Định hƣớng về hoạt động cho vay hộ kinh doanh của Agribank

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh đà nẵng (Trang 89 - 91)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.1. Định hƣớng về hoạt động cho vay hộ kinh doanh của Agribank

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP

3.1.1. Định hƣớng về hoạt động cho vay hộ kinh doanh của Agribank Chi nhánh Đà Nẵng Agribank Chi nhánh Đà Nẵng

a. Định hướng chung của Agribank

- Công tác tín dụng năm 2014 của Agribank với mục tiêu tiếp tục là ngân hàng chủ đạo trực tiếp đảm trách và thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về hỗ trợ phát triển và cung cấp các dịch vụ tài chính, tín dụng cho khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

- Tiếp tục mở rộng và tăng trƣởng tín dụng một cách an toàn, hiệu quả. Trong đó dƣ nợ cho vay trung, dài hạn chiếm tối đa 40%/tổng dƣ nợ, cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ trọng trên 70%/tổng dƣ nợ, và đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN Việt Nam.

- Ƣu tiên cân đối nguồn vốn để đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng vào một số lĩnh vực nhƣ: nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các chƣơng trình tín dụng lớn của Agribank nhƣ chƣơng trình cho vay ngành thủy sản, lƣơng thực, cà phê, chăn nuôi, cho vay trồng cây cao su, tiêu điều, cà phê, cho vay theo Quyết định 63 để đầu tƣ các dự án chế biến sâu, ứng dụng công nghệ hiện đại, quan tâm đến tín dụng tiêu dùng ở nông thôn.

- Mở rộng tăng trƣởng tín dụng đi đôi với việc đảm bảo an toàn, hiệu quả, không nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng.

- Tiếp tục kiểm soát chất lƣợng tín dụng, thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm nợ xấu HKD xuống dƣới 2% theo yêu cầu của NHNN, tăng

cƣờng thu hồi các khoản nợ đã XLRR; trích lập DPRR và xử lý nợ xấu theo quy định của NHNN Việt Nam.

b. Định hướng về hoạt động cho vay hộ kinh doanh của Agribank Chi nhánh Đà Nẵng

Bám sát định hƣớng, mục tiêu, giải pháp hoạt động kinh doanh của Agribank; Định hƣớng phát triển kinh tế của địa phƣơng, Agribank Chi nhánh Đà Nẵng định hƣớng tín dụng tập trung tăng quy mô gắn với hiệu quả, an toàn vốn, ƣu tiên vốn cho nông nghiệp, nông thôn, chấn chỉnh chất lƣợng tín dụng; cơ cấu lại các khoản nợ phù hợp với hoạt động của chi nhánh.

- Tập trung phát triển thị trƣờng nông nghiệp, nông dân, nông thôn, cụ thể hộ gia đình là khách hàng truyền thống, cơ bản, lâu dài; nâng tầm quan hệ hoạt động, trên nguyên tắc tín dụng thƣơng mại, đảm bảo tài chính, thu nhập và phát triển bền vững.

- Phân loại khách hàng, khảo sát để cho vay theo từng đối tƣợng, ngành nghề thế mạnh, đặc điểm dân cƣ từng vùng miền. Qua đó có chính sách cho vay và giới hạn mức cho vay một cách hợp lý, an toàn hiệu quả.

- Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ Agribank, các nguồn vốn của Chính phủ, bộ, ngành để hỗ trợ thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Các đơn vị có mức tăng trƣởng tín dụng thấp phải tìm mọi biện pháp mở rộng đối tƣợng khách hàng vay vốn, đầu tƣ có chọn lọc, hạn chế rủi ro, phát triển bền vững trong điều kiện nguồn thu dịch vụ còn hạn chế.

- Tập trung cùng hệ thống Agribank xử lý triệt để nợ xấu, đƣa tỷ lệ nợ xấu HKD xuống dƣới mức 2% theo chỉ đạo của Tổng giám đốc Agribank. Đối với việc xử lý nợ xấu, Chi nhánh củng cố lại các tổ chức xử lý nợ, tăng cƣờng cán bộ có kinh nghiệm về hỗ trợ cơ sở, kiên quyết xử lý vấn đề nợ xấu, nợ lãi đọng lâu, đẩy nhanh công tác hoàn thiện các hồ sơ bán nợ cho Công ty

Quản lý tài sản (VAMC) và Công ty Quản lý và Khai thác nợ của Agribank. - Từng đơn vị kể cả Hội sở phải báo cáo phƣơng án thu hồi nợ XLRR trong năm theo từng địa chỉ cụ thể, cán bộ chịu trách nhiệm, biện pháp, khả năng thu hồi (gốc, lãi) về Hội sở để tổng hợp trình Giám đốc phê duyệt. Gắn kết quả thu hồi nợ XLRR với thu nhập hàng tháng, phát động đợt thi đua ngắn ngày nhằm tăng cƣờng công tác thu hồi nợ XLRR trên phạm vi toàn chi nhánh.

- Bên cạnh đó, Chi nhánh sẽ tổ chức thi nghiệp vụ cho CBTD, tổ chức các hội nghị CBTD, hội nghị tài chính tín dụng định kỳ hàng quý để phân tích, đánh giá thực trạng tài chính, tín dụng của từng đơn vị, từng khách hàng, đƣa ra các giải pháp, biện pháp xử lý kịp thời.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế tiền lƣơng, thƣởng cho cán bộ, viên chức theo nguyên tắc lấy hiệu quả công việc và chất lƣợng để làm cơ sở xét chi lƣơng, đƣa các chỉ tiêu về tăng trƣởng tín dụng vào cơ chế điều hành chi trả lƣơng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh đà nẵng (Trang 89 - 91)