KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN Ở MỘT SỐ ĐỊA

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế tư nhân tại tỉnh đăk nông (Trang 39 - 43)

5. Kết cấu của Luận văn

1.4.KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN Ở MỘT SỐ ĐỊA

ĐỊA PHƢƠNG

Tỉnh Bình Dƣơng

- Với mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc thực hiện hoạt động đầu tƣ trên địa bàn tỉnh, Bình Dƣơng đã chú trọng thực hiện cải cách hành chính, thực hiện rút ngắn thời gian trong cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận đầu tƣ, thoả thuận địa điểm cấp đất, đền bù giải toả, cấp giấy phép xây dựng một cách nhanh chóng cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tỉnh đã tạo ra môi trƣờng đầu tƣ thuận lợi cho các nhà đầu tƣ thông qua việc đáp ứng tốt các dịch vụ cần thiết nhƣ cấp điện, nƣớc, giao thông, liên lạc, khách sạn, bệnh viện, trƣờng học, nhà ở..., thực hiện khuyến khích đầu tƣ cho các đối tƣợng theo phƣơng châm - trải thảm đỏ mời doanh nghiệp đầu tƣ.

Thành phố Hồ Chí Minh

- Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có cơ chế, chính sách và môi trƣờng đầu tƣ thông thoáng, bình đẳng. Thành phố đẩy mạnh việc thực hiện

31

cải cách hành chính, bãi bỏ những thủ tục không cần thiết, nhất là trong lĩnh vực đầu tƣ, đăng ký kinh doanh, thuế, hải quan và các dịch vụ hành chính; công khai, minh bạch quy trình, thủ tục, chuẩn hóa mô hình áp dụng cơ chế “một cửa liên thông”, tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan hành chính các cấp để giảm phiền hà cho doanh nghiệp (DN) và nhà đầu tƣ (NĐT).

- TP.HCM đã thực hiện “4 công khai”: công khai trình tự, thủ tục – công khai hồ sơ biểu mẫu – công khai thời gian cấp đăng ký và công khai lệ phí. Nhằm giúp các NĐT và DN có thể trực tiếp kiểm tra quá trình thực hiện, nhà đầu tƣ phát hiện nhân viên nào làm sai, có thể phản ánh thông qua hộp thƣ góp ý hoặc phản ánh trực tiếp với lãnh đạo thông qua hệ thống đối thoại chính quyền thành phố.

- Đối thoại chính quyền và doanh nghiệp qua mạng internet ở thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống đối thoại đƣợc UBND thành phố xây dựng nhằm mục đích giải quyết nhanh các khó khăn liên quan các hoạt động quản lý nhà nƣớc mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó Trung tâm xúc tiến thƣơng mại và đầu tƣ thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò điều phối, giám sát. Thời hạn tối đa mà các cơ quan phải trả lời các vƣớng mắc của doanh nghiệp chỉ đƣợc qui định không quá 5 ngày.

Tỉnh Đồng Tháp

Quyết tâm cao của lãnh đạo tỉnh đối với việc cải thiện thủ tục hành chính, cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh. Ngay cả thời điểm hiện nay Đồng Tháp đã đứng thứ nhất cả nƣớc về chỉ số PCI nhƣng lãnh đạo tỉnh vẫn cam kết sẽ tiếp tục đẩy nhanh quá trình điều chỉnh, cải tiến mối quan hệ hợp tác giữa chính quyền và doanh nghiệp để tạo ra môi trƣờng đầu tƣ tốt hơn nữa.

Đồng Tháp biết phát huy những lợi thế của mình, khuyến khích đầu tƣ phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp tạo

32

ra sản phẩm hàng hóa quy mô lớn, chất lƣợng cao theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất nguyên liệu đến khâu bảo quản, sơ chế và chế biến thành phẩm đạt giá trị gia tăng cao có sức cạnh tranh trên thị trƣờng.

+ Đồng Tháp nhìn nhận đƣợc vai trò của doanh nghiệp và nhà đầu tƣ nhƣ những ngƣời cùng đồng hành trong phát triển kinh tế của tỉnh, nhờ vậy đã tạo mối quan hệ gắn bó, gần gũi giữa chính quyền và nhà đầu tƣ.

33

KẾT CHƢƠNG

Đề cập đến vấn đề phát triển kinh tế tƣ nhân ở nƣớc ta nói chung và tỉnh Đắk Nông nới riêng, trƣớc hết cần phải hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế tƣ nhân, phát triển kinh tế tƣ nhân. Sau khi làm rõ quan điểm về kinh tế tƣ nhân ở nƣớc ta, đề tài đã phân tích những ƣu thế, hạn chế, nội dung và những nhân tố tác động đến sự phát triển của kinh tế tƣ nhân trong nền kinh tế. Việc phát triển kinh tế tƣ nhân ở tỉnh Đắk Nông sẽ tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển kinh tế, xã hội.

Để phát triển kinh tế tƣ nhân tỉnh Đắk Nông thì việc tổng kết kinh nghiệm của các địa phƣơng trong nƣớc, đặc biệt các tỉnh có đặc điểm tƣơng đồng là rất cần thiết, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc phát triển kinh tế tƣ nhân và vận dụng nó cho phù hợp với điều kiện của địa phƣơng.

34

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƢ NHÂN TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG TRONG THỜI GIAN QUA

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế tư nhân tại tỉnh đăk nông (Trang 39 - 43)