Thực trạng cơ sở kinh doanh nhà hàng, quán ăn phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 54 - 59)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Thực trạng cơ sở kinh doanh nhà hàng, quán ăn phục vụ du lịch

Lƣu trú và ăn uống là 2 loại hình dịch vụ cơ bản của ngành dịch vụ du lịch tại bất cứ đâu. Do đó, bên cạnh cơ sở vật chất nhóm ngành dịch vụ lƣu

60.1 1.7 37.4 Năm 2016 Khách sạn Nhà khách

trú, còn phải kể đến cơ sở vật chất nhóm ngành dịch vụ ăn uống cũng tăng dần qua các năm.

Bảng 2.6. Số cơ sở dịch vụ ăn uống đạt chuẩn phục vụ du lịch năm 2016

(ĐVT : cơ sở)

Nhà hàng Cơ sở ăn uống

Đà Nẵng 169 479 Sơn Trà 31 22 Hải Châu 86 48 Thanh Khê 28 69 Liên Chiểu 4 73 Cẩm Lệ 3 199 Hòa Vang 10 44 Ngũ Hành Sơn 7 24

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng : www.danang.gov.vn)

Qua bảng 2.6 thấy đƣợc, trong tổng số các nhà hàng và cơ sở ăn uống đạt chuẩn, tại Sơn Trà, nhà hàng chiếm 18,34% và cơ sở ăn uống chiếm 4,6% so với các cơ sở đạt chuẩn trên toàn thành phố. Số các nhà hàng đạt chuẩn tại Sơn Trà chỉ thấp hơn tại Hải Châu, tuy nhiên số cơ sở ăn uống đạt chuẩn lại thấp nhất trong tất cả các quận, huyện của thành phố. Điều này cho thấy, các cơ sở dịch vụ ăn uống trên địa bàn quận tuy nhiều nhƣng vẫn còn chƣa đƣợc đầu tƣ, chất lƣợng chƣa cao, kinh doanh rời rạc, thiếu đồng bộ.

2.2.3. Thực trạng cơ sở kinh doanh dịch vụ mua sắm, phục vụ du lịch

Về dịch vụ mua sắm, trong tổng số 21 cơ sở đạt chuẩn phục vụ du lịch trên địa bàn thành phố năm 2016 thì Sơn Trà chỉ có 3 cơ sở. Điều này cho thấy dịch vụ mua sắm tại đây chƣa đƣợc đầu tƣ, quan tâm nhiều, phần lớn chỉ là các chợ địa phƣơng, buôn bán tự phát, nhỏ lẻ, không đạt chuẩn phục vụ du lịch. Tháng 6/2015 trung tâm thƣơng mại Vincom Ngô Quyền chính thức mở

cửa, lần đầu mang đến khách hàng Đà Nẵng mô hình mua sắm- vui chơi- giải trí “tất cả trong một”, hứa hẹn là điểm đến hiện đại, xứng tầm của thành phố đƣợc mệnh danh “đáng sống nhất Việt Nam”, đây cũng là 1 trong 5 trung tâm thƣơng mại đạt chuẩn phục vụ du lịch tại thành phố.

Hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí chƣa có nhiều doanh nghiệp chọn để phát triển kinh doanh, vì đây là ngành đòi hỏi tốc độ thay đổi, hiện đại hóa nhanh, ngoài ra còn phụ thuộc vào nguồn khách mà doanh nghiệp hƣớng đến. Sự chênh lệch này cũng dẫn đến tỷ trọng cao của doanh thu hoạt động kinh doanh lƣu trú trong tổng doanh thu du lịch.

2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch

Những năm vừa qua, ngành du lịch thành phố phát triển mạnh mẽ cả về số lƣợng, quy mô lẫn chất lƣợng. Sơn Trà đƣợc định hƣớng phát triển là quận du lịch mũi nhọn của thành phố, dựa trên cơ sở phát triển du lịch thành phố giai đoạn vừa qua, Sơn Trà cũng có những bƣớc tiến mạnh mẽ trong du lịch, đồng thời cũng bộc lộ những thành công, hạn chế nhất định trong công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh du lịch.

Lƣợng khách du lịch đến với quận Sơn Trà tăng lên đáng kể, bao gồm cả khách nội địa và khách quốc tế, thể hiện ở bảng 2.7. Trong giai đoạn 2012- 2016, ngành du lịch quận tiếp tục tăng trƣởng, khách du lịch đã vƣợt ngƣỡng 500.000 lƣợt khách. Thị phần khách nội địa rất lớn gần 90%. Mặc dù khách quốc tế chiếm tỷ trọng rất nhỏ đối với số khách lƣu trú nhƣng với tốc độ tăng trƣởng lƣợt khách cho thấy đây là thị trƣờng tiềm năng cần đẩy mạnh khai thác, quảng bá hình ảnh của quận Sơn Trà nói riêng và Đà Nẵng nói chung.

Bảng 2.7. Lƣợng khách lƣu trú tại quận Sơn Trà (ĐVT: ượt khách) CHỈ TIÊU 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng lƣợt khách 260.279 366.204 398.266 471.630 528.225 Khách quốc tế 39.349 52.152 52.095 60.692 68.661 Khách nội địa 220.930 314.052 346.171 410.938 459.564

(Nguồn : Chi cục thống kê Sơn Trà)

Mặc dù số lƣợng khách du lịch đều tăng qua các năm, nhƣng lƣợng khách đến tham quan, thƣởng ngoạn, nghỉ ngơi tắm biển tập trung cao điểm trong quý I và quý II hằng năm, một phần do sức hút lan tỏa của Cuộc thi trình diễn pháo hoa, chƣơng trình Điểm hẹn mùa hè.

Để phục vụ số lƣợng khách du lịch đến Sơn Trà ngày càng tăng, cùng với chính sách khuyến khích kinh doanh dịch vụ - du lịch, thời gian qua, số các đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn quận tăng mạnh và chiếm tỷ lệ lớn trong số các doanh nghiệp kinh doanh trên địa bàn quận, thể hiện ở bảng 2.8. Từ bảng 2.8, nhận thấy rằng có hơn 1000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, du lịch đến năm 2016. Qua đó có thể thấy sự phát triển quy mô ngành dịch vụ, du lịch ngày càng lớn, đặc biệt, số doanh nghiệp hoạt động dịch vụ - du lịch chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số doanh nghiệp trên địa bàn quận, chiếm 69,73% vào năm 2016. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh du lịch phần lớn xuất phát từ các dịch vụ cơ bản nhƣ lƣu trú, ăn uống, vận tải.

Bảng 2.8. Số doanh nghiệp trên địa bàn quận chia theo ngành kinh tế Năm 2012 2013 2014 2015 2016 ĐVT DN % DN % DN % DN % DN % Tổng 1042 100 1156 100 1299 100 1.531 100 1.787 100 Nông nghiệp 2 0,19 3 0,26 5 0,38 5 0,32 7 0,39 Công nghiệp 307 29,46 354 30,63 387 29,79 495 32,33 534 29,88 Dịch vụ 733 70,35 799 69,12 907 69,82 1.031 67,35 1.253 69,73

(Nguồn: Chi cục thống kê quận Sơn Trà)

Bảng 2.9. Doanh thu từ các hoạt động kinh doanh du lịch

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

Doanh thu từ dịch vụ lƣu

trú và ăn uống (triệu đồng) 928 1.135 1.655 1.932 2.691

Doanh thu từ dịch vụ vận

tải (triệu đồng) 289 347 924 965 1.131

Doanh thu từ dịch vụ vui

chơi, giải trí (triệu đồng) 68 100 23 36 43

(Nguồn: Niên giám thống kê quận Sơn Trà)

Hoạt động kinh doanh du lịch phát triển trong những năm qua đã nâng cao thu nhập của lao động trong ngành nói riêng và cộng đồng địa phƣơng nói chung, góp phần vào sự phát triển chung toàn quận.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)