Thực trạng thị trƣờng tiêu thụ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế tư nhân tại tỉnh đăk nông (Trang 71 - 73)

5. Kết cấu của Luận văn

2.2.5.Thực trạng thị trƣờng tiêu thụ

Thị trƣờng tiêu thụ là nơi giải quyết đầu ra cho doanh nghiệp sau quá trình sản xuất. Doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất cái gì, sản xuất cho ai và phân phối nhƣ thế nào thì phải dựa vào nhu cầu của thị trƣờng và do thị trƣờng quyết định. Trong các năm qua, các doanh nghiệp trong tỉnh đã phần nào tìm đƣợc chỗ đứng cho mình. Thị trƣờng phân phối đã đƣợc mở rộng. Để thấy rõ hơn về thị trƣờng tiêu thụ của doanh nghiệp ta đi vào phân tích các vấn đề sau:

- Tổng mức lƣu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ

Tổng mức lƣu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ ở khu vực doanh nghiệp KTTN tỉnh Đắk Nông tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, Qua số liệu ở bảng 2.22 cho thấy năm 2009 tổng mức lƣu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 1.285 tỷ đồng thì đến năm 2013 đã tăng lên đạt 2.770 tỷ đồng.

Tuy giá trị tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ có tăng qua các năm nhƣng số tăng tuyệt đối giảm dần và tốc độ tăng cũng giảm dần. Cụ thể năm 2010 tốc độ tăng trƣởng đạt 21%, đến năm 2013 tốc độ tăng trƣởng đã giảm xuống chỉ còn 8%.

63

Bảng 2.23: Thực trạng về mức LCHH và DT dịch vụ của KTTN

Loại hình KTTN ĐVT Năm Năm Năm Năm Năm

2009 2010 2011 2012 2013 - Tổng mức LCHH bán lẻ

và doanh thu dịch vụ

Tỷ.đ

1.285 1.548 2.307 2.565 2.770 - Số tăng tuyệt đối Tỷ.đ - 264 759 258 205

- Tốc độ tăng hàng năm % - 21 49 11 8

- Tốc độ tăng bình quân % 1,631 Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013

- Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp KTTN

Qua bảng 2.27 và bảng 2.28 ta thấy doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp KTTN ngày càng tăng, điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp KTTN ngày càng mở rộng đƣợc thị trƣờng phân phối và tiêu thụ. Tuy nhiên, do các doanh nghiệp KTTN của tỉnh Đắk Nông phần lớn có quy mô nhỏ vốn ít nên chƣa chú trọng vào hoạt động quảng cáo, các doanh nghiệp sản xuất ra chủ yếu cung ứng cho thị trƣờng trong tỉnh là chủ yếu. Trong khi thị trƣờng trong tỉnh nhỏ, mức thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp, dân cƣ chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn nên nếu chỉ trông chờ vào thị trƣờng này thì doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ thấp.

- Kim ngạch xuất khẩu

Theo số liệu của Sở Công thƣơng tỉnh Đắk Nông thì đến cuối năm 2013 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông mới có 15 doanh nghiệp KTTN tham gia xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng nhƣng số kim ngạch xuất khẩu bình quân của một doanh nghiệp còn thấp (xem bảng 2.24).

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của doanh nghiệp KTTN tại tỉnh Đắk Nông chủ yếu là: cà phê, cao su, hồ tiêu, ván MDF, hàng thủ công mỹ nghệ, đồ gia dụng. Ngoài những hạn chế về số doanh nghiệp có sản xuất hàng hóa

64

xuất khẩu thấp, kim ngạch xuất khẩu không cao, thì cũng phải đánh giá rằng số doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa và kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng qua các năm.

Bảng 2.24: Thực trạng XK của các DN KTTN qua các năm

Loại hình KTTN ĐVT Năm Năm Năm Năm Năm

2009 2010 2011 2012 2013 - Kim ngạch xuất khẩu Triệu

USD 18.6 20.0 32.0 69.5 64.9 - Số DN xuất khẩu Tỷ.đ 8 9 12 15 15

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013 và Sở Công thƣơng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế tư nhân tại tỉnh đăk nông (Trang 71 - 73)