Nhận thức/ cảm nhận lợi ích cá nhân trong hợp tác

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mối quan hệ hợp tác của các bên liên quan trong hoạt động marketing điểm đến ở thành phố đà nẵng (Trang 43 - 45)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.5.2.Nhận thức/ cảm nhận lợi ích cá nhân trong hợp tác

Lợi ích trong mô hình định lƣợng này đề cập đến mức độ nhận thức lợi ích cá nhân đƣợc cảm nhận bởi các thành viên trong sự hợp tác du lịch, lợi ích thu đƣợc từ sự hợp tác đã đƣợc nhấn mạnh là lý do để tham gia một sự hợp tác. Hợp tác du lịch mang lại nhiều lợi ích cho các bên liên quan, chẳng hạn nhƣ trao đổi thông tin và khả năng để nhận biết ngƣời khác đang tham gia vào

ngành công nghiệp du lịch. Tuy nhiên, các cuộc thảo luận về lợi ích đã tập trung vào lợi ích chung. Đặc biệt, mô hình định lƣợng này đề xuất rằng lợi ích cá nhân cũng sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả của sự hợp tác, ngoài lợi ích nhận thức cho cộng đồng.

Nói chung, sự hợp tác có thể thúc đẩy năng suất cao hơn vì các thành viên sử dụng tài năng và kỹ năng của họ bằng cách cộng tác và không cạnh tranh với nhau. Lockhart-Wood (2000) chỉ ra rằng những ngƣời tham gia có thể chia sẻ thông tin cá nhân về một vấn đề trên cơ sở bình đẳng với nhau. Theo đó, để chia sẻ chi phí hoặc đảm bảo tiếp cận với nguồn lực hạn chế tạo động lực cho các bên liên quan phối hợp với nhau (Legler & Reischl, 2003). Tuy nhiên, theo lập luận của Schianetz, Kavanagh, và Lockington (2007) làm việc hợp tác trong quy hoạch du lịch là tốn thời gian và tốn kém. Do đó, các bên liên quan sẵn sàng đầu tƣ thời gian và nỗ lực của họ nếu họ cảm nhận đƣợc một số lợi ích từ sự tham gia của họ. Họ giải thích thêm rằng các bên liên quan đạt đƣợc nhiều hơn từ quá trình này có nhiều khả năng ở lại tham gia và chia sẻ ý kiến nhiều hơn nữa.

Tuy nhiên, bất kỳ sự mất cân bằng nào trong việc tiếp nhận các lợi ích có thể tạo ra mâu thuẫn giữa các bên liên quan trong quản lý điểm đến du lịch, đặc biệt là sự phức tạp về yêu cầu các bên liên quan (Robson, 1996). Cụ thể, khi mỗi bên liên quan nhằm mục đích tối đa hóa lợi ích cho mình thì những lợi ích của một số bên liên quan có thể xung đột với một số ngƣời khác (Buhalis, 2000). Ví dụ, Fyall và cộng sự (2003) chứng minh rằng các bên liên quan thƣờng tuân theo những lý tƣởng và mục tiêu riêng của họ để quảng bá điểm đến. Hơn nữa, Carey và cộng sự (1997) thêm rằng một số công ty lữ hành có thể không đặc biệt quan tâm đến sự phát triển lâu dài của một điểm đến du lịch mà sẽ tối ƣu hóa lợi ích cho tất cả các bên liên quan. Ngoài ra, Fyall và cộng sự (2003) lập luận rằng nó không phù hợp với các bên liên

quan để khai thác các điểm đến cho lợi ích cá nhân của họ, vì các điểm đến du lịch là một nguồn tài nguyên công cộng. Cuộc xung đột này có thể gây khó khăn trong việc cân bằng các nhu cầu của khách du lịch, ngƣời dân địa phƣơng và khu vực công và tƣ nhân trong khi du lịch đang đƣợc phát triển.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mối quan hệ hợp tác của các bên liên quan trong hoạt động marketing điểm đến ở thành phố đà nẵng (Trang 43 - 45)