Tuyên truyền, vận động, hƣớng dẫn, hỗ trợ nhân dân, du khách

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 35 - 42)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.4. Tuyên truyền, vận động, hƣớng dẫn, hỗ trợ nhân dân, du khách

khách

Cho đến nay, không ít ngƣời, thậm chí ngay cả các cán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho rằng du lịch là một ngành kinh tế. Do đó, mục tiêu đƣợc quan tâm hàng đầu là mang lại hiệu quả kinh tế. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc tận dụng triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh. Trong khi đó, du lịch còn là một hiện tƣợng xã hội, nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức khỏe cộng đồng, giáo dục lòng yêu nƣớc, tính đoàn kết,… Chính vì vậy, toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tƣ cho du lịch phát triển nhƣ đối với một lĩnh vực văn hóa khác. Thay đổi nhận thức của cƣ dân địa phƣơng và du khách về nhận thức, thái độ đối với các tài nguyên du lịch, cũng nhƣ là hình thành lối ứng xử lịch thiệp, văn minh góp phần bảo đảm môi trƣờng du lịch an ninh, an toàn, lành mạnh, văn minh, phát huy truyền thống mến khách của dân tộc cũng là một trong các nội dung của công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh du lịch của

chính quyền cấp quận (huyện).

Để làm đƣợc điều đó, chính quyền cấp quận (huyện) phải tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về du lịch cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, giúp họ nhận thức đúng đắn, từ đó có hành động đúng trong hoạt động thực tiễn; đảm bảo sự tuân thủ, thi hành chính sách, pháp luật về du lịch một cách nghiêm túc, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc về du lịch.

Công tác tuyên truyền vận động nhân dân và du khách có thể đƣợc thực hiện thông qua các phƣơng thức:

- Thông qua hệ thống phát thanh.

- Thông qua các cuộc Hội nghị tuyên truyền.

- Tuyên truyền cổ động trực quan tại các địa điểm tập trung đông dân cƣ, khách du lịch.

Bên cạnh đó, chính quyền quận (huyện) còn phải hƣớng dẫn, hỗ trợ nhân dân thực hiện các chủ trƣơng, đƣờng lối chính sách, chiến lƣợc, định hƣớng phát triển của địa phƣơng và tham gia các chƣơng trình phát triển du lịch bằng các biện pháp thiết thực nhƣ:

- Tổ chức hoặc phối hợp với các tổ chức khác mở các lớp hƣớng nghiệp, dạy nghề.

- Thực hiện các hoạt động khuyến nông – lâm – ngƣ nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Tổ chức hƣớng dẫn khai thác và phát triển các làng nghề truyền thống.

- Tƣ vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho nhân dân, giải quyết nhanh chóng các thủ tục có liên quan trong phạm vi thẩm quyền.

Tiêu chí đánh giá:

- Nội dung tuyên truyền cần đƣợc giải thích bằng ngôn ngữ đơn giản, thiết thực và gần gũi, đảm bảo hiệu quả cho công tác tuyên truyền, vận động

đảm bảo mục tiêu công dân hiểu và nắm đƣợc các quy định của pháp luật để giải quyết công việc, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

- Các hoạt động hỗ trợ ngƣời dân và du khách phải kịp thời và phù hợp với từng đối tƣợng cụ thể.

1.2.5. Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh du lịch

Hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm mục đích vừa thúc đẩy các doanh nghiệp kinh doanh trung thực, minh bạch, vừa giúp phát hiện những sai sót của doanh nghiệp để kịp thời xử lý, đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật. Và coi đây là nhiệm vụ thƣờng xuyên nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh du lịch, tránh tình trạng khai thác quá mức các tài nguyên du lịch, làm ô nhiễm môi trƣờng, làm mai một bản sắc văn hóa địa phƣơng...

Công tác thanh tra, kiểm tra cần phải đƣợc tổ chức, duy trì thƣờng xuyên, không chỉ đối với các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch mà còn đối với cộng đồng cƣ dân địa phƣơng.

Mặt khác, phải thiết lập các đƣờng dây nóng tiếp nhận ý kiến phản ánh, đóng góp của cƣ dân địa phƣơng, khách du lịch để có hƣớng xử lý phù hợp, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các bên liên quan.

Tiêu chí đánh giá:

- UBND quận (huyện) cần phối hợp với Sở Du lịch cũng nhƣ là các ban, ngành, đoàn thể để đảm bảo tính chính xác, minh bạch, đúng thẩm quyền.

- Tính hợp lý, kịp thời của các đợt thanh tra, kiểm tra.

- Tỷ lệ tái vi phạm, nếu tiếp tục vi phạm trở lại thì cần phải có biện pháp mạnh hơn để chấn chỉnh.

- Thái độ và hành vi của cán bộ thanh tra đối với cơ sở kinh doanh du lịch. Thái độ làm việc có lịch sự, văn minh, tận tình hƣớng dẫn giải pháp khắc

phục sau khi kiểm tra.

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH

1.3.1. Tài nguyên du lịch

Tài nguyên du lịch có thể chia làm 2 nhóm:

– Tài nguyên du lịch tự nhiên, bao gồm: địa hình, khí hậu, nguồn nƣớc, sinh vật.

– Tài nguyên du lịch nhân văn, bao gồm: di tích lịch sử văn hoá, kiến trúc, lễ hội, các đối tƣợng văn hoá thể thao và hoạt động nhận thức khác…

Là một hoạt động đặc trƣng, từ đó là cơ sở cho việc phát triển hoạt động kinh doanh du lịch và công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh du lịch.

Tài nguyên du lịch của từng vùng, miền tạo nên nét đặc sắc cho vùng đó, tài nguyên càng đa dạng thì càng thu hút khách du lịch. Cơ quan quản lý nhà nƣớc dựa vào tài nguyên du lịch làm cơ sở cho quy hoạch phát triển du lịch và các biện pháp chính sách để phát triển loại hình du lịch, hoạt động kinh doanh du lịch cũng nhƣ là hoạt động khai thác và bảo vệ tài nguyên du lịch. Chẳng hạn, ở địa phƣơng gần biển thì có thể quy hoạch phát triển du lịch theo hƣớng du lịch biển, nghỉ dƣỡng hoặc địa phƣơng có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử thì quy hoạch du lịch theo hƣớng tham quan. Vì vậy, quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh du lịch chịu nhiều ảnh hƣởng từ tài nguyên du lịch của địa phƣơng.

Tuy nhiên, tài nguyên du lịch nhất là tài nguyên tự nhiên có tính mùa vụ cao và rất dễ bị tổn thất do các yếu tố khách quan và chủ quan (tác động của mƣa, bão, lụt, độ ẩm không khí hoặc sự tàn phá của con ngƣời...). Do đó, việc khai thác các tài nguyên du lịch phải đảm bảo nguyên tắc giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế và bảo tồn các giá trị văn hoá và thiên nhiên;

nói cách khác, phải chú ý khai thác theo hƣớng phát triển bền vững.

1.3.2. Yếu tố chính trị, xã hội

Sự phát triển của xã hội làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu của con ngƣời thành hiện thực. Khi thu thập của ngƣời dân càng cao thì nhu cầu đi du lịch càng nhiều, cƣ dân là yếu tố quan trọng ảnh hƣớng đên tƣơng lai phát triển ngành du lịch. Cộng đồng dân cƣ có vai trò to lớn trong bảo tồn tài nguyên, môi trƣờng và văn hóa địa phƣơng; dân cƣ có trình độ văn hóa nhất định thì mới hiểu biết để bảo tồn và phát triển các giá trị du lịch, hạn chế các tệ nạn xã hội. Do đó cơ quan quản lý nhà nƣớc cần đƣa ra những giải pháp cụ thể nhƣ định hƣớng nghề nghiệp, đào tạo nghề, hỗ trợ vay vốn kinh doanh vừa tạo nguồn thu nhập cho ngƣời dân vừa đáp ứng các nhu cầu của du khách.

Chính trị là điều kiện đặc biệt quan trọng có tác dụng hoặc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển kinh tế nói chung và các hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng. Du lịch, bên cạnh việc nghỉ ngơi là cảm nhận những giá trị độc đáo, khác lạ. Điều này đòi hỏi sự giao lƣu, đi lại của du khách giữa các quốc gia, các vùng với nhau. Nền chính trị ổn định sẽ kích thích sự phát triển của du lịch quốc tế. Một sự bất ổn về chính trị, xung đột về sắc tộc, tôn giáo làm ảnh hƣởng tới việc phát triển du lịch, gây nên nỗi hoài nghi, tâm lý sợ hãi cho du khách. Bên cạnh đó, những cuộc nội chiến, những cuộc chiến tranh xâm lƣợc với nhiều loại trang thiết bị lợi hại làm hủy hoại tài nguyên du lịch, các công trình kiến trúc đặc sắc. Do đó, cần đảm bảo về mặt an ninh trật tự, môi trƣờng du lịch nhằm tạo ấn tƣợng tốt đẹp, bảo đảm an toàn với du khách.

Thiên tai cũng có tác động xấu đến sự phát triển du lịch. Thiên tai có thể gây ra thiệt hại về ngƣời, gây tâm lý lo sợ cho du khách, cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch bi huỷ hoại nặng nề. Bên cạnh đó là sự phát sinh và lây lan các loại dịch bệnh nhƣ tả lỵ, sốt rét, sốt xuất huyết.

1.3.3. Yếu tố kinh tế

Tình hình phát triển kinh tế của địa phƣơng là nhân tố quan trọng tác động tới sự phát triển của hoạt động kinh doanh du lịch và quản lý nhà nƣớc về hoạt động kinh doanh du lịch. Bởi lẽ du lịch tổng hòa nhiều hoạt động phức tạp, cần khối lƣợng lớn các loại hàng hóa cung ứng; do đó, sự phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, nông nghiệp, công nghiệp chế biến… có ảnh hƣởng trực tiếp đến sự phát triển ngành du lịch.

Tình hình phát triển kinh tế của địa phƣơng là nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của du lịch và quản lý du lịch. Khi ban hành một chính sách ƣu đãi về du lịch sẽ xét đến vấn đề về kinh tế của địa phƣơng để đƣa ra chính sách phù hợp. Ví dụ: Một địa phƣơng có nền kinh tế phát triển thấp thì khi ban hành chính sách ƣu đãi về du lịch sẽ phải đƣa ra một số ƣu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ tào tạo nhân lực...; Còn đối với địa phƣơng có kinh tế phát triển mạnh thì chính sách ƣu đãi về du lịch sẽ hƣớng đến chất lƣợng du lịch.

Nền kinh tế phát triển sẽ kéo theo cơ sở hạ tầng du lịch phát triển, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tƣ về du lịch sẵn sàng đầu tƣ phát triển hoạt động kinh doanh du lịch ở địa phƣơng. Đặc biệt hạ tầng giao thông tác động vào du lịch từ ba góc độ: sự phát triển của mạng lƣới giao thông, phƣơng tiện vận chuyển và việc điều hành giao thông. Cả ba yếu tố này, trong mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động sâu sắc đến sự hình thành và phát triển của cầu du lịch.

1.3.4. Yếu tố pháp luật

Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lƣợng là điều kiện đầu tiên đảm bảo môi trƣờng kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp buộc các doanh nghiệp phải kinh doanh chân chính, có trách nhiệm. Tuy nhiên nếu hệ thống pháp luật không hoàn thiện cũng sẽ có ảnh hƣởng không nhỏ tới môi trƣờng kinh doanh gây khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp. Để tận dụng đƣợc cơ hội, giảm thiểu nguy cơ các doanh nghiệp phải nắm bắt cho đƣợc những quan điểm, những quy định, ƣu tiên những chƣơng trình chi tiêu của chính phủ và cũng phải thiết lập một quan hệ tốt đẹp, thậm chí có thể thực hiện sự vận động hành lang khi cần thiết nhằm tạo ra một môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Văn bản thi hành và văn bản hƣớng dẫn cụ thể, không có sự chồng chéo tạo sự hiệu quả cao trong việc thực hiện chính sách đƣa ra.

Ngoài ra, du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mang nội dung văn hóa sâu sắc, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao; đồng thời lại chịu tác động sâu sắc của xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa nên các hoạt động xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật của nhà nƣớc cần phải có sự phối hợp liên ngành đồng bộ và chứa đựng các nhân tố đa phƣơng phục vụ cho hội nhập quốc tế.

Sự nhanh – gọn trong thủ tục hành chính, thúc đẩy nhanh hiệu quả hoạt động du lịch cho các đơn vị kinh doanh du lịch. Các thủ tục ra vào du lịch, đi lại, lƣu trú, tham quan, mua sắm thuận tiện, không phiền hà cũng là sự hấp dẫn du lịch. Nhiều nƣớc coi việc cải tiến thủ tục xuất nhập cảnh và thủ tục hải quan, chính sách thuế (liên quan trực tiếp đến du lịch là cơ chế hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch mua hàng mang ra khỏi đất nƣớc và chính sách thuế thu nhập) là khâu đột phá để phát triển du lịch.

Nhƣ vậy, có thể nói việc xây dựng đƣợc chiến lƣợc phát triển, đƣa ra những bƣớc đi đúng hƣớng sẽ tạo cho ngành du lịch có những bƣớc đột phá mới trong tiến trình hoạt động, ngƣợc lại, sẽ trở thành nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của ngành du lịch nói chung.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN

QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn quận sơn trà, thành phố đà nẵng (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)