8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về môi trường hoạt động của ngân hàng
a. Đối thủ cạnh tranh
Ngân hàng thương mại hoạt động trong môi trường có nhiều đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh là một động lực tốt để Ngân hàng ngày càng hoàn thiện, vì để ngày càng phát triển thì Ngân hàng luôn phải cố gắng không để mình tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh và phải nâng cao, tăng cường các hoạt động của mình vượt đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, khách hàng có sự lựa chọn của mình khi gửi tiền, sử dụng dịch vụ và vay tiền của Ngân hàng nào có lợi cho họ. Nếu như đối thủ cạnh tranh chiếm ưu thế hơn so với Ngân hàng thì sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn Ngân hàng, thậm chí khách hàng của Ngân hàng cũng chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Do đó để mở rộng hoạt động cho vay thì việc nghiên cứu tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để ngày càng chiếm ưu thế hơn là vô cùng quan trọng.
b. Môi trường kinh tế vĩ mô
Môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm các yếu tố cơ bản như: tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lãi suất và xu hướng lãi suất của nền kinh tế, chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, hệ thống thuế và mức thuế…Những yếu tố vĩ mô này trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của các TCTD nói chung và hoạt động CVTD nói riêng theo hướng thuận lợi hoặc ngược lại.
Sự ổn định kinh tế vĩ mô sẽ tạo cơ hội mở rộng cho vay tiêu dùng một cách hiệu quả. Đặc biệt là ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, lãi suất, tỷ giá, lạm phát sẽ làm yên tâm các tổ chức tài chính cho vay vốn, các đối tượng vay vốn có thêm việc làm, tăng thu nhập, giúp họ yên tâm về sự ổn định trong thu nhập cũng như tạo sự ổn định của chi phí vay.
c. Chính sách và định hướng cho vay tiêu dùng của Chính Phủ
Chính phủ có vai trò to lớn trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ và các chương trình chi tiêu của mình. Trong mối quan hệ với các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng chính phủ vừa đóng vai trò là người kiểm soát, khuyến khích, tài trợ, quy định, ngăn cấm, hạn chế vừa đóng vai trò là nhà cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp như cung cấp thông tin vĩ mô, các dịch vụ công cộng khác.
Quan điểm của Chính phủ về vai trò của tiêu dùng trong nước đối với phát triển và tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển hoạt động tín dụng tiêu dùng. Để tận dụng được cơ hội, giảm thiểu nguy cơ các Ngân hàng phải nắm bắt được những quan điểm, những quy định, ưu tiên những chương trình chi tiêu của chính phủ và cũng phải thiết lập một quan hệ tốt đẹp, thậm chí có thể thực hiện sự vận động hành lang khi cần thiết nhằm tạo ra một môi trường thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng.
d. Môi trường chính trị- pháp luật
Các chính sách chính trị - pháp luật ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như chính sách cạnh tranh, phá sản, sáp nhập, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng, các quy định về cho vay, bảo hiểm tiền gửi, dự phòng rủi ro tín dụng,... Ngoài ra, chính sách tiền tệ, chính sách tài chính, chính sách thuế, tỷ giá hối đoái, quản lý nợ công, các quy định về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu … của cơ quan quản lý có liên quan như Ngân hàng Trung ương, Bộ Tài chính đã ban hành cũng trực tiếp tác động vào các hoạt động của Ngân hàng nói chung và tài chính tiêu dùng nói riêng.
chính an toàn, ổn định, thúc đẩy các định chế tài chính nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ tài chính chất lượng cao cho dân cư, bảo vệ sự phát triển bền vững, quan hệ hợp tác bình đẳng giữa ngân hàng và khách hàng vì lợi ích của cả hai bên.
e. Môi trường văn hóa- xã hội
Các yếu tố môi trường là những vấn đề văn hóa xã hội và tương đối ít thay đổi lâu dài, ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của Ngân hàng là văn hóa tiêu dùng, thói quen sử dụng dịch vụ ngân hàng trong cuộc sống sống, thực hành tiết kiệm, đầu tư, ứng xử trong giao tiếp quan hệ, cuộc sống mong đợi, các cộng đồng tôn giáo, dân tộc, xu hướng lao động … các yếu tố môi trường xã hội cũng bao gồm yếu tố nhân khẩu học như cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính, thu nhập, mức sống, … Tỷ lệ tăng trưởng dân số, quy mô dân số, di động dân số giữa các vùng kinh tế, đô thị và nông thôn. Yếu tố nhân khẩu có tác động đáng kể về khoa học và chiến lược khoa học của các ngân hàng thương mại.
f. Môi trường công nghệ
Sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ thông tin trở thành một yếu tố trong việc bứt phá cạnh tranh của ngành ngân hàng. Các ngân hàng hiện nay có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều các thiết bị và công nghệ hiện đại để tăng năng suất, chất lượng và hiệu suất. Bên cạnh đó, các kỹ thuật cách mạng khoa học đã thúc đẩy sự phát triển của kỹ thuật ngân hàng và xu hướng liên kết thương mại đa mục đích chia sẻ hệ thống công nghệ. Đây là một nguy cơ yếu tố tiềm năng cho hệ thống ngân hàng, bởi vì nó làm giảm khả năng cạnh tranh của các ngân hàng vốn có thế mạnh cụ thể.
Theo xu hướng phát triển của thời đại thông tin số, các ngân hàng thường chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới quy trình nghiệp vụ, cách thức phân phối và đặc biệt là là phát triển các sản phẩm dịch vụ mới. Các sản phẩm bán lẻ ứng dụng nhiều kỹ thuật sẽ là xu hướng phát triển trong thời gian tới.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã nghiên cứu và trình bày một số vấn đề cơ sở lý luận chung về hoạt động CVTD và phân tích hoạt động CVTD, cụ thể gồm:
- Khái niệm, đặc điểm, phân loại CVTD
- Các nội dung, tiêu chí đánh giá và phương pháp phân tích hoạt động CVTD tại NHTM
- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động CVTD tại NHTM
Những nội dung trình bày trong Chương 1 là cơ sở để tác giá triển khai các nội dung phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động CVTD tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Đà Nẵng trong Chương 2 và đề xuất các giải pháp trong Chương 3.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI
NHÁNH ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2013 – 2015
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Đà Nẵng
Sacombank Chi nhánh Đà Nẵng chính thức thành lập vào ngày 28/07/2003 tại địa chỉ : 202 Hoàng Diệu, P. Nam Dương, Q. Hải châu, TP Đà Nẵng; với đội ngũ CBNV khởi đầu là 16 CBNV. Đến tháng 12/2008 Sacombank Đà Nẵng di dời trụ sở về số 130A –130 –132 Bạch Đằng, P. Hải Châu 1, Q. Hải châu, TP Đà Nẵng.
Sau hơn 10 hoạt động tại địa bàn, mạng lưới hoạt động tại Sacombank Chi nhánh Đà Nẵng bao gồm 1 Trụ sở chính và 7 PGD trực thuộc.
- Cẩm Lệ: 179 Ông Ích Đường, Q. Cẩm lệ - Chợ Cồn : 255 Ông Ích Khiêm
- Sacombank Liên Chiểu: 695 Tôn Đức Thắng - Sacombank Thanh Khê: 568 Điện Biên Phủ
- Sacombank Phan Châu Trinh: 349 Phan Châu Trinh - Sacombank Sơn Trà: 783 Ngô Quyền
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Sacombank Đà Nẵng
- Ban giám đốc: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc
-Dưới Ban Giám đốc, tại trụ sở Chi nhánh có 5 phòng. Ngoài ra hệ thống mạng lưới hoạt động có 7 phòng giao dịch trực thuộc.
Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức quản lý tại Sacombank Đà Nẵng
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Theo Quyết định số 119A/2013/QĐ–HĐQT ngày 30/08/2013 v/v ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín.
➢ Phòng dịch vụ khách hàng:
- Thực hiện công tác chào đón, tiếp nhận và xử lý các giao dịch tại quầy - Thực hiện công tác quản lý tài khoản, giao dịch với khách hàng, tạo số CIF,.. - Giải quyết, xử lý thắc mắc của khách hàngvề các sản phẩm của Chi nhánh
PHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC PHÒ NG DỊ C H VỤ K H ÁC H H ÀN G PHÒ NG H ÀN H CH ÍN H PHÒ NG K IỂM S O ÁT RỦ I R O PHÒ NG K Ể TO Á N - Q ŨY CÁ C P H Ò NG G IA O DỊ C H PHÒ NG K IN H DO AN H PHÓ GIÁM ĐỐC
➢ Phòng kinh doanh:
- Làm đầu mối cung cấp tất cả các sản phẩm của Ngân hàng cho khách hàng, triển khai các tác nghiệp.
- Thực hiện công tác tiếp thị để phát triển thị phần.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, hàng năm đồng thời theo dõi và đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch.
- Phòng kinh doanh bao gồm các bộ phận sau: + Bộ phận khách hàng doanh nghiệp
+ Bộ phận quan hệ khách hàng cá nhân + Bộ phận thanh toán quốc tế
+ Bộ phận kinh doanh vàng, ngoại tệ
➢ Phòng Kế toán – Ngân qũy:
- Hướng dẫn và hậu kiểm việc hạch toán kế toán đối với tất cả các đơn vị trực thuộc Chi nhánh.
- Đảm nhận công tác thanh toán của Chi nhánh đối với nội bộ ngân hàng và các ngân hàng khác.
- Tổng hợp kế hoạch kinh doanh tài chính toàn Chi nhánh.
- Quản lý chi phí điều hành, quản lý thanh khoản, quản lý kho quỹ.
➢ Phòng hành chính:
- Tiếp nhận, phân phối, phát hành và lưu trữ văn thư.
- Phối hợp với bộ phận quỹ chính để bảo quản và sử dụng khuôn dấu của Chi nhánh theo đúng quy định.
- Quản lý, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng toàn Chi nhánh, kiểm kê tài sản và cơ sở vật chất của Chi nhánh.
➢ Phòng kiểm soát rủi ro
- Kiểm soát các hồ sơ tín dụng đã được phê duyệt trước khi giải ngân. - Hoàn chỉnh hồ sơ, lập thủ tục giải ngân.
- Thanh lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng, quản lý danh mục dư nợ và tình hình thu hồi nợ.
- Hướng dẫn, hỗ trợ kiểm soát về mặt nghiệp vụ đối với tất cả các đơn vị trực thuộc.
- Tham mưu cho Ban Giám đốc về việc xây dựng hệ thống nhân sự và tổ chức quản lý tài sản của Chi nhánh
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Đà Nẵng giai đoạn 2013 – 2015
a. Tình hình huy động vốn
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của Sacombank Đà Nẵng giai đoạn 2013 – 2016 ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng nguồn vốn huy động của
Sacombank – CN Đà Nẵng 1.548.333 1.858.000 2.340.000 2.691.000
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Sacombank–Đà Nẵng giai đoạn 2013–2016)
Nhìn vào Bảng 2.1, có thể thấy rằng nguồn vốn huy động của Chi nhánh tăng lên qua các năm. Tổng nguồn vốn huy động của Sacombank – CN Đà Nẵng năm 2015 đạt 2.340.000 triệu đồng, tăng 482.000 triệu đồng so với năm 2014. Tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn huy động giai đoạn 2014-2015 đạt 25,94%, tăng 5,94% so với giai đoạn 2013-2014. Mặc dù lãi suất trong giai đoạn 2014-2015 giảm nhẹ so với giai đoạn 2013-2014, tuy nhiên vì người dân đã có một thời gian làm quen với xu hướng giảm liên tục của lãi suất đi cùng với lạm phát tăng thấp, không có dấu hiệu bùng phát như mấy năm về trước, việc người gửi tiền đón nhận thông tin hạ lãi suất một cách chủ động cùng với kỳ vọng về lạm phát ổn định đã khiến lãi suất tuy hạ nhưng tác động không quá lớn để nguồn vốn chảy ra khỏi ngân hàng.
Từ kết quả số liệu về huy động vốn của Chi nhánh cho thấy hoạt động huy động vốn có sự chuyển biến tích cực qua các năm, đặc biệt là nguồn vốn huy động từ cá nhân và và hộ gia đình, đây là những nguồn vốn tương đối ổn định về kỳ hạn. Mặc dù địa bàn kinh doanh của Chi nhánh tại Đà Nẵng chịu sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác trong khi mặt bằng lãi suất huy động của Sacombank Đà Nẵng chỉ ở mức trung bình so với thị trường nhưng với sự chỉ đạo sát sao và điều
hành linh hoạt từ phía ban lãnh đạo, nỗ lực toàn thể các bộ nhân viên trong công tác phát triển và chăm sóc khách hàng, Chi nhánh đã làm tốt công tác huy động vốn trong giai đoạn 2013-2015. Việc thực hiện tốt công tác huy động vốn sẽ giúp Chi nhánh chủ động trong công tác kinh doanh đồng thời góp phần điều hòa chung cho toàn hệ thống Sacombank.
b. Tình hình sử dụng vốn
Bảng 2.2. Tình hình cho vay của Sacombank Đà Nẵng giai đoạn 2013 – 2016
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Dư nợ bình quân 2.211.000 2.693.000 3.057.266 3.668.719
Nợ xấu 29.185 21.652 19.595 22.534
Tỉ lê nợ xấu/dư nợ 1,32% 0,80% 0,64% 0,61%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Sacombank–Đà Nẵng giai đoạn 2013–2016)
Qua số liệu ở bảng 2.2 cho thấy tổng dư nợ của Chi nhánh tăng lên qua các năm. Dư nợ bình quân năm 2014 đạt 2.693.000 tr đồng, tăng 482.000 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 21,80% so với năm 2013. Năm 2015, dư nợ bình quân tăng 364.266 triệu đồng, tương ứng với mức tăng 13,53% so với cùng kì năm 2014 và đạt giá trị 3.057.266 triệu đồng. Năm 2014 và 2015 lãi suất cho vay trên thị trường liên tục giảm và thấp hơn giai đoạn 2005-2006 là một trong những nguyên nhân làm nhu cầu tín dụng của khách hàng gia tăng. Để đạt được kết quả dư nợ như trên, bên cạnh việc đẩy mạnh cho vay đối với những khách hàng truyền thống, Chi nhánh không ngừng hoàn thiện, phát triển các chiến lược kinh doanh; mở rộng các mối quan hệ với các đối tác kinh doanh mới từ đó làm tăng quy mô, tăng số lượng khách hàng đến giao dịch.
Giá trị nợ xấu của Chi nhánh qua các năm 2013,2014, 2015 lần lượt là 29.185 triệu đồng, 21.652 triệu đồng và 19.595 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ 1,32%, 0,80% và 0,64% trên tổng dư nợ bình quân của năm tương ứng. Trong giai đoạn 2013-2015, Chi nhánh đã nỗ lực kiểm soát chặt chẽ công tác thu hồi nợ, công tác thẩm định tín dụng… nhờ vậy chất lượng các khoản nợ được đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu
trên tổng dư nợ giảm dần qua các năm trong khi dư nợ bình quân của Chi nhánh liên tục gia tăng qua các năm trong giai đoạn 2013-2015.
c. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Đà Nẵng giai đoạn 2013 – 2016 Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 1. Tổng thu nhập 180.044 198.505 234.133 262.229
– Thu lãi cho vay 75.927 82.760 94.926 109.165 – Thu lãi huy động 62.260 69.105 80.687 88.756 – Thu dịch vụ ngân hàng 34.167 39.725 48.128 52.941 – Thu hoạt động kinh doanh ngoại
hối 3.054 3.794 4.594 5.053 – Thu khác 4.636 3.121 5.798 6.088
2. Tổng chi phí 93.948 103.028 120.383 132.421
– Trả lãi tiền gửi 52.773 56.529 67.988 74.787 Trong đó: Trả lãi tiền vay 9.230 11.515 12.358 13.594 – Chi dịch vụ Ngân hàng 300 376 435 478,5 – Chi kinh doanh ngoại tệ 484 577 627 689,7 – Chi nộp thuế và phí, lệ phí 2.639 1.442 1.053 1.158 – Chi CBCNV 9.487 10.536 11.906 13.097 – Chi cho hoạt động quản lý và