Kết quả các hoạt động của Agribank Chi nhánh Đà Nẵng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh đà nẵng (Trang 51 - 58)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.4. Kết quả các hoạt động của Agribank Chi nhánh Đà Nẵng

a. Huy động vốn

coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và có ý nghĩa quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của Chi nhánh. Chính vì vậy, trong các năm qua, Chi nhánh luôn thực hiện nhiều biện pháp tích cực và sáng tạo nhằm huy động vốn trong các tổ chức kinh tế, các tổ chức khác và mọi tầng lớp dân cƣ để chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình cũng nhƣ góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

S

TT Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng nguồn vốn 7.566 100 7.897 100 9.036 100 1. Phân theo loại tiền 7.566 100 7.897 100 9.036 100

Tiền gửi nội tệ 6.999 92,51 7.642 96,77 8.827 97,69 Tiền gửi ngoại tệ (USD) 26.092 7,49 8.975 3,23 9.119 2,31

2. Phân theo thời gian 7.566 100 7.897 100 9.036 100

Tiền gửi không kỳ hạn 2.021 26,71 1.695 21,46 1.664 18,42 Tiền gửi có kỳ hạn đến

12 tháng 3.800 50,22 4.167 52,77 5.333 59,02 Tiền gửi trên 12 tháng 1.745 23,06 2.035 25,77 2.039 22,57

3. Phân theo TPKT 7.566 100 7.897 100 9.036 100

Tiền gửi dân cƣ 5.459 72,15 6.088 77,09 7.311 80,91 Tiền gửi TCKT 1.619 21,40 1.339 16,96 1.502 16,62

Tiền gửi KBNN 469 6,20 409 5,18 216 2,39

Tiền gửi TCTD, TCTC 19 0,25 61 0,77 7 0,08

(Nguồn: Số liệu khai thác trên hệ thống IPCAS của Agribank)

Tổng nguồn vốn của Agribank Chi nhánh Đà Nẵng có xu hƣớng tăng theo thời gian. Cụ thể năm 2012, tổng nguồn vốn của Chi nhánh đạt 7.566 tỷ

đồng, năm 2013 đạt 7.897 tỷ đồng (tăng 4,37% so với năm 2012) và năm 2014 đạt 9.036 tỷ đồng (tăng 14,42% so với năm 2013).

Trong số các loại tiền gửi tại Agribank Chi nhánh Đà Nẵng, thì tiền gửi nội tệ chiếm tỷ trọng tuyệt đối (trên 92% tổng nguồn vốn). Năm 2013 tiền gửi nội tệ chiếm 96,77% và năm 2014 chiếm 97,69%. Mặc dù Chi nhánh cũng có cố gắng trong việc huy động tiền gửi ngoại tệ tuy nhiên tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ tại Chi nhánh vẫn rất ít. Nguyên do là vì lãi suất huy động của tiền gửi ngoại tệ là rất thấp so với đồng nội tệ, nên ngƣời dân vẫn có xu hƣớng chọn gửi tiền Việt Nam đồng.

Về cơ cấu nguồn vốn theo thời gian, tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn. Năm 2013, tổng số tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn đến 12 tháng đạt 5.862 tỷ đồng (chiếm 74,23%), đến năm 2014, đạt 6.997 tỷ đồng (chiếm 77,43%). Nhƣ vậy các nguồn vốn ngắn hạn tại Agribank Chi nhánh Đà Nẵng là chủ yếu. Trong đó, nguồn tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng có xu hƣớng tăng mạnh qua các năm.

Về thành phần kinh tế, nguồn tiền gửi dân cƣ có tỷ trọng cao nhất, trên 70% (năm 2013 đạt 6.088 tỷ đồng, chiếm 77,09% và năm 2014 đạt 7.311 tỷ đồng, chiếm 80,91%), tiếp đến là nguồn tiền gửi tổ chức kinh tế. Nguồn tiền gửi Kho bạc Nhà nƣớc chiếm tỷ lệ rất thấp do bị khống chế bởi Ngân hàng Nhà nƣớc. Nguồn tiền gửi của TCTD, tổ chức tài chính là không đáng kể. Trong khi các nguồn tiền gửi khác có xu hƣớng giảm, thì nguồn tiền gửi dân cƣ lại tăng trƣởng mạnh. Nguyên do là từ sự bất ổn định của nền kinh tế khiến cho ngƣời dân lo ngại vào việc đầu tƣ. Chính vì thế nên lựa chọn gửi tiền tiết kiệm có thể đem lại nguồn lợi nhuận an toàn hơn.

- Thị phần huy động vốn của Agribank chi nhánh Đà Nẵng so với các TCTD khác trên địa bàn Đà Nẵng

Bảng 2.2. Tỷ lệ thị phần huy động vốn của Chi nhánh so với các TCTD khác trên địa bàn Đà Nẵng Đơn vị tính: % Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tăng/Giảm tƣơng đối (%) 13/12 14/13 14/12

Agribank 16 15 14 -6,25 -6,67 -12,5

TCTD khác 84 85 86 1,19 1,18 2,38

(Nguồn: Số liệu khai thác trên Báo cáo đánh giá hoạt động kinh doanh năm 2012 – 2014 của Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung)

Thị phần huy động vốn của Agribank Chi nhánh Đà Nẵng giảm đều qua các năm. Cụ thể năm 2012 thị phần huy động vốn của Chi nhánh chiếm 16% thì đến năm 2013 giảm xuống 15% và năm 2014 tiếp tục giảm xuống 14% (-6,67% so với năm 2013 và -12,5% so với năm 2012).

Cùng với nhiều cải cách của chính quyền Thành phố Đà Nẵng, Đà Nẵng giai đoạn sau năm 2010 có xu hƣớng phát triển kinh tế vƣợt bậc. Mặc dù còn nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhƣng Đà Nẵng vẫn dẫn ngôi vị á quân trong nhiều năm liền về PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh), trong đó có năm 2013 và năm 2014. Chính những điều này đã khiến cho thị trƣờng Đà Nẵng trở thành một thị trƣờng đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp, cũng nhƣ với các ngân hàng. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các NHTM tại địa bàn Đà Nẵng đã kéo theo một cuộc cạnh tranh khốc liệt về tranh giành thị phần nguồn vốn.

b. Cho vay

Hoạt động cho vay và đầu tƣ là hoạt động quan trọng nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản có của các NHTM. Chính vì vậy, Agribank chi nhánh Đà Nẵng trong những năm qua luôn cố gắng thực hiện tốt hoạt động cho vay, luôn cố gắng đa dạng hóa các đối tƣợng đầu tƣ và nắm bắt nhu cầu

vay vốn của khách hàng, sẵn sàng cung ứng đủ và kịp thời vốn cho nền kinh tế, tích cực phục vụ mục tiêu chiến lƣợc phát triển nông nghiệp – nông dân - nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Bảng 2.3. Cơ cấu dư nợ tại Chi nhánh

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

S T T

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dƣ nợ 5.617 100 6.093 100 5.897 100 1. Theo tiền tệ 5.617 6.093 5.897 Dƣ nợ nội tệ 5.319 94,69 5.785 94,95 5.632 95,51 Dƣ nợ ngoại tệ (quy đổi ra VNĐ) 298 5,31 308 5,05 265 4,49 2. Theo kỳ hạn 5.617 100 6.093 100 5.897 100 Ngắn hạn 3.632 64,66 3.845 63,11 3.927 66,59 Trung, dài hạn 1.985 35,34 2.248 36,89 1.970 33,41 3. Phân theo TPKT 5.617 100 6.093 100 5.897 100 Doanh nghiệp 4.819 85,79 4.989 81,88 4.541 77,01 HKD 798 14,21 1104 18,12 1356 22,99

(Nguồn: Số liệu khai thác trên hệ thống IPCAS của Agribank)

Tình hình hoạt động tín dụng của Agribank chi nhánh Đà Nẵng từ năm 2012 đến năm 2014 thể hiện ở Bảng 2.3. Dựa theo kết quả phân tích, ta có thể thấy mức dƣ nợ của Chi nhánh có xu hƣớng tăng trƣởng năm 2013, tuy nhiên đến năm 2014 lại bị sụt giảm. Năm 2013, tổng dƣ nợ tại Chi nhánh đạt 6.093 tỷ đồng thì đến cuối năm 2014, tổng dƣ nợ đạt đƣợc 5.897 tỷ đồng, giảm 3,22% so với năm 2013.

Nếu phân tích theo kỳ hạn cho vay thì Chi nhánh cho vay chủ yếu là ngắn hạn với tỷ trọng năm 2013 là 63,11% và năm 2014 là 66,59% so với tổng dƣ nợ cho vay. Nguyên do là vì về khía cạnh thời hạn thì những khoản vay có thời hạn càng dài càng ẩn chứa nhiều rủi ro. Mặt khác, Chi nhánh huy động từ các tổ chức, cá nhân chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn (Đến 31/12/2014, nguồn vốn không kỳ hạn đạt 1.664 tỷ đồng, chiếm 18,42%/tổng nguồn vốn và nguồn vốn có kỳ hạn đến 12 tháng đạt 5.333 tỷ đồng, chiếm 59,02%/tổng nguồn vốn). Do đó, chi nhánh luôn có xu hƣớng dịch chuyển tăng tỷ trọng nợ vay ngắn hạn để mau thu hồi vốn, quay vòng vốn nhanh, ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra đặc biệt là trong điều kiện kinh tế phát triển nhanh, có nhiều biến động và cạnh tranh nhƣ hiện nay.

Cơ cấu dƣ nợ nếu phân theo thành phần kinh tế thì đến năm 2013 khách hàng doanh nghiệp nhà nƣớc, quốc doanh đƣợc chi nhánh cho vay với tỷ trọng lớn nhất đạt 81,88% (tƣơng ứng 4.989 tỷ đồng), kế đến là các hộ chiếm 18,12% (tƣơng ứng 1.104 tỷ đồng). Sang đến năm 2014 tỷ trọng tƣơng ứng là: 77,01%; 22,99%. Điều này cho ta thấy đƣợc rằng, xu hƣớng thị trƣờng hóa của chi nhánh ngày càng tăng và xu hƣớng cho vay đã làm danh mục cho vay theo nhóm khách hàng tiếp tục thay đổi tích cực theo hƣớng giảm dần tỷ trọng cho vay của doanh nghiệp và tăng dần tỷ trọng cho vay hộ.

Nếu xét dƣ nợ theo loại tiền thì dƣ nợ bằng nội tệ (Việt Nam đồng) chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều lần so với dƣ nợ bằng ngoại tệ quy đổi (năm 2012 là 94,69% và năm 2014 là 95,51%). Đây là do chủ trƣơng của Agribank, tập trung vào các khoản vay nội tệ, hạn chế các khoản vay ngoại tệ nhằm giảm thiểu các rủi ro về tỷ giá.

c. Dịch vụ kế toán và ngân quỹ

Bảng 2.4. Tình hình tài chính của Chi nhánh

Đơn vị tính: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm Tăng giảm tƣơng đối (%) 2012 2013 2014 13/12 14/13 1. Tổng thu 1.282 1.155 1.107 -9,91 -4,16

Trong đó: Thu lãi cho vay 1.233 1.105 1.027 -10,38 -7,06

2. Tổng chi (chưa lương) 1.098 971 981 -11,57 1,03

Trong đó: Chi trả lãi tiền gửi 596 476 446 -20,13 -6,30

3. Chênh lệch thu - chi chƣa lƣơng 184 184 182 0,00 -1,09

(Nguồn: Số liệu khai thác trên Báo cáo đánh giá hoạt động kinh doanh năm 2012 – 2014 của Văn phòng đại diện Agribank khu vực miền Trung)

Nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong những năm qua, ta thấy có những tín hiệu không khả quan trong điều kiện nền kinh tế nƣớc ta hiện đang đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức khi mọi chỉ tiêu đều giảm so với năm trƣớc. Tổng thu của Chi nhánh giảm dần qua các năm. Năm 2012 đạt 1.282 tỷ đồng thì đến năm 2013 giảm xuống 1.155 tỷ đồng (-9,91%) và đến năm 2014, tổng thu của Chi nhánh lại tiếp tục giảm còn 1.107 tỷ đồng, tức giảm 4,16% so với năm 2013. Trong khi đó, tổng chi của chi nhánh cũng có xu hƣớng giảm dần, năm 2012 là 1.098 tỷ đồng đến năm 2013 giảm xuống 971 tỷ đồng, và năm 2014 thì tăng nhẹ là 981 tỷ đồng. Chênh lệch thu – chi chƣa lƣơng mặc dù không đƣợc khả quan, có xu hƣớng giảm nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc tình hình tài chính của chi nhánh.

Với việc giảm dần tổng thu và tổng chi của chi nhánh nhƣ vậy nguyên nhân là do hoạt động tín dụng trong các năm gần đây gặp nhiều khó khăn, không thu hồi đƣợc nợ, nợ xấu tăng cao ảnh hƣởng đến nguồn thu từ hoạt động tín dụng; bên cạnh đó, việc thực hiện tiết kiệm chi phí của Agribank,

giảm những khoản chi không cần thiết, không hiệu quả đã tác động không nhỏ làm cho tổng chi của Chi nhánh ngày càng giảm. Bên cạnh đó, NHNN còn áp thực thi chính sách giảm lãi suất một cách triệt để, khiến cho lãi suất “đầu vào” và lãi suất “đầu ra” bị co hẹp lại một cách đáng kể.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh đà nẵng (Trang 51 - 58)