Duy trì kiểm soát rủi ro trong cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh ngũ hành sơn (Trang 95 - 97)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.5. Duy trì kiểm soát rủi ro trong cho vay tiêu dùng

Nhằm đẩy mạnh việc tăng trƣởng tín dụng và đảm bảo an toàn tín dụng đối với cho vay tiêu dùng. Chi nhánh cần thực hiện đúng qui định hiện hành của NHCT, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hiện cấp tín dụng và chất lƣợng nợ.

+ Trƣớc khi cho vay: Cán bộ QHKH phải thu thập thông tin từ nhiều kênh khác nhau nhƣ phỏng vấn trực tiếp khách hàng, thông tin CIC, đồng nghiệp, hàng xóm, cơ quan công tác… , cán bộ phải có khả năng tƣ duy, có kinh nghiệm và am hiểu nghiệp vụ để có khả năng sàng lọc thông tin, thẩm định trên cơ sở có đầy đủ các thông tin, tài liệu chứng minh để nhận diện chính xác khách hàng từ đó đƣa ra quyết định. Thực hiện đúng các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định. Những món vay phải thực hiện bảo đảm bằng tài sản, ngân hàng cần quan tâm tới tài sản làm đảm bảo. Cần xác định đúng giá trị tài sản, đảm bảo đúng, đủ thủ tục theo quy định của pháp luật đồng thời tính đến sự mất giá tƣơng đối nếu khách hàng không trả đƣợc nợ ngân hàng phải bán tài sản để thu nợ

+ Trong quá trình cho vay: Chi nhánh cần thẩm định kỹ mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng với mục đích mà khách hàng đã cam kết với ngân hàng về nhu cầu tiêu dùng chính đáng của khách hàng hay không? Ngân hàng cần thẩm định kỹ nhu cầu nhận vốn vay và tính chân thực của các chứng từ chứng minh mục đích vay vốn của khách hàng cung cấp, yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm nhƣ bảo hiểm xe, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tín dụng … đối với những khoản vay mà Chi nhánh đánh giá là có tiềm ẩn rủi ro trƣớc khi cho khách hàng nhận nợ vay.

+ Sau khi cho vay: Thƣờng xuyên kiểm tra giám sát tình hình hoạt động của khách hàng : tình hình việc làm, tình hình gia đình, con cái, biến động tài sản bảo đảm … nhằm đánh giá khả năng trả nợ để nhận biết kịp thời khả năng tài chính của khách hàng trong từng giai đoạn để đƣa ra các ứng xử tín dụng kịp thời, phù hợp nhằm giảm thiểu rủi ro. Trong nhiều trƣờng hợp khách hàng có ý đồ chây ỳ không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, cố tình sử dụng vốn vay sai mục đích hay có hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt vốn của ngân hàng thì hoạt động giám sát thực hiện khoản vay là một biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn

rủi ro cho ngân hàng. Vì thế có thể nói hoạt động kiểm tra đôn đốc khách hàng chính là biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng hoạt động cho vay tiêu dùng, giúp chi nhánh ngăn chặn và tối thiểu hoá rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Bên cạnh đó, thực hiện chính sách quản lý khoản vay an toàn, hạn chế rủi ro nhƣ:

- Đối với những khoản vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo, CBTD nên đề nghị khách hàng mua bảo hiểm thiệt hại về tài sản trong suốt thời gian vay, ngƣời thụ hƣởng là NHCT – CN Ngũ Hành Sơn

+ Tài sản đảm bảo là nhà ở, đất ở: mua bảo hiểm hoả hoạn, chất nổ. + Tài sản đảm bảo là phƣơng tiện đi lại (xe ôtô, xe buýt,...): mua bảo hiểm về vật chất xe.

- Đối với những khoản vay tiêu dùng không có đảm bảo bằng tài sản đề nghị khách hàng mua bảo hiểm bảo an tín dụng tƣơng đƣơng với số tiền vay, và kỳ hạn vay.

Ngoài ra, cần nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ và chất lƣợng của hoạt động kiểm toán. Thực hiện kiểm tra trực tiếp kết hợp với giám sát từ xa để chủ động ngăn ngừa và phòng chống các tiêu cực phát sinh, xử lý nghiêm túc các cán bộ vi phạm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam, chi nhánh ngũ hành sơn (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)