6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.2. Công tác thực hiện kế hoạch, đề án phát triển hoạt động kinh
doanh du lịch
Trên cơ sở các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch đã đƣợc thông qua, thì chính quyền tăng cƣờng chỉ đạo cho các phòng ban chuyên môn, các phƣờng trực thuộc triển khai đồng bộ các chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch. Đồng thời, thƣờng xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện. Phát huy hơn nữa vai trò Ban Chỉ đạo phát triển du lịch.
Phân bổ kinh phí đầu tƣ, tu bổ các cơ sở hạ tầng cơ bản phục vụ hoạt động kinh doanh du lịch nhƣ: hệ thống điện, nƣớc, hệ thống các công trình công cộng, hệ thống chợ, v.v.. Có thể tổ chức phát triển cơ sở hạ tầng theo phƣơng châm Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm. Phát huy tối đa các nguồn vốn trong việc trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử, hỗ trợ cƣ dân địa phƣơng duy trì các lễ hội, làng nghề truyền thống.
Chỉ đạo các ban, ngành liên quan xây dựng kế hoạch triển khai các biện pháp tổ chức lực lƣợng để bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch, thực hiện chƣơng trình thành phố “4 an”, ngăn chăn, phòng ngừa các đối tƣợng lợi
dụng hoạt động du lịch để thực hiện hoạt động phạm tội hoặc xâm phạm chủ quyền quốc gia.
Tổ chức kêu gọi đầu tƣ, nhanh chóng xúc tiến triển khai dự án “Phố chợ đêm” và “Bảo tồn văn hóa miền biển”.
Tiếp tục phát huy những kế hoạch hành động nhằm cụ thể hóa Chƣơng trình “thành phố 4 an”, Chỉ thị 43 về “văn hóa văn minh đô thị”, Đề án “Xây dựng Đà Nẵng – thành phố môi trƣờng”, mô hình một cửa điện tử.
3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh du lịch lịch
Xây dựng, ban hành Quy chế phối hợp, phân công trách nhiệm giữa các cơ quan liên quan trong việc quản lý bán đảo Sơn Trà;
Kiến nghị Sở Du lịch sớm có quy chế làm việc, triển khai bảng mô tả công việc cho Phòng Văn hóa – Thông tin, đặc biệt là Trƣởng phòng Văn hóa – Thông tin quận, đảm bảo sự đồng bộ, hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn quận.
Đề xuất Sở Du lịch thành phố tổ chức các khóa đào tạo tập trung về các kiến thức du lịch từ 2-3 tháng cho cán bộ chuyên trách. Thực hiện chế độ bồi dƣỡng luân phiên. Cử cán bộ, những ngƣời trực tiếp tham mƣu xây dựng các chƣơng trình, kế hoạch về du lịch đi học tập kinh nghiệm tại các địa phƣơng, các quốc gia.
3.2.4. Công tác tuyên truyền, vận động, hƣớng dẫn, hỗ trợ nhân dân, du khách
Các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch hiện nay chỉ mới chú ý đến việc khai thác tài nguyên du lịch thu lợi trƣớc mắt, chƣa quan tâm đến vấn đề bảo vệ để phát triển bền vững. Do đó, cần phối hợp với Mặt trận và các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức của ngƣời dân, các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch, khuyến
khích mọi tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về du lịch, luật giao thông, các quy định về quản lý sử dụng vỉa hè, lề đƣờng.
Tổ chức các buổi tuyên truyền Luật Du lịch năm 2016, Bộ Quy tắc Ứng xử văn minh du lịch để định hƣớng, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, hình thành thói quen, thái độ, cách ứng xử thân thiện, văn minh, lịch sự cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch, cho ngƣời dân và cộng đồng địa phƣơng tại các khu, điểm du lịch. Các buổi tuyên truyền phải đƣợc tổ chức thƣờng xuyên, kịp thời, nhất là khi Luật Du lịch mới có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018 với một số điều thay đổi, bổ sung và đối tƣợng tập huấn không chỉ là các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch và còn cho các cán bộ, ngƣời trực tiếp hoạt động trong ngành du lịch.
Đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao nhận thức cho giới trẻ, sớm hình thành ý thức chấp hành pháp luật cho thế hệ trẻ. Thực hiện lồng ghép Chƣơng trình “Giáo dục du lịch” cho học sinh trong nhà trƣờng, đồng thời phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tăng cƣờng các hoạt động tuyên truyền pháp luật trong thanh thiếu niên.
Khuyến khích hình thành các hiệp hội, mạng lƣới nghề nghiệp nhằm tăng cƣờng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kinh doanh, giảm thiểu tối đa xung đột lợi ích và các mâu thuẫn khác. Phát triển mô hình nông dân giỏi, mô hình trồng rau an toàn nhằm cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho cƣ dân địa phƣơng và cho du khách.
Tăng cƣờng công tác tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, đài truyền thanh và các hình ảnh cổ động trực quan, nhất là các địa điểm tập trung đông ngƣời.
3.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch
Việc phát triển du lịch đang đặt ra ngày càng nhiều vấn đề không thể xem nhẹ, chẳng hạn, tình trạng gây tổn hại về môi trƣờng, tài nguyên du lịch thiên nhiên, thậm chí là xâm phạm cả vào các công trình lịch sử, văn hóa, kéo theo sự phát triển của một số tệ nạn xã hội hoặc tình trạng cố tình vi phạm pháp luật của một số tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch. Do đó, cần phải tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đồng bộ trên tất cả các mặt đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội.
Đổi mới phƣơng thức thanh tra, kiểm tra. Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra phải đƣợc nghiên cứu và thiết kế lại một cách hết sức khoa học để làm sao vừa đảm bảo đƣợc mục đích, yêu cầu thanh tra, kiểm tra, vừa có sự kết hợp, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để tiến hành gọn nhẹ, không trùng lặp chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định về tăng cƣờng quản lý công tác trật tự trị an, bảo vệ môi trƣờng tại các điểm tham quan du lịch, tình hình thực hiện quy chế bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn quận.
Đào tạo, lựa chọn một đội ngũ những ngƣời làm công tác thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng đƣợc yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra trong tình hình mới. Năng lực của ngƣời cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra không đơn giản chỉ dừng lại ở kiến thức chuyên môn mà đòi hỏi phải có một sự hiểu biết toàn diện về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và có quan điểm đúng đắn khi tiến hành thanh tra, kiểm tra để có thể đánh giá nhanh chóng, chính xác, khách quan bản chất của vấn đề đƣợc thanh tra, kiểm tra, tránh sự khô cứng, máy móc.
Tiếp tục thực hiện các kế hoạch thực hiện văn minh thƣơng mại, bình ổn giá vào các mùa cao điểm không để xảy ra tình trạng chặt chém khách, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lƣợng phục vụ, niêm yết giá bán công khai, thƣờng xuyên tổ chức các đợt kiểm tra bất thƣờng, đột xuất.
Tăng cƣờng công tác giám sát đối với hoạt động tại bộ phận một cửa, tạo điều kiện cho các đơn vị, cá nhân thực hiện các thủ tục hành chính, không để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, phiền hà, hạch sách nhân dân. Đảm bảo xử lý và trả hồ sơ công dân đúng hạn.
Kiểm tra việc quản lý và sử dụng đất đai, quản lý rừng ở địa phƣơng, cũng nhƣ là giấy phép xây dựng, đảm bảo các công trình đƣợc thi công đúng quy định. Thắt chặt kiểm tra các quy định về xử lý nƣớc thải, rác, nhất là nƣớc thải, rác công nghiệp, đặc biệt là ở khu vực âu thuyền cảng cá Thọ Quang, các công ty thủy sản, không để tình trạng ô nhiễm kéo dài. Tập trung kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh ăn uống, các chợ, các xƣởng làm mắm, làm cá khô, mực khô.
Theo dõi tình hình và tiến độ triển khai các dự án đầu tƣ du lịch trên địa bàn, tháo gỡ các vƣớng mắc để đẩy nhanh tiến độ đầu tƣ theo đúng kế hoạch. Đề nghị với UBND thành phố thu hồi đất tại các “dự án treo” quá lâu. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện nghiêm túc công tác đánh giá tác động đối với tài nguyên và môi trƣờng gồm cả môi trƣờng sinh thái tự nhiên và xã hội và đảm đối với các dự án, công trình đô thị.
3.2.6. Một số kiến nghị
Đề xuất, kiến nghị với Sở Du lịch xây dựng trung tâm tƣ vấn, hỗ trợ du khách tại khu vực gần biển, tạo điều kiện hỗ trợ tốt nhất, nhanh nhất cho du khách khi đến du lịch tại Đà Nẵng nói chung, quận Sơn Trà nói riêng.
Phối hợp với Ban quản lý Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng xây dựng lực lƣợng thanh niên xung kích hơn 100 ngƣời, chốt trực trên
các bãi biển, tuyến điểm du lịch làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự đô thị, giữ gìn vệ sinh môi trƣờng biển và lập biên bản xử phạt các hành vi vi phạm. Bố trí các lực lƣợng vũ trang hỗ trợ lực lƣợng thanh niên xung kích thực hiện nhiệm vụ. Phân bổ kinh phí và tăng cƣờng thu hút đầu tƣ phát triển các công trình phúc lợi xã hội nhƣ: công viên, cây xanh, đƣờng giao thông, điện chiếu sáng, khu vui chơi, thể thao, bãi đậu xe, công trình công cộng, các trƣờng học, cơ sở y tế, hạ tầng các khu kinh doanh tại các điểm du lịch…
Ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng, xây dựng trái phép trên khu vực bán đảo Sơn Trà; các hình thức đánh bắt thủy, hải sản có tính hủy diệt nguồn lợi thủy sản nhƣ bằng chất nổ, chất độc, xung điện; việc săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã trong danh mục cần bảo vệ.
Đề xuất UBND thành phố quy hoạch và thu hút nhà đầu tƣ vào dịch vụ đỗ xe khu vực đất trống đƣờng Trần Hƣng Đạo (gần Cầu Rồng) vừa giải quyết vấn đề đổ xe ôtô của cƣ dân địa phƣơng vừa giải quyết vấn đề đậu đổ xe, đón trả khách du lịch.
KẾT LUẬN
Từ một nhu cầu, hiện tƣợng xã hội, du lịch đã từng bƣớc trở thành một ngành kinh tế tổng hợp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Khi ngành du lịch ngày càng lớn mạnh thì nó cũng đòi hỏi phải ngày càng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nƣớc. Sau gần 30 năm đổi mới, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ hiện nay, đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc thông qua những chủ trƣơng, định hƣớng, chiến lƣợc đúng đắn, ngành du lịch và công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch đã đƣợc củng cố và có bƣớc phát triển mạnh mẽ. Quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch là nhân tố ảnh hƣởng quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch, có tác động không nhỏ vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa cũng nhƣ sự phát triển chung về kinh tế, xã hội quận.
Hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà những năm qua đã có nhiều kết quả đáng khích lệ, việc hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch góp phần quan trọng trong việc phát triển các hoạt động du lịch, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của quận. Qua thời gian thực hiện, tác giả xin đƣa ra một số kết luận đề tài nhƣ sau:
Một là: Sự phát triển của các hoạt động kinh doanh du lịch một mặt góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, mặt khác nó cũng có thể gây ra những tác động tiêu cực, những hậu quả không mong muốn nếu không đƣợc định hƣớng, quản lý tốt. Bởi vậy, quản lý nhà nƣớc có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động kinh doanh du lịch. Quản lý nhà nƣớc chính là nhân tố đảm bảo sự phát triển hoạt động kinh doanh du lịch một cách bền vững, lành mạnh.
Hai là: Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà đã có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy ngành du lịch phát triển mạnh mẽ theo cả chiều
rộng và chiều sâu, nhƣng không tránh khỏi những hạn chế, bất cập rất cần đƣợc tháo gỡ để ngành du lịch tiếp tục cất cánh. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc đôi lúc chƣa cao, công tác quản lý nhà nƣớc có lúc có nơi còn bị buông lỏng dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh du lịch. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của ngƣời dân về ý thức chấp hành pháp luật hiệu quả còn chƣa cao. Nhiều du khách và ngƣời dân dù vô tình hay cố ý vẫn có những hành vi làm xâm hại đến các giá trị, công trình văn hóa, tài nguyên du lịch…
Ba là: Để phát huy những kết quả đã đạt đƣợc, khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực trạng công tác quản lý nhà nƣớc về du lịch trên địa bàn quận, chính quyền quận Sơn Trà cần thực hiện các giải pháp đồng bộ. Tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động du lịch ở quận Sơn Trà hiện nay trong đó chú trọng tăng cƣờng công tác xây dựng các chiến lƣợc, cơ chế chính sách, quy hoạch phát triển du lịch; triển khai thực hiện các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc, thành phố, địa phƣơng; tích cực tuyên truyền các chiến lƣợc, kế hoạch phát triển du lịch của địa phƣơng, vận động nhân dân nâng cao ý thức chấp hành luật, hỗ trợ nhân dân tham gia hoạt động kinh doanh du lịch; tiến hành thanh tra, kiểm tra đồng bộ các cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch và việc chấp hành, tuân thủ pháp luật của cộng đồng cƣ dân địa phƣơng và du khách./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Trần Thị Mai An (chủ nhiệm đề tài) (2014), Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Đà Nẵng từ tài ngu ên văn hóa, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học, Đại học Đà Nẵng.
[2] Ban Thƣờng vụ Thành ủy Đà Nẵng (2017), Kết luận số 89-KL/TU ngày 19/01/2017 về xây dựng, phát triển quận Sơn Trà trở thành đô thị hiện đại, là trọng điểm du lịch, dịch vụ và kinh tế biển của thành phố, Đà Nẵng.
[3] Lê Bảo (2016), Quản lý nhà nước về kinh tế, Đại học Kinh tế, Đà Nẵng. [4] Bộ Chính trị (2017), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 về phát
triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, mục tiêu đến năm 2020, Hà Nội.
[5] Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch – Tổng cục Du lịch (2012), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. [6] Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2016), Quyết định số 2714/QĐ- BVHTTDL ngày 03/8/2016, Đề án Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Hà Nội.
[7] Chi cục thống kê Sơn Trà, Niên giám thống kê 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, Đà Nẵng.
[8] Chi cục thống kê Sơn Trà, Báo cáo tổng hợp thống kê 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, Đà Nẵng.
[9] Nguyễn Thị Doan (2015), Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội, Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. [10] Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Nghị quyết
[11] Đảng bộ quận Sơn Trà (2015), Nghị quyết Đại hội lần thứ V, nhiệm kỳ 2015-2020, Sơn Trà.
[12] Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (2015), Nghị quyết Đại hội lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2015-2020, Đà Nẵng.
[13] Nguyễn Văn Đính &Trần Thị Minh Hòa (2006), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Lao động, Hà Nội.
[14] Phan Huy Đƣờng (2015), Quản lý nhà nước về kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[15] Nguyễn Thị Thu Hà (2016), Phát triển du lịch trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng. [16] Trần Sơn Hải (2010), Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực
Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Luận án Tiến Sĩ kinh tế,