6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.3. Yếu tố kinh tế
a. Ph t triển inh t
Trên lĩnh vực kinh tế, xuất phát điểm của quận khi mới thành lập có nền kinh tế kém phát triển, chƣa khai thác hết tiềm năng sẵn có mà chủ yếu dựa vào nghề khai thác thủy sản và nông nghiệp. Tranh thủ sự quan tâm của thành phố về đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, quận chủ động thu hút các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Qua 20 năm xây dựng và phát triển, nền kinh tế quận đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc. Năm 1997, tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn đạt 938 tỷ đồng thì đến năm 2016 đạt 6.600 tỷ đồng, tăng gấp 7,03 lần, tốc độ tăng trƣởng kinh tế của quận giai đoạn 1997-2016 đạt tỷ lệ khá cao 9,9% [30]. Quá trình đô thị hóa nhanh đã tạo ra những thuận lợi cho kinh tế phát triển phù hợp với xu thế góp phần tăng mức sống vật chất và tinh thần cho nhân dân làm cho thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 1997 từ 8 triệu đồng/ngƣời thì đến năm 2016 ƣớc đạt 43,2 triệu đồng/ngƣời, tăng gấp 5,4 lần.[31]
Cùng với tăng trƣởng kinh tế, cơ cấu kinh tế quận chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, thể hiện trong bảng 2.4. Năm 2016, ngành dịch vụ, du lịch chiếm 60,08%, công nghiệp – xây dựng chiếm 34,19%, nông – lâm – ngƣ nghiệp chiếm 5,73%. Hoạt động kinh doanh dịch vụ từng bƣớc phát triển đa dạng theo hƣớng đi vào khai thác lợi thế du lịch, nghỉ dƣỡng của quận. Mặc dù thuỷ sản vốn là ngành kinh tế quan trọng của quận nhƣng công suất tàu thuyền còn thấp, nuôi trồng thuỷ sản hiện không còn do quá trình chỉnh trang đô thị trên diện rộng.
Bảng 2.4. Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành kinh tế
Năm Tổng số Nông, lâm, ngƣ nghiệp Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ Tỷ đồng Tỷ đồng % Tỷ đồng % Tỷ đồng % 2012 12.058 888 7,36 5.152 42,73 6.018 49,91 2013 15.472 891 5,76 7.149 46,21 7.432 48,04 2014 17.674 1.017 5,75 8.265 46,76 8.392 47,48 2015 19.540 1.356 6,94 8.283 42,39 9.901 50,67 2016 25.530 1.463 5,73 8.728 34,19 15.339 60,08
Hình 2.1. Cơ cấu giá trị sản xuất theo ngành kinh tế năm 2016
(Nguồn: Chi cục thống kê Sơn Trà)
b. Cơ sở vật chất kỹ thuật * Giao thông vận tải:
- Hệ thống cảng: Trên địa bàn quận đáng kể đến là Cảng Tiên Sa: Là điểm cuối trên hành lang kinh tế Đông - Tây, cũng là một trong ba cảng biển chính của cả nƣớc, có điều kiện tiếp đón nhiều dòng ngƣời từ khắp thế giới.
- Mạng lƣới giao thông:
+ Đƣờng bộ: Trong những năm qua, hệ thống giao thông đƣờng bộ trên địa bàn quận Sơn Trà đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp, hầu hết các trục giao thông quan trọng nhƣ: đƣờng Ngô Quyền - Yết Kiêu, đƣờng Võ Văn Kiệt, đƣờng Nguyễn Văn Thoại, đƣờng Nguyễn Công Trứ, đƣờng ven biển Hoàng Sa – Trƣờng Sa, đƣờng Trần Hƣng Đạo, đƣờng Phạm Văn Đồng đã đƣa vào khai thác có hiệu quả. Ngoài ra còn phát triển mạng lƣới giao thông trong các khu dân cƣ, tạo tiền đề cho việc ổn định đời sống của nhân dân và đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt giúp du khách di chuyển tham quan du lịch đƣợc thuận lợi, đồng thời thể hiện sự hiện đại của đô thị.
+ Đƣờng sông: Sông Hàn chảy qua địa phận quận, ngăn cách quận với
Cơ cấu giá trị sản xuất phân theo ngành kinh tế (%)
Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Công nghiệp - Xây dựng
Dịch vụ
5,73
34,19 60,08
khu trung tâm thành phố. Sông Hàn đóng vai trò vận tải thuỷ chủ yếu từ cửa sông đến cầu Nguyễn Văn Trỗi cho các tàu có trọng tải dƣới 3.000 tấn. Hiện nay, tuyến du lịch đƣờng sông đang đƣợc đầu tƣ phát triển, tạo điều kiện thu hút du khách tham quan thƣởng ngoạn sông Hàn.
* Hệ thống cấp thoát nước: Với số lƣợng cở sở kinh doanh lƣu trú và kinh doanh dịch vụ ăn uống tăng nhanh nhƣ hiện nay đã đặt ra một số vấn đề nhất là cung cấp nƣớc ngọt và xử lý chất thải.
+ Hệ thống cấp nƣớc: Mạng lƣới đƣờng ống chuyển dẫn của công ty cấp nƣớc gần nhƣ phủ đều trên 7 phƣờng trong quận. Tuy nhiên, tình trạng thiếu nƣớc vào mùa hè, đặc biệt là các dịp lễ hội, khi lƣợng khách đổ về Đà Nẵng rất đông đã xuất hiện. Chính quyền quận đã đề nghị UBND thành phố phê chuẩn phƣơng án sử dụng nguồn nƣớc ở Hồ Xanh nhằm khắc phục tình trạng thiếu nƣớc. Đến nay hệ thống chuyển dẫn nhƣ áp lực, lƣu lƣợng nƣớc trên mạng lƣới đƣờng ống đƣợc đảm bảo và duy trì tƣơng đối tốt, không có trƣờng hợp nƣớc yếu hoặc không có nƣớc. Chất lƣợng nƣớc đảm bảo tiêu chuẩn quy định.
+ Hệ thống thoát nƣớc: đề án “Xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trƣờng” của UBND thành phố Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2020 đã đầu tƣ vào các hạng mục nhà máy xử lý nƣớc thải, chú trọng phát triển du lịch sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, hƣớng đến phát triển du lịch bền vững, xây dựng thƣơng hiệu hình ảnh cho du lịch thành phố. Đến nay trên địa bàn quận đã đầu tƣ xây dựng một số hệ thống thoát nƣớc chính theo các trục lộ giao thông, góp phần giải quyết thoát nƣớc trong các khu dân cƣ trên địa bàn. Đƣợc sự đầu tƣ của thành phố, tổ chức Jaica-Nhật Bản đã nâng công suất xử lý nƣớc thải của nhà máy xử lý nƣớc thải Sơn Trà từ 25.000m3/ngày đêm lên 80.000m3/ngày đêm. Đầu tƣ mới 10 máy bơm, có công suất từ 40 lít/giây đến 100 lít/giây, cùng hệ thống cơ khí, với kinh phí hơn tỷ đồng, lắp đặt tại 5
trạm bơm tại Mỹ Khê, An Đồn, Mân Thái.
* Hệ thống cấp điện:
Mạng lƣới điện phục vụ sinh hoạt và đời sống nằm trong mạng lƣới điện của thành phố cơ bản đáp ứng 100% số hộ có điện, với phụ tải điện hiện nay đáp ứng đủ công suất tiêu thụ.
* Mạng lưới bưu chính, vi n thông:
Mạng lƣới bƣu chính, viễn thông trên địa bàn cơ bản đã đáp ứng đƣợc nhu cầu của phần lớn dân cƣ. Trên địa bàn quận hiện có bƣu điện Đà Nẵng 3 là một đơn vị trực thuộc của Tổng công ty Bƣu chính Việt Nam chiếm thị phần lớn về cung cấp các dịch vụ bƣu chính, phát hành báo chí.
Về viễn thông, thì mạng điện thoại đƣợc phủ sóng mạnh mẽ, rộng rãi của các nhà mạng nhƣ VNPT, Viettel, EVN telecom, đáp ứng nhu cầu của nhân dân cũng nhƣ là du khách. Đặc biệt trên địa bàn thành phố còn đƣợc trang bị hệ thống wifi thành phố miễn phí, góp phần tăng khả năng tiếp cận các điểm tham quan, du lịch, dịch vụ và tăng sự hài lòng của ngƣời dân và du khách khi đến với thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Sơn Trà nói riêng.
* Hệ thống các cơ sở tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể thao
Hệ thống các cơ sở y tế, giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể thao trong những năm qua đƣợc đầu tƣ nâng cấp và nâng cao năng lực hoạt động, góp phần tạo môi trƣờng thuận lợi và hỗ trợ cho việc phát triển du lịch.
Ngoài ra, năm 2016, UBND thành phố vừa phê duyệt sơ đồ vị trí bến đỗ du thuyền và cầu tàu du lịch dọc hai bên bờ sông Hàn do Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng lập. Theo đó sẽ có 8 vị trí, phía bờ Đông sông Hàn gồm có: Bến du thuyền tại khu vực dự án Bất động sản và du thuyền Đà Nẵng, thuộc phƣờng Nại Hiên Đông; bến du thuyền tại khu vực dự án Olalani Riverside Towers, thuộc phƣờng Nại Hiên Đông; cầu tàu nhỏ tại khu vực đối diện khách sạn Riverside; cầu tàu du lịch tại khu vực Khu dịch vụ du lịch ven sông
Hàn, thuộc phƣờng An Hải Tây.
Tóm lại, tình hình kết cấu hạ tầng quận Sơn Trà ngày càng đƣợc đầu tƣ, nâng cấp, công tác chỉnh trang đô thị đƣợc chú trọng, tạo điều kiện phát triển du lịch, thu hút và để lại ấn tƣợng tốt đẹp trong lòng du khách.