Nhóm nhân tố bên ngoài

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh đà nẵng (Trang 41 - 45)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài

Môi trƣờng tự nhiên, môi trƣờng kinh tế - xã hội, môi trƣờng pháp lý, yếu tố khách hàng và chính sách kinh tế của Chính phủ và địa phƣơng.

- Yếu tố khách hàng: Khách hàng là đối tƣợng trực tiếp quan hệ với ngân hàng trong quá trình hoạt động của ngân hàng, do đó cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến hoạt động cho vay của ngân hàng. Trƣớc khi thực hiện một khoản vay, ngân hàng cần điều tra tìm kiếm khách hàng, tìm hiểu nhu cầu vay vốn của khách hàng. Khách hàng phải có đủ điều kiện vay vốn phải thỏa mãn các điều kiện cần thiết về năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, về tƣ cách đạo đức, về mục đích sử dụng vốn vay, về khả năng tài chính, về phƣơng án đầu tƣ sản xuất kinh doanh… Tất cả những yếu tố đó ảnh hƣởng đến việc sử dụng vốn và quyết định đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng, từ đó ảnh hƣởng đến món vay mà ngân hàng thực hiện. Đồng thời, khách hàng cũng là một nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hình ảnh, uy tín của ngân hàng, việc quan hệ tốt với khách hàng sẽ duy trì lƣợng khách hàng truyền thống và mang lại cho ngân hàng ngày càng nhiều khách hàng mới hơn, gia tăng quy mô cho vay của ngân hàng.

- Môi trường kinh tế xã hội: Có ảnh hƣởng rất sâu sắc đến sự phát triển của ngành ngân hàng. Nền kinh tế tăng trƣởng ổn định, lạm phát thấp, sẽ tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động cho vay của ngân hàng nói riêng. Hoạt động sản xuất kinh doanh tiến hành tốt, có hiệu quả mang lại lợi nhuận cao, khách hàng hoàn trả gốc và lãi đúng hạn nên hoạt động cho vay của ngân hàng phát triển, hiệu quả tín dụng cao. Ngƣợc lại, trong thời kỳ suy thoái kinh tế, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu tƣ, tiêu dùng giảm sút, lạm phát cao, nhu cầu vay giảm,vốn vay đã thực hiện cũng khó có thể sử dụng có hiệu quả hoặc trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Hoạt động cho vay ngân hàng giảm sút về quy mô và chất lƣợng. Ngoài ra, những sự biến động về lãi suất thị trƣờng, tỷ giá thị trƣờng cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến lãi suất của ngân hàng từ đó ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay HKD.

- Môi trường tự nhiên: Tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất kinh doanh của HKD, nhất là những HKD nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên. Nếu thời tiết thuận lợi thì sản xuất nông nghiệp gặp nhiều thuận lợi, ngƣời dân đƣợc mùa có thu nhập tốt hoàn trả nợ ngân hàng đúng hạn. HKD có khả năng tài chính ổn định từ đó khoản tín dụng đƣợc đảm bảo. Ngƣợc lại nếu thiên tai bất ngờ xảy ra thì sản xuất gặp nhiều khó khăn gây ra thiệt hại lớn về kinh tế cho HKD, dẫn đến khoản tín dụng có vấn đề.

- Môi trường pháp lý: Là một hệ thống luật và văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng. Nhân tố pháp lý ảnh hƣởng đến hiệu quả cho vay, đó là sự đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp luật, ý thức tôn trọng chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật và cơ chế đảm bảo cho sự tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh triệt để. Quan hệ cho vay phải đƣợc pháp luật thừa nhận, pháp luật quy định cơ chế hoạt động cho vay, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay lành mạnh, phát huy vai trò đối với sự phát triển kinh tế xã hội, đồng thời duy trì hoạt động cho vay đƣợc ổn định, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia quan hệ cho vay. Những quy định pháp luật về cho vay phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sở đó kích thích hoạt động cho vay có hiệu quả hơn.

- Chính sách kinh tế của Chính phủ, của địa phương: Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nƣớc, Chính phủ luôn có các chính sách khuyến khích đầu tƣ phát triển kinh tế, thu hút sự đầu tƣ của nƣớc ngoài vào các dự án, các chƣơng trình phát triển kinh tế của đất nƣớc, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, góp phần làm giảm thất nghiệp, cải thiện đời sống cho ngƣời dân và thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế. Đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, Chính phủ có các chính sách ƣu đãi đối với các hộ nghèo vay vốn, cho vay tín chấp đối với hộ nông dân, các chính

sách phát triển vùng sâu vùng xa, ƣu đãi lãi suất với HKD. Mỗi địa phƣơng, tùy vào điều kiện của mình, cũng có các chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn nhằm phát huy thế mạnh của địa phƣơng. Các chính sách này sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng tiếp xúc với nhiều đối tƣợng khách hàng hơn, thúc đẩy hoạt động cho vay HKD của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Có thể thấy rằng bài toán về cho vay HKD là bài toán khó của các NHTM nói chung và của Agribank nói riêng. Việc phân tích tình hình cho vay HKD giúp cho các nhà quản trị có một cái nhìn tổng quát và cụ thể hơn để đề ra những giải pháp cụ thể nhằm tăng trƣởng cho vay HKD một cách an toàn. Nội dung của Chƣơng 1 của Luận văn đã khái quát những vấn đề cơ bản về HKD và các đặc điểm cho vay HKD; các nội dung phân tích tình hình cho vay HKD và các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay HKD.

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh đà nẵng (Trang 41 - 45)