6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.4. Yếu tố pháp luật
Nƣớc ta luôn ƣu tiên phát triển du lịch, do đó, để xây dựng đƣợc hành lang pháp lý thuận lợi cho quá trình phát triển du lịch Quốc hội đã thƣờng xuyên sửa chữa, bổ sung để hoàn thiện cơ chế pháp lý du lịch. Luật Du lịch năm 2005 đƣợc ban hành thay cho pháp lệnh du lịch năm 1999. Và mới đây nhất, vào năm 2017, Quốc hội đã thông qua Luật Du lịch với nhiều cơ chế đƣợc đổi mới, nhiều quy định cụ thể rõ ràng, tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh du lịch và đặc biệt là thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch. Đồng thời, Luật Doanh nghiệp 2005 đƣợc ban hành cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị tham gia đầu tƣ phát triển kinh tế nói chung và đầu tƣ tại Sơn Trà, Đà Nẵng nói riêng.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXI cũng đã nhấn mạnh phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là du lịch, thƣơng mại là một trong ba khâu đột phá về phát triển kinh tế - xã hội nhiệm kỳ 2015-2020. Chủ trƣơng chú trọng phát triển du lịch đƣợc duy trì ổn định từ Đại hội lần thứ XIX của Đảng bộ thành phố, nhiệm kỳ 2005-2010.
Theo công bố của Bộ Nội vụ về danh sách xếp hạng cải cách hành chính nhằm đánh giá mức độ cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng thì chỉ số cải cách hành chính PAR INDEX năm 2016 của thành phố Đà Nẵng đạt 90,32%. Đây là lần thứ tƣ liên tiếp thành phố Đà Nẵng giữ vị trí này kể từ năm 2013. Điều này chứng minh rằng chính quyền thành phố cực kỳ quan tâm đến công tác cải cách hành chính trên địa bàn thành phố nói chung và quận Sơn Trà nói riêng
đã đạt đƣợc một số thành công nhất định. Đến năm 2015 quận Sơn Trà đã xây dựng mô hình một cửa hiện đại tại 7/7 phƣờng.
Tại trung tâm hành chính quận Sơn Trà, mô hình một cửa cũng đƣợc đầu tƣ cho hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, đảm bảo phục vụ cho nhân dân. Đội ngũ cán bộ phục vụ nhân dân một cách nhiệt tình, chu đáo, không để xảy ra trƣờng hợp trễ hẹn hồ sơ công dân.