8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.5. Chú trọng hơn nữa công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay
tiêu dùng
mức thấp và có xu hướng giảm dần nhưng thực tế hoạt động quản trị rủi ro trong CVTD của Sacombank Đà Nẵng vẫn chưa thực sự bài bản, chưa có tính hệ thống và vẫn còn nặng nề về biểu hiện hình thức. Vì vậy để hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong CVTD thì Sacombank Đà Nẵng cần thực hiện theo một số hướng sau:
Chấn chỉnh công tác thẩm định CVTD của cán bộ tín dụng, đặc biệt là chú trọng trong khâu thẩm định tư cách người vay và độ tin cậy của thông tin. Chất lượng thẩm định tín dụng là yếu tố quyết định đến chất lượng món vay từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ rủi ro tín dụng; vì vậy ở bất cứ ngân hàng nào, bất cứ thời điểm nào thì công tác thẩm định cần phải được nghiêm túc thực hiện. Sacombank Đà Nẵng cần thực hiện một số giải pháp để nâng cao công tác thẩm định CVTD tại chi nhánh như:
+Tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng. Để thẩm định tín dụng hiệu quả đỏi hỏi Cán bộ tín dụng phải nắm vững nghiệp vụ, có kinh nghiệm; có sự am hiểu sâu sắc về nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì mới có thể đánh giá một cách chính xác khách hàng vay vốn. Vì vậy, Sacombank Đà Nẵng cần tổ chức các khóa huấn luyện nghiệp vụ thẩm định tín dụng CVTD định kỳ hàng tháng, quý cho cán bộ tín dụng ngân hàng nhằm bổ sung kiến thức, kinh nghiệm thực tế cho nhân viên, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng từ khâu thẩm định tại Chi nhánh.
+Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ khâu thẩm định, đảm bảo các khâu trong quy trình thẩm định tín dụng được tuân thủ theo quy chế hoạt động của Sacombank, theo quy định của Ngân hàng nhà nước và pháp luật liên quan.
Thực hiện giao chỉ tiêu dư nợ phù hợp cho từng Cán bộ tín dụng để tránh tình trạng vì áp lực chỉ tiêu lớn mà Cán bột tín dụng nới lỏng điều kiện cho vay dẫn đến rủi ro tín dụng. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên quy trình nghiệp vụ cấp tín dụng CVTD tại Chi nhánh để đảm bảo hoạt động cho vay tuân thủ đúng quy trình.
Đẩy mạnh công tác xử lý nợ đặc biệt là các khoản nợ xấu còn tồn đọng tại chi nhánh. Vận dụng các biện pháp quản lý tích cực, linh hoạt và kiên quyết trong thu hồi nợ, gắn trách nhiệm với quyền lợi của cán bộ tín dụng đối với công tác thu hồi nợ xấu. Xem xét đề xuất phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi một số khoản nợ xấu tồn
đọng tại chi nhánh để thu hồi nợ.