho công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch còn mỏng, trình độ về chuyên ngành du lịch còn hạn chế, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ, kinh nghiệm chủ yếu từ thực tiễn công tác.

- Các hình thức tuyên truyền, cổ động trực quan còn ít, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển du lịch. Nội dung, phƣơng thức và phƣơng pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật du lịch cho cộng đồng dân cƣ trên địa bàn còn nghèo nàn, đơn điệu và chƣa phù hợp với điều kiện thực tế.

- Công tác thanh kiểm tra chƣa đƣợc thƣờng xuyên, chủ yếu là theo pha, đợt, tập trung vào các thời điểm lễ hội pháo hoa quốc tế và mùa hè.

- Vấn đề suy thoái môi trƣờng nhƣ ô nhiễm không khí, nguồn nƣớc, và bảo vệ đa dạng sinh học đang gây bức xúc trong nhân dân, tuy nhiên chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, việc lấy ý kiến chuyên gia và cộng đồng cƣ dân địa phƣơng còn mang tính hình thức, chƣa sâu rộng.

đƣợc quy định cụ thể, chƣa đƣợc kiểm soát, kiểm tra chặt chẽ. Nhiều cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ: núi bị phá để san lấp mặt bằng, chặt phá cây rừng, chất thải do quá trình xây dựng,...

- Đã có cơ chế, chính sách đầu tƣ tôn tạo các địa điểm, di tích, lăng, miếu trên địa bàn quận, tuy nhiên chƣa có chính sách xây dựng sản phẩm du lịch đặc sắc từ những tài nguyên du lịch nhân văn trên địa bàn.

2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao. Quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực du lịch liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Sự tăng trƣởng du lịch gia tăng sức ép lên môi trƣờng sống, tài nguyên thiên nhiên, tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ…

- Mức sống trong dân cƣ phần đông còn thấp. Ý thức pháp luật chƣa nghiêm và các vấn đề văn hóa - xã hội khác nhƣ lối mòn tƣ duy, ứng xử; vấn nạn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm… Một bộ phận du khách, nhất là khách nội địa còn thiếu hiểu biết, thiếu ý thức trong việc tôn trọng, bảo vệ tài nguyên, di tích lịch sử, có nhiều đối tƣợng chủ đích lợi dụng du lịch để thực hiện mục đích khác.

- Trình độ, năng lực của nhiều cán bộ còn hạn chế, chƣa theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ; hiệu lực, hiệu quả quản lý của một số cơ quan chức năng chƣa cao, có lúc có nơi còn bị buông lỏng do một lúc phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Thiếu các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực du lịch dành cho đội ngũ cán bộ, công chức.

- Nguồn kinh phí dành cho hoạt động tuyên truyền cổ động còn ít và dàn trải.

- Một số doanh nghiệp, cơ sở và ngƣời tham gia hoạt động kinh doanh du lịch chạy theo lợi ích trƣớc mắt, làm ăn chộp giật, gây khó chịu, phản cảm

cho du khách. Vai trò và năng lực của hội nghề nghiệp chƣa đƣợc phát huy đúng mức.

- Nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát còn mang tính chất hình thức, mới thấy phần nổi chứ chƣa thực sự phát hiện và xử lý phần chìm của “tảng băng”.

Nhƣ vậy, đã có nhiều tiến bộ trong công tác quản lý du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, từ những vấn đề mang tính vĩ mô nhƣ định hƣớng, quy hoạch và thực hiện quy hoạch, cơ chế và chính sách thu hút vốn, đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại, quản lý ổn định thị trƣờng, cơ sở và doanh nghiệp kinh doanh,… Nhờ đó đã đạt nhiều kết quả khả quan, số lƣợng khách du lịch tăng hàng năm, chất lƣợng hoạt động du lịch đƣợc nâng lên một bƣớc, đồng thời tạo môi trƣờng thuận lợi cho các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch có bƣớc phát triển mạnh mẽ, góp phần vào phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những vấn đề hạn chế, bất cập trong công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn nhƣ định hƣớng phát triển sản phẩm chƣa tốt, hiệu quả đầu tƣ chƣa cao, năng lực tổ chức bộ máy, phát triển du lịch chƣa tƣơng xứng với tiềm năng, lợi thế.

Thực trạng đó đòi hỏi cần có những giải pháp khắc phục hiệu quả hơn nữa nhằm loại bỏ những xung lực đang cản trở ngành du lịch vƣơn lên tƣơng xứng với tiềm năng và tầm vóc của nó.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Các xu hƣớng phát triển du lịch

Theo Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO), ngành kinh tế du lịch ra đời muộn, nhƣng lại phát triển với tốc độ rất nhanh. Hiện nay, nhiều nƣớc lấy du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn, tạo đà phát triển cho nhiều ngành khác, thu nhập từ du lịch và các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch chiếm từ 60-70% tổng sản phẩm quốc nội và nhận định: Dù tƣơng lai nền kinh tế nhiều nƣớc vẫn đang vô định, ngƣời dân vẫn luôn dành ƣu tiên cho du lịch so với các khoản chi khác, chính vì vậy ngành du lịch thế giới vẫn phát triển vững chắc. Sự phát triển của du lịch thế giới hiện nay đang diễn ra theo các xu hƣớng sau đây:

- Du lịch thế giới đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế - xã hội phổ biến. Điều này là do các nguyên nhân chủ yếu sau: (1) Đời sống ngƣời dân ngày càng đƣợc cải thiện. Ở các nƣớc phát triển du lịch trở thành tiêu chuẩn để đánh giá mức sống và chất lƣợng cuộc sống của các tầng lớp dân cƣ trong xã hội; (2) Mạng lƣới và phƣơng tiện giao thông ngày càng đƣợc hoàn thiện, nhất là phƣơng tiện hàng không, các phƣơng tiện giao thông ngày càng hiện đại và tiện lợi; (3) Xu hƣớng hòa bình thế giới ngày càng đƣợc củng cố, sự liên kết, hợp tác song phƣơng, đa phƣơng giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng mở rộng; (4) Sự đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến các thủ tục thị thực, hải quan... đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch thực hiện các chuyến du lịch của mình; (5) Môi trƣờng ngày càng bị ô nhiễm nên

nhu cầu về nghỉ ngơi tĩnh dƣỡng ở những nơi gần gũi với thiên nhiên ngày càng cao.

- Sự thay đổi về hƣớng và về luồng khách du lịch quốc tế: Nếu nhƣ trƣớc đây, hƣớng vận động của khách du lịch chủ yếu tập trung vào vùng biển Địa Trung Hải, Biển Đen, HaWaii, vùng Caribe, châu Âu... thì hiện nay hƣớng vận động của khách du lịch là ở khắp nơi trên toàn cầu, chuyển dịch sang các vùng mới nhƣ vùng Châu Á Thái Bình Dƣơng. Trong báo cáo năm 2005 “Triển vọng du lịch toàn cầu 2020”, Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc dự báo ngành du lịch Châu Á - Thái Bình Dƣơng sẽ tăng trƣởng nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng trƣởng trung bình 6,5% hàng năm trong 15 năm tới (tốc độ tăng trƣởng trung bình hàng năm của ngành du lịch thế giới trong thời gian này là 4,1%). Khu vực Đông Nam Á, một số nƣớc có tốc độ tăng trƣởng về lƣợng khách du lịch quốc tế lớn nhất thế giới nhƣ Thái lan, Brunây, Singapore, Malaysia, Indonesia,…

- Sự thay đổi trong cơ cấu chi tiêu của khách du lịch. Trƣớc đây tỷ trọng chi tiêu của khách du lịch cho các dịch vụ cơ bản (ăn, ở, vận chuyển) thƣờng chiếm tỷ trọng lớn, hiện nay tỷ trọng chi tiêu của khách cho các dịch vụ bổ sung (mua sắm hàng hoá, đồ lƣu niệm, tham quan, giải trí,...) tăng lên. Vì vậy cần nắm vững xu hƣớng này để đƣa ra các chính sách phát triển các sản phẩm du lịch cũng nhƣ phát triển hoạt động kinh doanh du lịch cho đúng hƣớng.

- Sự thay đổi trong hình thức tổ chức chuyến đi của khách du lịch. Khách du lịch mua các sản phẩm du lịch trọn gói có xu hƣớng ngày càng giảm vì họ có thể tự do trong chuyến đi, tự quyết định những vấn đề về ăn, ngủ, thời gian lƣu trú và tiết kiệm các khoản tiền dịch vụ khác cho các tổ chức lữ hành. Các nhà kinh doanh du lịch cần nắm vững xu hƣớng này để có các chính sách đúng đắn cho phát triển và hoàn thiện các sản phẩm du lịch và tăng cƣờng hoạt động nghiên cứu và dự đoán thị trƣờng.

- Sự hình thành các nhóm khách theo độ tuổi: Nhóm khách du lịch là học sinh sinh viên, nhóm khách du lịch là những ngƣời đang ở độ tuổi lao động tích cực và nhóm khách du lịch là những ngƣời cao tuổi. Trong đó nhóm 1 và nhóm 3 thƣờng quan tâm đến giá cả nhiều hơn.

- Việc lựa chọn các loại hình du lịch của khách du lịch quốc tế cũng thay đổi. Hiện nay, khách du lịch có xu hƣớng lựa chọn các loại hình nhƣ: (1) Du lịch bằng máy bay tƣ nhân, bằng thuyền buồm. Đối với những du khách khá giả, các chuyến bay thƣơng mại đang trở thành quá khứ, bởi họ quan tâm tới tiện nghi riêng hơn là giá cả chuyến bay. Những du khách giàu có thích thuê những chiếc thuyền buồm bởi tính sang trọng và khả năng có thể thay đổi lộ trình theo ý muốn của mình; (2) Du lịch gia đình với việc đi nghỉ chung của các thế hệ khác nhau trong một gia đình; (3) Du lịch không mang theo con cái; (4) Du lịch cùng với đoàn tùy tùng (những chuyến du lịch mang theo bảo mẫu, gia sƣ, đầu bếp... của các nhân vật nổi tiếng); (5) Du lịch lều trại, du lịch sinh thái.

- Sự gia tăng các điểm đến du lịch trong một chuyến đi du lịch: Khách du lịch ngày càng thích đi những chuyến du lịch đến nhiều nƣớc, thăm nhiều điểm du lịch trong chuyến đi du lịch của mình. Các quốc gia phát triển du lịch và các nhà kinh doanh du lịch cần chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng phục vụ các khách du lịch hiện có và khách tiềm năng, kết hợp các tuyến du lịch phù hợp, hấp dẫn để thu hút khách.

3.1.2. Định hƣớng phát triển du lịchcủa quận Sơn Trà

Ngày 23/12/2016, Ban Thƣờng vụ Thành ủy đã làm việc với Ban Thƣờng vụ Quận ủy Sơn Trà về tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 03- KL/TU ngày 10-7-2006 của Ban Thƣờng vụ Thành ủy về tình hình và phƣơng hƣớng xây dựng, phát triển quận Sơn Trà. Ban Thƣờng vụ Thành ủy đã thống nhất kết luận: Phát triển kinh tế gắn với đảm bảo quốc phòng - an ninh; phát

triển du lịch, dịch vụ phải đảm bảo hài hòa với phát triển kinh tế biển và bảo vệ môi trƣờng. Theo đó, tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Phối hợp rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận, trong đó đặc biệt quan tâm đến quy hoạch chi tiết ngành du lịch.

- Tiếp tục tập trung khai thác mọi nguồn lực để đẩy mạnh đầu tƣ phát triển dịch vụ trở thành ngành kinh tế chủ lực của quận, trong đó du lịch là ngành mũi nhọn. Phối hợp với các ngành chức năng của thành phố nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm du lịch chất lƣợng cao, kết hợp các loại hình du lịch biển, sinh thái, thể thao bãi biển, du lịch văn hóa, tâm linh, lễ hội, ẩm thực…

- Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tƣ, phát triển hệ thống thƣơng mại, các trung tâm mua sắm hiện đại; nâng cấp các chợ trên địa bàn quận đảm bảo tiêu chí chợ văn minh thƣơng mại; hình thành các tuyến phố chuyên doanh, phố ẩm thực hải sản, chợ đêm, chợ đầu mối hải sản… Khuyến khích và tạo điều kiện hình thành các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch.

2. Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng của thành phố trong công

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)