Tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh đà nẵng (Trang 101 - 106)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2.7. Tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro tín dụng

Từ kết quả phân tích tình hình cho vay HKD tại Agribank Chi nhánh Đà Nẵng, có thể thấy nợ xấu đang là một trong những vấn đề nổi trội hiện nay. Nợ xấu xảy ra, bên cạnh nguyên nhân đến từ khách hàng, còn là do công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh chƣa đƣợc thực hiện tốt. Vì vậy, Chi nhánh cần đẩy mạnh hơn nữa công tác quản trị rủi ro tín dụng thông qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:

- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thu thập và xử lý thông tin

Thông tin tín dụng giúp giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng, tránh tình trạng một khách hàng vay vốn ở nhiều ngân hàng hoặc ngân hàng tiếp tục cho vay với khách hàng từng vay trả không sòng phẳng. Hiệu quả của công tác tín dụng phụ thuộc rất lớn vào độ chính xác của thông tin nên việc nâng cao chất

lƣợng thông tin tín dụng là một đòi hỏi khách quan và cấp bách đối với Agribank Chi nhánh Đà Nẵng hiện nay.

Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù đã có Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) nhƣng các thông tin ở đây còn nghèo nàn và chỉ mới dừng lại ở các thông tin cơ bản (các quan hệ tín dụng, TSBĐ tiền vay, lịch sử quan hệ tín dụng...) và độ chính xác thƣờng không cao. Các thông tin khác về HKD nhƣ thông tin pháp lý về chủ hộ, các thành viên cũng nhƣ các mối quan hệ xã hội của họ; khả năng tài chính của HKD... lại không đƣợc đề cập đến. Trong khi đó lại là những thông tin quan trọng để quyết định việc cho vay hoặc tái cho vay khách hàng. Chính vì vậy, Chi nhánh phải tích cực tìm kiếm, thu thập các thông tin có liên quan đến khách hàng để phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra.

Việc thu thập thông tin và xử lý thông tin là một quá trình đòi hỏi nhiều nỗ lực của ngân hàng vì không phải tin tức hoặc thông tin nào cũng có giá trị. Chẳng hạn, có 100 nguồn cung cấp thông tin thì thƣờng chỉ có 10 – 20 nguồn có giá trị. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các nguồn tin sẽ cho phép chúng ta xác định đúng nguồn gốc và xuất xứ của thông tin, đảm bảo thuận tiện trong khai thác sử dụng. Thông tin có giá trị là thông tin có tính kịp thời, chính xác, đầy đủ và mang tính dự báo.

Để thu thập thông tin có giá trị, Chi nhánh có thể thực hiện đồng bộ các phƣơng pháp sau: phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp thực nghiệm, phƣơng pháp thăm dò dƣ luận, phƣơng pháp thu thập thông tin tại địa bàn. Để thực hiện tốt việc này, CBTD cũng nhƣ các cán bộ ngân hàng cần có những mối quan hệ xã giao tốt để nắm bắt đƣợc các thông tin quan trọng có liên quan đến khách hàng. Dựa vào các thông tin thu thập đƣợc, Chi nhánh nên lƣu trữ thành kho dữ liệu trong đó tập hợp thông tin thành những lĩnh vực kinh tế khác nhau. Hệ thống thông tin khách hàng, hệ thống phòng ngừa rủi ro tại chi nhánh cần đƣợc nâng cấp để hoạt động hiệu quả hơn, trở thành nguồn thông

tin thống nhất, chuẩn xác mà khi cần có thể dễ dàng khai thác. Một khi có những thông tin kịp thời, đƣợc cập nhật thƣờng xuyên, chính xác, phù hợp, đầy đủ và đƣợc trình bày cô đọng, súc tích, rõ ràng nhƣng vẫn đảm bảo độ chi tiết cần có sẽ góp phần vào việc ra quyết định cho vay đƣợc chính xác, an toàn, hạn chế cũng nhƣ ngăn chặn các rủi ro phát sinh. Muốn nhƣ vậy cần phải đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, tăng cƣờng trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ công tác thu thập và xử lý thông tin.

Mặt khác, cần quán triệt đến tất cả cán bộ để mọi ngƣời nhận thấy đƣợc vai trò, tác dụng của những thông tin trên báo chí liên quan đến hoạt động ngân hàng nói chung và khách hàng nói riêng. Tuy nhiên, hiện nay các thông tin lá cải, không mang lại nhiều giá trị lại xuất hiện ngày một nhiều. Chính vì vậy, xử lý nguồn thông tin từ báo chí phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và có sự phân loại, sàng lọc kỹ càng, đƣợc nhập liệu theo mẫu thống nhất. Xây dựng hệ thống thông tin thu thập đƣợc trên báo chí đảm bảo tính đồng nhất về nội dung thông tin; nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng thông tin trên báo chí của CBTD; hoàn thiện kỹ năng sử dụng thông tin trên báo chí trong thẩm định khách hàng tại chi nhánh.

- Hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng

Hiện nay, Agribank Chi nhánh Đà Nẵng thực hiện việc chấm điểm, xếp hạng theo Quyết định số 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 của Tổng Giám đốc Agribank. Hệ thống này là công cụ đo lƣờng rủi ro tín dụng dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng. Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm lƣợng hóa mức độ rủi ro của từng khách hàng.

Mặc dù, tại Chi nhánh đã áp dụng phƣơng pháp định lƣợng trong việc phân loại và đánh giá khách hàng song công tác đo lƣờng rủi ro vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Điều này đƣợc thể hiện ở kết quả chấm điểm và xếp loại doanh nghiệp cũng nhƣ hộ gia đình, cá nhân nhìn chung vẫn còn phụ thuộc

vào đánh giá chủ quan, cảm tính và đôi khi mang tính hình thức của CBTD. Bên cạnh đó, thông tin số liệu không chính xác và thiếu sự minh bạch đã ảnh hƣởng đến việc xếp hạng khách hàng. Cho nên, tại chi nhánh có những khoản nợ chƣa bị quá hạn nhƣng trên thực tế đã có nguy cơ gặp rủi ro cao, thậm chí dẫn đến bị mất vốn… vẫn đƣợc đánh giá nợ đủ tiêu chuẩn, chƣa đƣợc xếp vào diện nợ xấu để tiến hành những biện pháp phòng ngừa. Ban lãnh đạo Chi nhánh cần quán triệt đến các CBTD không nên chấm điểm và xếp loại HKD dựa vào những đánh giá chủ quan của mình, mà phải dựa trên những thông tin có giá trị thu thập đƣợc.

- Đẩy mạnh công tác giám sát, phân tích, đánh giá các khoản nợ và kiểm soát rủi ro

Nhƣ đã phân tích ở Chƣơng 2, nợ xấu tại Agribank Chi nhánh Đà Nẵng có dấu hiệu tăng trƣởng mạnh. Bên cạnh nguyên nhân đến từ việc phân loại nợ theo yêu cầu của NHNN, nợ xấu gia tăng tại Chi nhánh còn là nguyên nhân của việc không nghiêm túc kiểm tra, giám sát khoản vay của CBTD.

Một quy trình kiểm tra, giám sát khoản vay nên đƣợc chia thành ba giai đoạn là trƣớc, trong và sau khi cho vay.

Giai đoạn trƣớc khi cho vay là giai đoạn CBTD thẩm định khách hàng cũng nhƣ dự án kinh doanh của khách hàng. Trong và sau khi cho vay, CBTD cần kiểm tra về mục đích sử dụng vốn của khách hàng, tình hình sử dụng vốn vay nhất là phải kiểm tra kịp thời đối với những khoản vay bằng tiền mặt, định kỳ đánh giá tình hình thực tế của khách hàng về khả năng tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, kiểm tra tình trạng của TSBĐ. Nội dung kiểm tra phải đánh giá đƣợc đầy đủ các yếu tố: số tiền vay sử dụng vào mục đích gì, tính toán cân đối nợ vay, nhận xét tình hình thực hiện dự án, phƣơng án vay vốn, tình hình kinh doanh, tình hình TSBĐ. Nội dung kiểm tra và kết quả kiểm tra phải đƣợc ghi nhận vào biên bản.

Trƣờng hợp có dấu hiệu bất thƣờng nào của khách hàng ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán của khoản vay, CBTD phải có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho lãnh đạo để có hƣớng giải quyết kịp thời và thích hợp. Bên cạnh đó, Chi nhánh có thể yêu cầu khách hàng chuyển các giao dịch về tài khoản tại Agribank để có thể quan sát và theo dõi tình hình kinh doanh của khách hàng có những thay đổi bất thƣờng nào không. Đây là một hình thức giám sát từ xa.

- Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ giữ vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng nhất là trong hoạt động tín dụng. Thông qua hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ, Chi nhánh có thể phát hiện kịp thời các sai sót trong việc thực hiện quy trình tín dụng, các khoản nợ có dấu hiệu xảy ra rủi ro do khách hàng suy giảm khả năng tài chính, chây ỳ, có dấu hiệu lừa đảo hoặc việc CBTD thông đồng với khách hàng để lừa đảo tiền của ngân hàng... Vì vậy, việc tăng cƣờng vai trò kiểm tra kiểm soát nội bộ trong bối cảnh hiện nay là hết sức cần thiết.

Bên cạnh việc kiểm tra toàn diện HĐKD tại các chi nhánh trực thuộc theo các chuyên đề do Agribank phê duyệt và ban hành hàng năm thì Agribank Chi nhánh Đà Nẵng phải chủ động xây dựng đề cƣơng kiểm tra hoạt động tín dụng theo các chuyên đề nhỏ nhƣ: kiểm tra phân loại nợ và xử lý rủi ro, kiểm tra phân tích và đánh giá khả năng thu hồi nợ xấu, kiểm tra lãi suất cho vay, kiểm tra TSBĐ. Không ngừng đổi mới và hoàn thiện phƣơng pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra, tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tƣợng và mục đích của việc kiểm tra.

Chi nhánh cần phải bố trí đội ngũ cán bộ kiểm tra, kiểm soát tại Agribank Chi nhánh Đà Nẵng đủ về số lƣợng theo quy định của Agribank, thƣờng xuyên bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để cán bộ kiểm tra, kiểm soát có đủ khả năng độc lập phân tích đánh giá chất lƣợng một khoản

cho vay. Tính tới 31/12/2014, số lƣợng cán bộ đƣợc bố trí làm công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chỉ có 5 ngƣời. Đối với một Chi nhánh có quy mô lớn về dƣ nợ nhƣ Agribank Chi nhánh Đà Nẵng thì số lƣợng cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ là không đủ. Ngoài ra, Ban lãnh đạo của Chi nhánh còn cần xây dựng những tiêu chí đánh giá về kết quả hoạt động của Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Các chỉ tiêu để đánh giá kết quả hoạt động nhƣ số biên bản, kết luận đƣợc công bố, số sai phạm đƣợc phát hiện, hay số lƣợng kiến nghị trong từng cuộc kiểm tra... Quy trách nhiệm cụ thể đối với công việc kiểm tra của các cán bộ Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm tra.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh đà nẵng (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)