8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI SACOMBANK
Tăng cường hỗ trợ Sacombank Đà Nẵng trong công tác đào tạo đội ngũ nhân viên nói chung và đội ngũ cán bộ CVTD nói riêng thông qua việc tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ CVTD, các sản phẩm CVTD.
Tiếp tục đổi mới công nghệ ngân hàng để mở rộng thêm nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại trên nền tảng công nghệ thông tin nhằm gia tăng tiện ích sử dụng dịch vụ CVTD của khách hàng. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin để tăng cường tính bảo mật, giảm thời gian tác nghiệp cho nhân viên tín dụng để họ có nhiều thời gian hơn dành cho công tác phát triển và chăm sóc khách hàng.
Thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu giữa Hội sở với các chi nhánh, giữa các chi nhánh khác nhau để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong công tác CVTD.
Nghiên cứu phát triển thêm nhiều sản phẩm mới phù hợp với đặc trưng của thị trường Đà Nẵng nhằm tạo ra danh mục sản phẩm đa dạng hơn cho Chi nhánh trong quá trình tiếp thị đến khách hàng mục tiêu.
Tăng cường hoạt động thanh tra kiểm soát nội bộ nhằm chấn chỉnh những sai sót, góp phần giúp chi nhánh phòng ngừa được rủi ro.
Xem xét tăng giới hạn phán quyết tín dụng CVTD đối với các cấp phê duyệt ở Chi nhánh
Đối với các khoản nợ trả trước hạn, giao cho Giám đốc chi nhánh chủ động xem xét việc áp dụng thu trả nợ trước hạn đối với từng nhóm khách hàng cụ thể nhằm nâng cao tính cạnh tranh với các ngân hàng khác.
Nâng tỷ lệ mức cho vay tối đa là 85% giá trị tài sản đảm bảo để Chi nhánh chủ động hơn trong việc cấp tín dụng đến khách hàng
Hoàn thiện quy trình, thủ tục cho vay theo hướng tinh gọn, giảm thiểu các thủ tục và giấy tờ không cần thiết nhằm rút ngắn thời gian giải ngân cho khách hàng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Hoạt động cho vay tiêu dùng là hoạt động mang lại lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng, tuy nhiên để việc cho vay đó đạt được những kết quả mong muốn thì ngân hàng hàng phải làm tốt các khâu trong cho vay cũng như có chính sách, giải pháp để hoàn thiện nó. Trên cơ sở phân tích tình hình CVTD tại Sacombank Đà Nẵng trong chương 2, chương 3 đã trình bày về định hướng và đề xuất những giải pháp để hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng trong thời gian tới tại Sacombank Đà Nẵng. Bên cạnh đó chương 3 luận văn cũng đề xuất những kiến nghị đối với Sacombank tạo tiền đề cho sự phát triển của hoạt động cho vay tiêu dùng trong thời gian tới để thuận tiện hơn cho việc thực hiện các giải pháp góp phần vào sự phát triển của Sacombank Đà Nẵng.
KẾT LUẬN
Hoạt động CVTD là vấn đề quan tâm của hầu hết các NHTM nói chung và Sacombank Đà Nẵng nói riêng. Hoạt động này rất đa dạng và phong phú, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân và có vai trò quan trọng trong việc kích cầu nhằm phát triển nền kinh tế. Trong những năm trở lại đây, CVTD trở thành một thị trường tiềm năng để các NHTM đa dạng hóa danh mục đầu tư, nâng cao lợi nhuận. Các NHTM đang dần dịch chuyển chiến lược kinh doanh theo hướng chú trọng vào tín dụng bán lẻ nhiều hơn và trong đó lĩnh vực CVTD là ưu tiên số một của hầu hết các ngân hàng, Sacombank Đà Nẵng cũng nằm trong xu thế đó. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã đạt được một số kết quả nhất định như sau:
Thứ nhất là hiểu rõ hơn về những vấn đề cơ bản của hoạt động CVTD, phân tích một cách có hệ thống cơ sở lý luận về hoạt động CVTD.
Thứ hai thông qua phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Sacombank Đà Nẵng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng tại Sacombank Đà Nẵng, nhận thấy được nhiều kết quả đạt được cũng như những hạn chế, vướng mắc trong hoạt động CVTD.
Thứ ba là trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động CVTD tại Sacombank Đà Nẵng trong thời gian đến.
Qua quá trình nghiên cứu thực tế, qua nghiên cứu lý luận và phân tích tình hình CVTD tại Chi nhánh cho thấy hoạt động CVTD tại Chi nhánh đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhưng những kết quả đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm lực và vị thế vốn có của Chi nhánh. Ngoài ra, hoạt động CVTD tại Sacombank Đà Nẵng vẫn tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục. Từ thực tiễn công tác cũng như qua nghiên cứu tài liệu, tác giả đã đưa ra đề xuất một số giải pháp để góp phần hoàn thiện mảng dịch vụ CVTD rất tiềm năng này tại Chi nhánh. Mặc dù đã cố gắng để nghiên cứu, tìm tòi nhưng do hạn chế về thời gian và trình độ nên bài luận văn chắc hẳn còn tồn tại một số thiếu sót, tác giả rất mong nhận được ý kiến
góp ý của Quý Thầy/Cô để tác giả hoàn thiện hơn bài luận văn.
Tác giả xin chân thành cám ơn sự hướng dẫn tận tình của TS. Đặng Tùng Lâm và Quý Thầy/Cô, các đồng nghiệp tại Sacombank Đà Nẵng đã hỗ trợ tác giả thực hiện luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Thị Việt Anh (2015), Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Quy Nhơn, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[2]. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Sacombank Đà Nẵng giai đoạn 2013–2015.
[3]. Trương Thị Thúy Hằng (2014), Phát triển dịch vụ cho vay tiêu dùng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Quảng Nam, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[4]. Nguyễn Đức Huy (2015), Cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng Chi nhánh Bình Định, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[5]. PGS.TS. Nguyễn Minh Kiều (2012), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Lao động.
[6]. Nguyễn Thị Thu Ngân (2014), Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh ĐăkLăk, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[7]. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2001), Quyết định 1627/2001/QĐ–NHNN “về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng”. [8]. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005), Quyết định 493/2005/QĐ–NHNN “về
việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng”. [9]. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2013), Thông tư 02/2013/TT–NHNN “về việc
Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”
[10].Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (2014), Quyết định 2696/2014/TB– KHCN “về việc ban hành gói vay mua đất ở, nhà ở, xây sửa chữa nhà”.
[11].Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (2015), Quyết định 2475/2015/TB– KHCN “về việc ban hành gói vay mua xe ô tô”.
[12].Quốc Hội (2010), Quyết định số 47/2010/QH12 “về việc ban hành luật các Tổ chức tín dụng”.
[13].Sổ tay tín dụng của Sacombank.
[14].Nguyễn Đỗ Phượng Vỹ (2015), Hoàn thiện hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – CN Bắc ĐăkLăk, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Đà Nẵng.
[15].Một số trang website – http://www.sbv.gov.vn
– http://www.sacombank.com.vn
– http://www.cucthongke.danang.gov.vn/ – http://vneconomy.vn