Đối với Agribank

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh đà nẵng (Trang 110 - 115)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.3. Đối với Agribank

Nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng, hạn chế nợ xấu của Agribank chi nhánh Đà Nẵng nói riêng và hệ thống Agribank nói chung, đảm bảo hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả, Agribank cần chú trọng một số điểm sau:

- Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ làm cơ sở cho Chi nhánh thực hiện tốt việc phân loại nợ góp phần quản lý rủi ro tốt hơn. Xây dựng chiến lƣợc tăng trƣởng tín dụng phân theo đối tƣợng khách hàng, ngành kinh tế và phát triển các chính sách khách hàng dựa vào việc đánh giá, phân loại khách hàng.

- Tạo môi trƣờng thể chế nội bộ minh bạch và lành mạnh, hiệu quả. Xây dựng mối liên kết giữa các chi nhánh, phòng ban, thƣờng xuyên có sự trao đổi thông tin giữa các chi nhánh trực thuộc.

- Quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, đào tạo lại chuyên môn nghiệp vụ cho toàn bộ các cán bộ, nhân viên của Chi nhánh nói chung và các CBTD của Agribank Đà Nẵng nói riêng. Qua đó nhằm trang bị thêm kiến thức, kỹ năng mới cho những đối tƣợng này. Mặt khác, cần tăng cƣờng tổ chức các buổi hội thảo, thảo luận hay tổ chức các cuộc thi CBTD giỏi giữa các chi nhánh với nhau nhằm khích lệ tinh thần tự học của các chi nhánh và qua đó các chi nhánh có thể học hỏi thêm kinh nghiệm của nhau.

- Cần cập nhật, tổng hợp và lƣu giữ các thông tin liên quan đến các ngành, nghề, lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp, để có thể bổ trợ thêm cho việc thu thập và xử lý thông tin của các chi nhánh.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cở sở lý thuyết ở Chƣơng 1, các số liệu phân tích thực trạng, những tồn tại, hạn chế trong cho vay HKD tại Agribank Chi nhánh Đà Nẵng ở Chƣơng 2 trong thời gian qua, Chƣơng 3 của luận văn đã xây dựng và lựa chọn các giải pháp để mở rộng cho vay và hạn chế tối đa các khoản nợ xấu. Bên cạnh đó, đề xuất một số kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành, NHNN, Agribank nhằm hoàn thiện hơn môi trƣờng kinh doanh để Agribank chi nhánh Đà Nẵng thành công hơn nữa trong trong hoạt động cho vay HKD.

KẾT LUẬN

Agribank cũng nhƣ các NHTM khác tại Việt Nam đang đứng trƣớc thách thức về cạnh tranh và gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn hiện nay: tăng trƣởng tín dụng đạt thấp, nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng, khả năng thu hồi nợ khó… Trong bối cảnh đó, hoạt động cho vay HKD, đƣợc xem nhƣ là chiến lƣợc ƣu tiên phát triển hiện nay, trong bối cảnh cho vay doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Việc thực hiện tốt cho vay HKD sẽ góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nƣớc.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay HKD tại Agribank Chi nhánh Đà Nẵng góp phần mở rộng đƣợc thị trƣờng, tăng thị phần, hạn chế đƣợc rủi ro và tăng năng lực tài chính tạo nền tảng vững chắc cho Chi nhánh nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.

Xuất phát từ lý do trên, Luận văn đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu, khảo sát, đối chiếu với từng chỉ tiêu cụ thể hoạt động của chi nhánh, đặc biệt là phân tích tình hình cho vay HKD của Agribank Chi nhánh Đà Nẵng và đã đạt đƣợc các kết quả nghiên cứu sau:

1. Hệ thống hoá các vấn đề về hoạt động cho vay của ngân hàng, làm rõ các tiêu chí phân tích hoạt động cho vay HKD của NHTM cũng nhƣ các nhân tố có ảnh hƣởng tới hoạt động cho vay HKD.

2. Phân tích thực trạng cho vay HKD tại Agribank Chi nhánh Đà Nẵng qua các tiêu chí phân tích đã đề xuất ở Chƣơng 1. Qua đó, đánh giá những điểm mạnh và những hạn chế và những nguyên nhân chủ yếu có liên quan đến cho vay HKD tại Chi nhánh, từ đó rút ra các nhận định làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp ở Chƣơng 3 .

3. Luận văn nêu lên những giải pháp và đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng cho vay và hạn chế rủi ro trong hệ thống Agribank nói chung và Agribank chi nhánh Đà Nẵng nói riêng.

Hy vọng, trên cơ sở lý luận cho vay HKD, qua quá trình nghiên cứu và phân tích thực trạng cho vay HKD tại Agribank Chi nhánh Đà Nẵng giai đoạn 2012-2014, những giải pháp đã đƣa ra sẽ thực sự sát đúng với thực tế và đƣợc áp dụng vào hoạt động cho vay HKD tại Agribank Chi nhánh Đà Nẵng một cách có hiệu quả.

Do trình độ và phƣơng pháp nghiên cứu còn nhiều hạn chế, tác giả đã gặp phải những khó khăn nhất định trong việc thu thập, chỉnh lý và tổng hợp số liệu, dữ liệu. Mặc dù đã hết sức cố gắng song luận văn không tránh những thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, tác giả rất mong nhận đƣợc sự góp ý và chỉ bảo của thầy, cô giáo và các độc giả nhằm hoàn thiện hơn nữa luận văn này./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

[1] Agribank chi nhánh Đà Nẵng (2012, 2013, 2014), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán.

[2] Chính phủ (1999), Nghị định số 178/1999/NĐ-CP, Bảo đảm tiền vay của các TCTD.

[3] Chính phủ (2002), Nghị định số 85/2002/NĐ-CP, Sửa đ i, b sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các TCTD.

[4] Chính phủ (2010), Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ, Đăng ký doanh nghiệp.

[5] IPCAS – Hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng (2012, 2013, 2014). [6] Ngân hàng Nhà nƣớc (2001), Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, Quy

chế cho vay của TCTD đối với khách hàng.

[7] Ngân hàng Nhà nƣớc (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

[8] Ngân hàng Nhà nƣớc (2007), Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN, Sửa đ i, b sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của TCTD ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005.

[9] Quốc hội (2010), Luật số 47/2010/QH12, Luật các TCTD.

II. Trang Web

[11] www.agribank.com.vn

[12] www.thongtinphapluatdansu.edu.vn [13] www.cucthongke.danang.gov.vn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh đà nẵng (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)