Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh đà nẵng (Trang 85 - 89)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

a. Những hạn chế

- Mặc dù dƣ nợ có tăng lên, nhƣng vẫn chƣa tƣơng xứng với tiềm năng kinh tế đang trên đà phát triển của thành phố Đà Nẵng. Tốc độ tăng trƣởng cho vay HKD qua hàng năm còn chậm. Bên cạnh đó, việc cho vay HKD mặc dù đã đƣợc chú trọng, nhƣng tỷ trọng cho vay HKD trên tổng dƣ nợ vẫn còn thấp, chƣa phù hợp với đặc thù địa lý, dân số, điều kiện kinh tế của địa phƣơng, mạng lƣới hoạt động của Agribank Chi nhánh Đà Nẵng.

thác hết. Một số khách hàng chƣa tiếp cận đƣợc vốn vay ngân hàng mặc dù mạng lƣới của Agribank Chi nhánh Đà Nẵng rộng khắp khu vực. Điều này chứng tỏ khả năng tiếp cận vốn vay của Chi nhánh là không đồng đều.

- Các khoản cho vay phân bổ ở nhiều ngành kinh tế, tuy nhiên phần lớn khoản vay lại tập trung ở hai ngành Tiêu dùng và Thƣơng nghiệp, dịch vụ (chiếm trên 75%). Các ngành còn lại chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong cho vay HKD. Nhƣ vậy, cán cân cho vay nghiêng về hai ngành nghề Tiêu dùng và Thƣơng nghiệp. Trƣờng hợp hai ngành nghề này gặp khó khăn, sản xuất kinh doanh bị đình trệ thì khả năng nợ quá hạn, nợ xấu tại Chi nhánh sẽ tăng cao.

- Tỷ trọng nông, lâm, ngƣ nghiệp đạt rất thấp, chiếm tỷ trọng dƣới 10% chứng tỏ các khoản vay nông, lâm, ngƣ nghiệp chƣa đƣợc quan tâm đúng mức tại Agribank Chi nhánh Đà Nẵng, mặc dù Agribank yêu cầu các Chi nhánh tập trung cho vay các nhu cầu vốn về nông, lâm ngƣ nghiệp.

- Nợ xấu, nợ quá hạn tăng theo thời gian. Tỷ lệ nợ quá hạn cao (trên 5%). Tỷ lệ nợ xấu cũng cao (trên 2,5%, trừ năm 2013 nợ xấu giảm xuống dƣới 2%). Trong đó các khoản vay thuộc nhóm 5 chiếm tỷ trọng lớn và tốc độ tăng trƣởng ngày càng cao. Do các khoản nợ nhóm 5 tăng đột biến, nên các khoản trích lập DPRR cũng tăng cao và tỷ lệ trích lập DPRR cũng tăng đột biến vào năm 2014.

b. Nguyên nhân

Những hạn chế tại Agribank Chi nhánh Đà Nẵng là do tác động của nhiều nhân tố:

- Tác động của nền kinh tế vĩ mô trong thời gian qua: khủng hoảng kinh tế, sự bất ổn định của nền kinh tế thế giới cũng nhƣ những ảnh hƣởng về chính trị, xung đột trên thế giới, đặc biệt là kinh tế trong khu vực Châu Á có tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam nhƣ tình hình giá cả tiêu dùng thƣờng xuyên có diễn biến tăng, chỉ số CPI tăng nhanh kéo theo hàng loạt

biến động về cung cầu trên thị trƣờng. Lãi suất trong những năm qua mặc dù có xu hƣớng giảm theo chủ trƣơng của NHNN, tuy nhiên các HKD vẫn còn gặp khó khăn trong quá trình tiếp cận vốn vay của ngân hàng do nhiều thủ tục tục rƣờm rà. Tất cả những điều trên khiến cho tình hình kinh tế tại Việt Nam nói chung và Thành phố Đà Nẵng nói riêng bị ảnh hƣởng, gây trì trệ nền sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình.

- Sự cạnh tranh giữa các NHTM ở địa bàn Thành phố Đà Nẵng có phần gay gắt hơn các thành phố trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Lí do là Thành phố Đà Nẵng có vị trí thuận lợi, hơn nữa lại là khu vực phát triển nhất trong khu vực, vì vậy việc phát triển kinh tế ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi hơn ở các nơi khác. Chính vì vậy, rất nhiều NHTM mở Chi nhánh trên địa bàn Đà Nẵng. Khi khách hàng có nhiều sự lựa chọn, hiển nhiên việc cho vay HKD khó tăng trƣởng mạnh mẽ.

- Khách hàng HKD vẫn còn bị hạn chế về trình độ, thiếu những kỹ năng, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất do đó hiệu quả sử dụng vốn chƣa cao. - Các ngành nghề xây dựng, công nghiệp chế biến, kinh doanh bất động sản... đòi hỏi nguồn vốn lớn, nhân lực dồi dào. Vì thế khó có khả năng phát triển ở mảng cho vay HKD. Các ngành nông, lâm, ngƣ nghiệp ít có điều kiện phát triển do Thành phố Đà Nẵng không chú trọng phát triển loại hình này.

- Cơ chế nghiệp vụ của ngân hàng còn tồn tại nhiều thủ tục phiền hà, phức tạp. Hơn nữa, các dự án của HKD đều là dự án nhỏ, do CBTD hƣớng dẫn xây dựng sau đó lại trực tiếp thẩm định cho vay, do đó tính khả thi và hiệu quả kinh tế thấp.

- Khả năng giám sát khoản vay trong và sau khi cho vay của Chi nhánh chƣa thật sự hiệu quả, chƣa phát hiện ra đƣợc những khoản vay có vấn đề để thu hồi nợ trƣớc khi khoản vay chuyển thành nợ xấu.

chuyển qua hệ thống các ngân hàng khác để đối phó với việc kiểm soát dòng tiền của ngân hàng đã gây khó khăn trong quản lý đơn vị và xử lý nợ xấu.

- Một nguyên nhân khác khiến cho nợ xấu tăng mạnh vào năm 2014, đặc biệt là sau ngày 01/6/2014 là do các Chi nhánh phải thực hiện phân loại nợ theo Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN về quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập DPRR và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và Thông tƣ 09/2014/TT-NHNN ngày 18/3/2014 của Thống đốc NHNN về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN về quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập DPRR và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong nội dung Chƣơng 2, Luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng cho vay HKD cũng nhƣ những khó khăn trong cơ chế cho vay tại Agribank Chi nhánh Đà Nẵng trong 3 năm (từ 2012 đến 2014). Qua đó, Luận văn đã nêu lên đƣợc những điểm mạnh cũng nhƣ những mặt tồn tại, hạn chế trong cho vay HKD tại Chi nhánh. Đây là cơ sở quan trọng để luận văn đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng trƣởng dƣ nợ cho vay HKD cũng nhƣ hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng NNPTNT, chi nhánh đà nẵng (Trang 85 - 89)