Lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế tư nhân tại tỉnh đăk nông (Trang 25 - 29)

5. Kết cấu của Luận văn

1.2.3.Lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất

- Hình thức tổ chức sản xuất của doanh nghiệp là các loại hình tổ chức của doanh nghiệp hay là cách thức tổ chức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà biểu hiện chính là các doanh nghiệp tƣ nhân, công ty TNHH, công

17

ty cổ phần. Doanh nghiệp lựa chọn hình thức tổ chức nào phải nghiên cứu những ƣu, nhƣợc điểm riêng cụ thể của từng loại, từ đó đƣa ra quyết định.

- Việc lựa chọn hình thức tổ chức sản xuất rất quan trọng vì chọn đúng hình thực sản xuất sẽ phát huy hiệu quả cao nhất của các yếu tố nguồn lực.

- Nhƣ đã nói ở phần phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung vào các loại hình doanh nghiệp gồm: DNTT, công ty TNHH, công ty cổ phần.

a. Doanh nghiệp tƣ nhân

- Doanh nghiệp tƣ nhân làt loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Theo Luật Doanh nghiệp, chủ DNTN là ngƣời đại diện của doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, sử dụng lợi nhuận sau khi nộp thuế và thực hiện các nghiệp vụ tài chính khác theo pháp luật quy định; có thể trực tiếp hoặc giao cho ngƣời khác quản lý điều hành hoạt động kinh doanh. Nếu giao cho ngƣời khác quản lý phải khai báo với cơ quan đăng kí kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. DNTN có tƣ cách pháp nhân kể từ ngày đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh [20, tr. 65].

- Về ƣu điểm

+ Doanh nghiệp tƣ nhân ít bị ràng buộc bởi quy định pháp luật do chế độ trách nhiệm vô hạn nhƣ một sự đảm bảo cho đối tác kinh doanh cũng nhƣ các tổ chức tín dụng hợp tác với doanh nghiệp rồi.

+ Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tƣ nhân đơn giản, gọn nhẹ.

+ Chế độ trách nhiệm vô hạn tạo ra sự tin tƣởng cho đối tác và khách hàng của doanh nghiệp tƣ nhân, thu hút hợp tác kinh doanh.

18

- Chủ doanh nghiệp tƣ nhân luôn có tính rủi ro cao do phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình trƣớc mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cho dù doanh nghiệp đƣợc thuê giám đốc quản lý doanh nghiệp nhƣng chủ doanh nghiệp tƣ nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp tƣ nhân không có tƣ cách pháp nhân.

b. Công ty TNHH

- Công ty trách nhiệm hữu hạn: Là doanh nghiệp trong đó các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp. Thành viên của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; tối đa không vƣợt quá năm mƣơi ngƣời. Công ty TNHH có tƣ cách pháp nhân kể từ ngày đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, công ty TNHH không đƣợc phát hành cổ phiếu để huy động vốn. Công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên phải có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc. Công ty TNHH có trên mƣời một thành viên phải có ban kiểm soát. Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay. Hoạt động kinh doanh dƣới hình thức công ty TNHH đem lại cho nhà đầu tƣ nhiều lợi thế [20, tr. 14]

- Ƣu điểm

+ Do có tƣ cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho ngƣời góp vốn.

+ Số lƣợng thành viên công ty trách nhiệm không nhiều và các thành viên thƣờng là ngƣời quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.

19

+ Chế độ chuyển nhƣợng vốn đƣợc điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tƣ dễ dàng kiểm soát đƣợc việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của ngƣời lạ vào công ty.

- Hạn chế

+ Do chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trƣớc đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hƣởng.

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tƣ nhân hay công ty hợp danh.

+ Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

c. Công ty cổ phần

- Ƣu điểm

+ Chế độ trách nhiệm của Công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao.

+ Cơ cấu vốn của Công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều ngƣời cùng góp vốn vào công ty.

+ Khả năng hoạt động của Công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề.

+ Khả năng huy động vốn của Công ty cổ phần rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần.

+ Việc chuyển nhƣợng vốn trong Công ty cổ phần là tƣơng đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tƣợng đƣợc tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của Công ty cổ phần.

20

+ Việc quản lý và điều hành Công ty cổ phần rất phức tạp do số lƣợng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều ngƣời không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích.

+ Việc thành lập và quản lý Công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán

Nhƣ vậy, so với các loại hình doanh nghiệp khác, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có tính tổ chức và xã hội hóa cao cả về vốn cũng nhƣ các hoạt động; Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ƣu và nhƣợc điểm. Nên doanh nghiệp cần căn cứ vào khả năng, nhu cầu, cùng sự dự báo về mức độ phát triển trong tƣơng lai của các doanh nghiệp mà chọn cho mình một loại hình kinh doanh cho thích hợp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế tư nhân tại tỉnh đăk nông (Trang 25 - 29)