Thực trạng về các nguồn lực trong doanh nghiệp tƣ nhân

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế tư nhân tại tỉnh đăk nông (Trang 58 - 67)

5. Kết cấu của Luận văn

2.2.2.Thực trạng về các nguồn lực trong doanh nghiệp tƣ nhân

a. Thực trạng về vốn.

Vốn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, doanh nghiệp dồi dào về vốn sẽ dễ dàng nắm bắt đƣợc cơ hội trong kinh doanh, cải thiện đƣợc trang thiết bị theo kịp sự phát triển của thời đại.

Số lƣợng các doanh nghiệp tăng qua các năm, điều đó chứng tỏ nguồn vốn sản xuất kinh doanh cũng tăng theo.

Qua bảng 2.11 cho thấy nguồn vốn sản xuất kinh doanh bình quân của các doanh nghiệp KTTN có xu hƣớng tăng lên qua các năm. Tính đến năm 2013, nguồn vốn sản xuất kinh doanh bình quân của công ty cổ phần tăng lớn nhất, đạt 12.176 triệu đồng; thứ hai là công ty TNHH đạt 4.132 triệu đồng; doanh nghiệp tƣ nhân năm 2009 là 1.324 triệu đồng đến năm 2013 cũng tăng lên 1.654 triệu đồng.

Đối với tốc độ tăng trƣởng vốn của các doanh nghiêp, qua bảng 2.10 ta thấy, tốc độ tăng trƣởng vốn của các doanh nghiệp thuộc kinh tế tƣ nhân trong giai đoan 2009-2013 tăng trƣởng tƣơng đối nhanh, nhanh nhất là công ty cổ phần, tăng bình quân đạt 31,8%; thứ hai là công ty TNHH đạt 6,1%, thứ ba là doanh nghiệp tƣ nhân đạt 5,7%.

50

Bảng 2.11. Tình hình sử dụng vốn bình quân của KTTN

ĐVT: Triệu đồng Các Loại hình

KTTN

Năm Năm Năm Năm Năm Tăng

trƣởng BQ (%) 2009 2010 2011 2012 2013 - DNTN 1324 1432 1498 1547 1654 5,7 - Công ty TNHH 3654 3876 4132 4121 4352 6,1 - Công ty CP 4632 7431 10354 11321 12176 31,8 Nguồn: Số liệu Cục thuế tỉnh Đắk Nông.

- Nguồn vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh còn rất thấp, minh chứng qua bảng 2.12 sau:

Bảng 2.12. Phân loại DN theo vốn kinh doanh năm 2013

Phân loại Số lƣợng doanh nghiệp tỷ lệ

ĐVT DN % Dƣới 1 tỷ 756 34.2 Từ 1 tỷ đến dƣới 5 tỷ 1072 48.5 Từ 5 tỷ đến dƣới 10 tỷ 203 9.2 Từ 10 tỷ đến dƣới 50 tỷ 146 6.6 Từ 50 tỷ đến dƣới 200 tỷ 25 1.1 Từ 200 tỷ đến trở lên 10 0.5 Tổng 2212 100.0

Nguồn: Sở kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Đắk Nông.

Qua bảng 2.12, ta thấy số DN có vốn đăng ký kinh doanh từ 1 tỷ đồng đến 5 tỷ đồng, chiếm số lƣợng lớn nhất là 1.072 doanh nghiệp, chiếm 48,5%;

51

thứ hai là DN có quy mô dƣới 1 tỷ đồng có 756 doanh nghiệp, chiếm 34,2%; thứ ba là DN có quy mô từ 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng có số lƣợng lớn thứ ba là 203 doanh nghiệp, chiếm 9,2%. Điều đó cho thấy quy mô sản xuất của các doanh nghiệp KTTN thấp, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

b. Thực trạng về lao động.

Cùng với các thành phần kinh tế khác, khu vực KTTN cũng góp phần đáng kể vào việc giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, ổn định xã hội. Đặc biệt, việc tạo thêm việc làm mới trong lĩnh vực phi nông nghiệp đã thúc đẩy sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của tỉnh. Để biết tình hình sử dụng lao động trong khu vực KTTN ta quan sát bảng 2.13 sau:

Bảng 2.13: Tình hình sử dụng lao động của KTTN thời gian qua

Chỉ tiêu ĐVT

Năm Năm Năm Năm Năm Tăng

trƣởng (%) BQ (%) 2009 2010 2011 2012 2013 - Công ty TNHH CT 5.379 7.090 11.830 9.471 8.480 12,05 - Công ty cổ phần CT 1.456 1.950 2.947 3.300 3.614 25,51 - DNTN DN 2.208 2.604 2.443 2.275 2.430 2,42 Tổng 9.044 11.645 17.220 15.046 14.523 12,57

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông năm 2013

- Số lƣợng lao động trong khu vực kinh tế tƣ nhân tăng tỷ lệ thuận với việc tăng các doanh nghiệp kinh tế tƣ nhân. Cụ thể năm 2009 là 9.044 lao động, thì đến năm 2013 đã tăng lên 14.523 lao động. Trong đó, lực lƣợng lao

52

động đông nhất chủ yếu ở công ty trách nhiệm hữu hạn là 8.480 lao động, thứ hai là công ty cổ phần 3.614 lao động, thứ ba là doanh nghiệp tƣ nhân có 2.430 lao động. Theo các loại hình thì tốc độ tăng số lao động ở loại hình công ty cổ phần tăng bình quân qua các năm cao nhất đạt 25,51%, thứ 2 là loại hình Công ty trách nhiệm hữu hạn có tốc độ cao nhất đạt 12,05%, thứ ba là doanh nghiệp tƣ nhân có tốc độ tăng chậm nhất chỉ đạt 2,42%.

- Số lƣợng lao động trong khu vực KTTN tăng liên tục qua các năm đã góp phần giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống cho ngƣời lao động của tỉnh nhà. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp của tỉnh thuê mƣớn lao động trong thời gian ngắn lại không ký hợp đồng và không báo với cơ quan chức năng, nhằm mục đích không đóng các loại bảo hiểm cho ngƣời lao động diễn ra phổ biến.

- Số lƣợng các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tăng dẫn đến số lƣợng lao động tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động bình quân một số loại hình doanh nghiệp lại có xu hƣớng giảm xuống. Để biết cụ thể, ta phân tích bảng 2.14 sau:

Bảng 2.14: Số lao động bình quân của DN KTTN

ĐVT: lao động

Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm

2009 2010 2011 2012 2013 - Công ty TNHH 21,10 18,79 23,39 15,83 10,50 - Công ty CP 25,55 25,00 29,41 29,10 28,82 - DNTN 8,40 8,95 7,62 6,73 6,16

53

Qua bảng 2.14 ta thấy số lao động bình quân của các doanh nghiệp có xu hƣớng giảm, cụ thể, loại hình công ty TNHH năm 2009 có số lao động bình quân là 21,1 lao động thì đến năm 2013 chỉ còn 10,5 lao động; DNTN có số lao động bình quân năm 2009 là 8,4 lao động thì đến năm 2013 giảm xuống còn 6,16 lao động, riêng loại hình công ty cổ phần lại có xu hƣớng tăng số lao động bình quân, thể hiện năm 2009 có 25,55 lao động thì đến năm 2013 số lao động bình quân đã tăng lên 28,28 lao động. Nguyên nhân là các doanh nghiệp thành lập mới chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nên ít sử dụng lao động hơn các ngành nghề sản xuất hàng hóa. Mặt khác trong các năm qua, do tình hình kinh tế bất ổn, Chính phủ cắt giảm đầu tƣ công nên các doanh nghiệp cũng phải đƣa ra phƣơng án kinh doanh và cắt giảm lao động cho phù hợp.

c. Thực trạng về cơ sở vật chất

- Mặt bằng sản xuất kinh doanh.

+ Mặt bằng là nguồn lực vật chất ảnh hƣởng trực tiếp đến quá trình sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có mặt bằng rộng, đặt tại vị trí thuận lợi, kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại… sẽ thuận lợi cho kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 2 khu công nghiệp và 2 cụm công nghiệp đã hoàn thiện hạ tầng để đƣa vào kinh doanh.Trong đó, khu công nghiệp Tâm Thắng nằm trên địa bàn xã Tâm Thắng, huyện Cƣ Jút, diện tích 181 ha. Hiện có 20 dự án đang hoạt động, 04 dự án đang xây dựng cơ bản và 06 dự án đăng ký đầu tƣ; tổng vốn đăng ký đầu tƣ 1.186,6 tỷ đồng, vốn thực hiện 800,6 tỷ đồng; tỷ lệ lấp đầy KCN 63%. Khu công nghiệp Nhân cơ có diện tích 90 ha do Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam đang đầu tƣ xây dựng nhà máy khai thác bauxite, Cụm công nghiệp Đắk Ha, huyện Đắk Glong có quy mô 37 ha đã đầu tƣ hoàn thiện, nhƣng đến thời điểm hiện tại tỷ lện lấp

54

đầy mới đạt 15%, Cụm công nghiệp Thuận An, huyện Đắk Mil có diện tích 35 ha nhƣng tỷ lệ lấp đầy mới đạt 10%. Bên cạnh đó, UBND tỉnh ĐắkNông cũng đã quy hoạch thêm 4 cụm công nghiệp, hiện đang đƣợc các nhà đầu tƣ xin chủ trƣơng để đầu tƣ xây dựng.

+ Nguyên nhân các khu công nghiệp và cụm công nghiệp đã hoàn thành đƣa vào kinh doanh nhƣng tỷ lệ lấp đầy lại đạt rất thấp là do, giá thuê đất tại các khu và cụm công nghiệp cao, cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém, xa sân bay nên việc thu hút các nhà đầu tƣ lớn vào tỉnh đặt nhà máy tại các khu công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.

Bảng 2.15. Các khu CN, cụm CN trên địa bàn tỉnh

Quy mô Tỷ lệ lấp đầy Vị trí Khu công nghiệp tâm

thắng 181 ha 63% Huyện Cƣ Jút

Khu công nghiệp Nhân cơ 90 ha 100% Huyện Đắk R'lấp Cụm công nghiệp Đắk Ha 37 ha 15% Huyện Đắk Glong Cụm công nghiệp Thuận

An 35 ha 15% Huyện Đắk Mil

Nguồn: Sở Công thƣơng

+ Trong thời gian qua tỉnh Đắk Nông đã có các cơ chế chính sách để phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trên thực tế nguồn vốn hỗ trợ cho các CCN vẫn còn hạn chế, mỗi CCN mới chỉ đƣợc hỗ trợ đƣợc 3 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách của Trung ƣơng, nguồn ngân sách địa phƣơng hạn chế nên chƣa hỗ trợ đƣợc nhiều để đầu tƣ CCN, trong khi chi phí để đầu tƣ hoàn thiện một cụm công nghiệp khoảng 60 tỷ đồng. Do đó, hầu hết các CCN nghiệp trên địa bàn tỉnh đến thời điểm hiện nay chƣa đƣợc phát triển.

55

+ Hiện nay, đa số các doanh nghiệp trong tỉnh sử dụng đất gia đình có sẵn để xây dựng nhà xƣởng sản xuất, kinh doanh, một số ít các doanh nghiệp chế biến gỗ, thuê đất trong các khu, cụm công nghiệp để hoạt động. Điều này ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân xung quanh vì gây ra ô nhiễm tiếng ồn và ô nhiễm môi trƣờng.

+ Diện tích đất và nhà xƣởng để sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại tỉnh Đắk Nông tƣơng đối nhỏ, vấn đề này ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Để nắm rõ hơn về diện tích đất và nhà xƣởng để sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ta phân tích bảng 2.14 sau:

Bảng 2.16. Thực trạng diện tích đất và diện tích nhà xƣởng của doanh nghiệp Loại hình ĐVT lƣợng Số Đất sử dụng Nhà xƣởng Tổng diện tích (m2) BQ 1 đơn vị (m2 ) Tổng diện tích (m2) BQ 1 đơn vị (m2) 2. DNTN DN 50 128.435 2.569 7.696 154 3.C.ty TNHH C.ty 60 187.991 3.133 40.250 671 4. C.ty CP C.ty 40 195.734 4.893 45.040 1.126 Tổng số 150 512.160 10.595,23 92.986,2 1.950,8

Nguồn: Báo cáo rà soát doanh nghiệp của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ

Qua điều 2.16 ta thấy đƣợc diện tích đất sử dụng và diện tích nhà xƣởng của các doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Đắk Nông còn hạn chế. Cụ thể, diện tích đất sử dụng loại hình công ty cổ phần có diện tích bình quân cao nhất đạt 4.893m2, loại hình doanh nghiệp tƣ nhân có diện tích đất sử dụng thấp nhất đạt 2.569m2

56

loại hình công ty cổ phần có diện tích bình quân cao nhất đạt 1.126m2, loại hình doanh nghiệp tƣ nhân có diện tích đất sử dụng thấp nhất đạt 154m2

. Qua đây ta có thể thấy đƣợc các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chủ yếu là quy mô nhỏ.

- Nguyên vật liệu.

Đắk Nông là một tỉnh chủ yếu sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên do tính tự phát và thị trƣờng không ổn định, tình trạng đƣợc mùa thì mất giá, đƣợc giá thì mất mùa nên trong quá trình sản xuất một số nguyên vật liệu không đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp nhƣ: mía đƣờng, hạt điều, đậu phụng, gỗ…, vì vậy các DN vẫn phải nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ bên ngoài.

d. Thực trạng về công nghệ

Công nghệ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp KTTN đang sử dụng công nghệ lạc hậu, tỷ lệ sản phẩm hƣ hỏng cao, lao động thủ công chiếm đa số nên sản phẩm sản xuất ra có chất lƣợng chƣa cao, khó tìm đƣợc chỗ đứng trên thị trƣờng.

Theo kết quả rà soát sau đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Đắk Nông thì phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sử dụng máy móc cũ, lạc hậu, mang tính chắp vá không đồng bộ, tính tự động hóa trong dây truyền thấp, công nghệ sản xuất đã lạc hậu nên khó có thể đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Chính vì vậy mà trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh có rất ít các doanh nghiệp tạo ra sản phẩm để xuất khẩu, chủ yếu là bán cho các doanh nghiệp lớn ở các tỉnh Bình Dƣơng, Thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, ngoài một số hạn chế nhìn thấy đƣợc, cũng phải đánh giá rằng một số doanh nghiệp tại tỉnh Đắk Nông cũng đã nổi lên nhƣ đơn vị tiên phong trong việc đổi mới công nghệ để sản xuất hàng hóa để xuất khẩu nhƣ:

57

Công ty MDF Long Việt hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ MDF đã đầu tƣ máy móc công nghệ của Đức, tổng mức đầu tƣ nhà máy trên 300 tỷ đồng; Công ty Hải Sơn hoạt động trong lĩnh vực chế biến gỗ xuất khẩu; Công ty GreenFarm hoạt động trong lĩnh vực phát triển giống heo, Công ty TNHH một thành viên Tất Thắng hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông sản …

Trong những qua, UBND tỉnh Đắk Nông đã có nhiều chính sách quan tâm đến việc phát triển khoa học công nghệ của tỉnh, trong kế hoạch vốn đầu tƣ phát triển hàng năm luôn bố trí từ 5-10% vốn để đầu tƣ cho KH-CN.

e. Trình độ quản lý doanh nghiệp

Các DN thuộc khu vực KTTN của Việt Nam nói chung và của tỉnh Đắk Nông nói riêng có đặc điểm là: Ngƣời chủ sở hữu vốn đồng thời là ngƣời trực tiếp quản lý điều hành doanh nghiệp, tuy họ không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhƣng nhà quản lý rất quan trọng, vì họ đƣa ra nhƣng quyết định định hƣớng cho doanh nghiệp, do đó họ quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Chính vì thế ngƣời chủ doanh nghiệp phải biết quản lý, biết dùng đúng ngƣời, đúng việc, biết kết hợp các nguồn lực đầu vào một cách hợp lý thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới đạt đƣợc hiệu quả.

Để nắm rõ về trình độ quản lý doanh nghiệp ta phân tích bảng 2.17 sau:

Bảng 2.17: Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp KTTN

Trình độ học vấn Số lƣợng doanh nghiệp (DN) Số bình quân (ngƣời)

Trung học cơ sở 5 3,3

Trung học phổ thông 25 16,7

Cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp 65 43,3

Đại học 50 33,3

Trên đại học 5 3,3

Tổng 150 100

58

Theo kết quả điều tra, khảo sát 150 doanh nghiệp của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Đắk Nông, thì phần lớn các doanh nghiệp chƣa có chiến lƣợc sản xuất kinh doanh, phần lớn các chủ doanh nghiệp có trình độ từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên. Cụ thể, qua bảng trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp ta thấy, chủ doanh nghiệp có trình độ cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp chiếm tới 43,3%, chủ doanh nghiệp có trình độ đại học chiếm 33,3%, trình độ trung hoc phổ thông chiếm 16,7%, trình độ trên đại học và trung học cơ sở chỉ chiếm 3,3%. Qua số liệu trên ta thấy phần lớn các chủ doanh nghiệp có trình độ từ trung cấp chuyên nghiệp trở lên, đây là một tín hiệu tƣơng đối khả quan cho việc phát triển các doanh nghiệp nhƣng đa phần các chủ doanh nghiệp lại chƣa qua các lớp đào tạo về quản trị doanh nghiệp nên phần lớn các doanh nghiệp chƣa lập đƣợc chiến lƣợc phát triển, định hƣớng kinh doanh và quản lý của các doanh nghiệp của mình trong quá trình phát triển. Đây cũng là vấn đề làm ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế tƣ nhân ở tỉnh Đắk Nông.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế tư nhân tại tỉnh đăk nông (Trang 58 - 67)