Phụ thuộc lẫn nhau

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mối quan hệ hợp tác của các bên liên quan trong hoạt động marketing điểm đến ở thành phố đà nẵng (Trang 51 - 55)

6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

1.5.6.Phụ thuộc lẫn nhau

Kanter (1994) khẳng định rằng không có bên liên quan nào có thể thực hiện một mình những gì mà họ phải làm cùng nhau, phụ thuộc lẫn nhau là một vấn đề quan trọng cho sự hợp tác. Có rất ít nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự phụ thuộc lẫn nhau và hợp tác hiệu quả, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đã gợi ý rằng phụ thuộc lẫn nhau là rất quan trọng để phối hợp có hiệu quả giữa các bên liên quan, sự hợp tác thành công đƣợc dựa trên sự tƣơng hỗ lẫn nhau (Mizrahi, 1999). Ngoài ra, Mayer và cộng sự (1995) đồng ý rằng phụ thuộc lẫn nhau là bắt buộc để có hiệu quả quan hệ đối tác vì các bên liên quan phải dựa vào nhau theo nhiều cách khi

làm việc cùng nhau để đạt đƣợc mục tiêu chung. Tƣơng tự nhƣ vậy, Soler và Shauffer (1993, đƣợc trích dẫn trong Bronstein, 2003) khẳng định phụ thuộc lẫn nhau nhƣ một phần của nỗ lực trong nghiên cứu thăm dò hợp tác của họ. Cụ thể hơn, Walton (1996) lập luận rằng phụ thuộc lẫn nhau dẫn đến sự hài lòng hợp tác lớn hơn. Nghiên cứu của bà cho thấy rằng phụ thuộc lẫn nhau là một yếu tố dự báo quan trọng đối với sự hài lòng của đối tác trong bối cảnh của chuỗi cung ứng. Ngƣợc lại, Mohr và Spekman (1994) đề xuất rằng phụ thuộc lẫn nhau có thể là một yếu tố cho sự hợp tác thành công trong học tập; Tuy nhiên, họ không tìm thấy phụ thuộc lẫn nhau là một yếu tố quan trọng.

Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu chỉ ra rằng phụ thuộc lẫn nhau có thể là một yếu tố cho sự hợp tác hiệu quả. Ví dụ, Legler và Reischl (2003) giải thích rằng phụ thuộc lẫn nhau liên quan đến sự chia sẻ nguồn lực cần thiết, khi các nguồn tài nguyên khan hiếm, hoặc khi có vấn đề chung là quá lớn đối với bất kỳ một các bên liên quan nào khi họ giải quyết một cách độc lập, khi đó nhu cầu phụ thuộc lẫn nhau trở nên lớn hơn. Ngoài ra, các bên liên quan cần nhau nếu họ có tài sản và kỹ năng mà các bên liên quan khác không có (Kanter, 1994). Trong trƣờng hợp này, họ sẽ có nhiều khả năng tham gia và làm việc tích cực để đạt đƣợc mục tiêu chung (Legler & Reischl, 2003). Trong luận văn này, phụ thuộc lẫn nhau đƣợc định nghĩa nhƣ một nhu cầu nhận thức để giải quyết một vấn đề cộng đồng chung và đƣợc tham gia vào một mục đích chung nhƣ vậy.

Giả thuyết đƣợc phát triển xung quanh câu hỏi nghiên cứu thứ tƣ để kiểm tra xem vấn đề chính làm ảnh hƣởng đến sự hài lòng của các bên liên quan trong quá trình hợp tác (CMS). Năm giả thuyết nghiên cứu đƣợc đặt ra nhƣ sau,

H1 Cảm nhận về lợi ích cá nhân đạt đƣợc thông qua hợp tác sẽ có một ảnh hƣởng tích cực đối với CMS;

H2 Sự tin tƣởng giữa các thành viên sẽ có một ảnh hƣởng tích cực đối với CMS;

H3 Chất lƣợng truyền thông trong quá trình hợp tác sẽ có một ảnh hƣởng tích cực đối với CMS;

H4 Sự bình đẳng giữa các thành viên sẽ có ảnh hƣởng tích cực đối với CMS; và

H5 Sự phụ thuộc lẫn nhau của các thành viên sẽ có ảnh hƣởng tích cực đối với CMS.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong Chƣơng này tác giả đã trình bày khái quát những nội dung về điểm đến và marketing điểm đến.

Marketing điểm đến là một phạm vi phức tạp bao gồm các tổ chức Marketing điểm đến trong nhiều cấp độ khác nhau ; chúng có thể là các tổ chức tƣ nhân , các cơ quan khu vực công của chính quyền địa phƣơng cho đến các cơ quan ở cấp chính phủ, các đối tác khu vực công và tƣ cũng nhƣ những hiệp hội du lịch địa phƣơng, và hợp tác của các cơ quan Marketing điểm đến. Marketing điểm đến phải đáp ứng các bên liên quan của một điểm đến, bao gồm nhà cung cấp các sản phẩm và dịch vụ du lịch, các cơ quan tài trợ chính, chính phủ và cƣ dân của điểm đến..

Đồng thời, trong Chƣơng này tác giả cũng đã giới thiệu khái quát các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của các bên liên quan trong hợp tác marketing điểm đến ở các tài liệu nghiên cứu trƣớc đây. Từ những tài liệu này, tác giả sẽ lựa chọn các nhân tố để đƣa vào thiết kế giả thiết, xây dựng mô hình nghiên cứu mức độ hài lòng của các bên liên quan và sự ảnh hƣởng của các nhân tố đến mức độ hài lòng đó ở Chƣơng 2.

CHƢƠNG 2

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu mối quan hệ hợp tác của các bên liên quan trong hoạt động marketing điểm đến ở thành phố đà nẵng (Trang 51 - 55)