Bối cảnh chung của hoạt động cho vay hộ kinh doanh của

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh đà nẵng (Trang 58 - 61)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1. Bối cảnh chung của hoạt động cho vay hộ kinh doanh của

NHTM trong những năm qua

a. Bối cảnh kinh tế - xã hội

- Bối cảnh kinh tế vĩ mô

Tình hình kinh tế - xã hội từ năm 2011 diễn biến rất phức tạp do cuộc khủng hoảng nợ công, cùng suy thoái kinh tế tại các nƣớc đầu tàu về kinh tế nhƣ Mỹ, Châu Âu, Trung Quốc... Kinh tế thế giới ở trong giai đoạn khó khăn và nhiều thách thức. Điều này khiến cho tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở nƣớc ta gặp rất nhiều khó khăn.

Năm 2011, Việt Nam bắt đầu thực hiện Kế hoạch 05 năm phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2015 và Chiến lƣợc 10 năm phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020: Chính sách kinh tế chuyển hƣớng sang mục tiêu ƣu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Năm 2011 cũng là năm mà Chính phủ bắt đầu thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt và chính sách tiền tệ chặt chẽ với Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/2/2011. Bộ Chính trị cũng thông qua Kết luận số 02-KL/TW để nhấn mạnh chủ trƣơng kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trƣởng, cơ cấu lại nền kinh tế...

Về phía ngân hàng, NHNN cũng đã có những động thái quyết liệt trong việc điều chỉnh giảm lãi suất, điều này khiến cho các TCTD buộc phải giảm mạnh lãi suất cho vay và lãi suất huy động.

hóa, vàng hóa giảm đáng kể. Niềm tin vào đồng Việt Nam tăng lên.

Thị trƣờng trong nƣớc tiếp tục phát triển. Hàng tồn kho giảm mạnh. Giá cả các hàng hóa, dịch vụ công thiết yếu nhƣ điện, xăng dầu, than, y tế... từng bƣớc đƣợc thực hiện theo cơ chế thị trƣờng với lộ trình phù hợp gắn với hỗ trợ các đối tƣợng chính sách, ngƣời nghèo.

Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn 2012 – 2013, nhƣng đến năm 2014 có xu hƣớng cải thiện và diễn ra đều ở các ngành. Trong bối cảnh doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc kinh doanh, các HKD đƣợc ƣu tiên phát triển, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế.

- Bối cảnh kinh tế Thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 – 2014

Đà Nẵng nằm trong khu vực thƣờng xuyên bị ảnh hƣởng của thiên tai, bão lụt; cộng thêm sự suy thoái về kinh tế trên thế giới đã gây ảnh hƣởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố Đà Nẵng.

Tuy nhiên, với tinh thần nỗ lực và quyết tâm cao, Uỷ ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng đã triển khai nhiều biện pháp thúc đẩy sản xuất, tập trung kinh doanh. Chính vì vậy, kinh tế thành phố vẫn giữ đƣợc tốc độ tăng trƣởng ổn định trong những năm vừa qua. Cụ thể:

+ Tăng trƣởng GDP tƣơng đối cao so với GDP bình quân của cả nƣớc. Trong đó, năm 2012 mức tăng trƣởng GDP là cao nhất, đạt13%. Năm 2013 tăng trƣởng GDP giảm, chỉ còn 7,3%. Đến năm 2014, tăng trƣởng GDP đạt 9,28%.

+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2014 ƣớc đạt 62.586,5 tỷ đồng, tăng 17,6% so với năm 2013.

+ Cơ sở hạ tầng thƣơng mại thu hút đƣợc nhiều nguồn lực đầu tƣ .

+ Dịch vụ vận tải, bƣu chính - thông tin - truyền thông phát triển ổn định. + Sản xuất công nghiệp có xu hƣớng phục hồi và duy trì tăng trƣởng khá so với cùng kỳ, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp năm 2014 tăng 10,95% so với năm 2013, năm 2013 tăng 10,76% so với cùng kỳ năm 2012.

+ Xuất phát từ chỉ đạo của các cơ quan chuyên ngành, toàn thể các hộ nông – lâm – thủy sản tập trung phát triển theo hƣớng năng suất, chất lƣợng, với tái cơ cấu và phát triển bền vững, sản xuất nông – lâm – thủy sản năm 2014 tiếp tục tăng trƣởng đạt kế hoạch, giá trị sản xuất toàn ngành tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2013, năm 2013 tăng 3,71% so với năm 2012, đóng góp quan trọng vào việc duy trì tốc độ tăng trƣởng kinh tế và ổn định xã hội trên địa bàn thành phố.

b. Đặc điểm cơ bản của Agribank Chi nhánh Đà Nẵng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay HKD

Tính đến 31/12/2014, Agribank Chi nhánh Đà Nẵng có tất cả 35 chi nhánh tập trung ở các quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (trong đó gần một nửa Chi nhánh tập trung tại Quận Hải Châu – khu vực trung tâm của Thành phố Đà Nẵng), bao gồm Hội sở, 14 Chi nhánh loại III và 20 Phòng giao dịch. Việc bố trí một mạng lƣới giao dịch rộng nhƣ vậy thuận tiện cho việc phát triển mạng lƣới khách hàng cũng nhƣ cung ứng các dịch vụ một cách thuận tiện nhất.

- Có số lƣợng nhân viên ngân hàng nhiều nhất, đáp ứng nhu cầu phát triển mạng lƣới. Tính đến 31/12/2014, Agribank Chi nhánh Đà Nẵng có 365 cán bộ. Số lao động ở địa bàn thành thị là 339 ngƣời, còn lại là 26 ngƣời làm việc ở địa bàn nông thôn. Trong đó: cán bộ quản lý là 63 ngƣời; CBTD là 95 ngƣời; cán bộ kế toán, ngân quỹ, hậu kiểm là 162 ngƣời; cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ là 5 ngƣời; cán bộ thẻ, dịch vụ marketing là 9 ngƣời; và cán bộ làm các nhiệm vụ khác là 31 ngƣời. Trong 365 cán bộ đang làm việc tại Agribank Chi nhánh Đà Nẵng thì có tới 351 là có trình độ từ Đại học trở lên, chỉ có 14 ngƣời là trình độ Cao đẳng hoặc thấp hơn. Nhƣ vậy có thể nói Chi nhánh sở hữu lƣợng cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, có khả năng phục vụ cho ngân hàng.

- Là ngân hàng tiên phong về đổi mới công nghệ ngân hàng, phát triển hệ thống kênh giao dịch điện tử, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ hiện đại, nâng cao

năng lực hội nhập quốc tế.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh đà nẵng (Trang 58 - 61)