Liên kết kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế tư nhân tại tỉnh đăk nông (Trang 29 - 32)

5. Kết cấu của Luận văn

1.2.4.Liên kết kinh tế

Liên kết kinh tế là hình thức hợp tác, phối hợp do các đơn vị kinh tế tự nguyện tiến hành nhằm thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh phát triển theo hƣớng có lợi nhất, mang lại lợi ích cho các bên tham gia, hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật Nhà nƣớc.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải có liên kết chặt chẽ với nhau để phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các loại liên kết thƣờng gặp là liên kết ngang và liên kết dọc.

- Liên liên theo chiều ngang: là liên kết giữa các doanh nghiệp cùng loại. Đã có không ít doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may và hàng thủ công mỹ nghệ của chúng ta do quy mô nhỏ đã bị từ chối vì không đáp ứng đƣợc những đơn hàng. Để đáp ứng đƣợc những đơn hàng lớn, một phƣơng án nhanh nhất cho các doanh nghiệp Việt Nam là cùng liên kết lại để sản xuất và xuất khẩu.

21

+ Liên kết ngang có thể làm cho nhiều cơ sở nhỏ trở thành một cơ sở lớn và làm xuất hiện lợi thế theo quy mô (tiết kiệm chi phí đặt hàng, vận chuyển, maketing...). Liên kết ngang còn giúp các cơ sở chia sẻ kinh nghiệm, thông tin và các yếu tố nguồn lực khác.

+ Đối với các doanh nghiệp nên thành lập và tham gia vào các hiệp hội ngành nghề, thực chất là thực hiện liên kết ngang phù hợp đối với các doanh nghiệp kinh doanh ở các lĩnh vực khác. Các hiệp hội ngành nghề là các tổ chức nghề nghiệp cần đƣợc kiện toàn theo hƣớng tăng cƣờng năng lực, tính chuyên nghiệp, chuyên môn, tính thiết thực và hiệu quả. Ngoài việc tuyên truyền, giáo dục văn hoá kinh doanh, ý thức chấp hành luật pháp và trách nhiệm cộng đồng cũng nhƣ thực hiện bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các thành viên, các hiệp hội cũng cần xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch và nội dung hoạt động hƣớng vào việc hỗ trợ, nâng cao lợi thế cạnh tranh của các hội viên.

- Liên kết theo chiều dọc: Là mối liên hệ liên kết giữa các khâu, các công đoạn : khai thác, chế tạo, lắp ráp, phân phối trong cùng một ngành. Có thể cho thấy ở khu vực KTTN nƣớc ta nói chung mối quan hệ này chƣa đƣợc hình thành hoặc hết sức lỏng lẻo. Hầu hết các cơ sở chỉ đơn độc đảm nhận một khâu trong quá trình, lại là khâu kém hiệu quả nhất (khai thác, sơ chế tài nguyên; nuôi trồng, sơ chế nông lâm, thuỷ sản; gia công may mặc, giày da; lắp ráp cơ khí, điện tử, bán lẻ...). Các khâu này mang lại giá trị gia tăng thấp với chi phí đầu vào cao và giá bán thấp. Năng lực thƣơng lƣợng kém so với ngƣời mua (nguyên liệu hoặc nguyên liệu qua sơ chế), so với ngƣời bán (vải sợi, da giày, linh kiện, phụ tùng, thành phẩm...) làm cho các cơ sở càng chịu nhiều áp lực và sự thua thiệt. Tham gia hình thành các mối liên hệ liên kết dọc trong ngành giúp tháo gỡ phần nào khó khăn này.

22

+ Để làm điều đó, các doanh nghiệp hoạt động trong công đoạn khai thác, sơ chế nguyên liệu (vật liệu xây dựng, nông lâm thuỷ sản, khoáng sản...) cần tăng cƣờng các nỗ lực liên kết dọc thuận chiều. Đó là việc liên kết với các cơ sở chế biến có trình độ công nghệ cao trong địa phƣơng (và có thể trong nƣớc), có thể đóng vai trò là một cổ đông, hoặc là nhà cung cấp tin cậy cho các doanh nghiệp đó. Giá trị gia tăng lớn thu đuợc từ hoạt động chế biến công nghệ cao có thể đƣợc chia sẻ. Các doanh nghiệp hoạt động trong công đoạn lắp ráp có thể tham gia hình thành mối quan hệ liên kết dọc về hai phía (cung cấp và tiêu thụ). Trong điều kiện ở địa phƣơng và trong nƣớc, khi mà các ngành công nghiệp hỗ trợ chƣa phát triển thì đây là khó khăn rất lớn nếu muốn tham gia vào hƣớng cung cấp. Dù vậy, chủ động tự chế tạo một số yếu tố đầu vào trong nhiều yếu tố, tăng cƣờng mối quan hệ thêm chặc chẽ với các nhà chế tạo trong nƣớc và địa phƣơng là hết sức cần thiết. Điều này cũng là gợi ý cho khu vực kinh tế tƣ nhân định hƣớng đầu tƣ vào các lĩnh vực mà các ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ phát triển trong tƣơng lai. Về phía tiêu thụ sản phẩm, các doanh nghiệp có thể tự tổ chức hệ thống phân phối của mình hoặc liên kết chặt chẽ với các nhà phân phối để tăng thêm tính chủ động và tìm kiếm lợi nhuận. Với các doanh nghiệp xuất khẩu, việc chủ động nghiên cứu thị trƣờng, tìm kiếm khách hàng để bán hàng trực tiếp không qua trung gian cần đƣợc chú trọng với những cách thức phù hợp với điều kiện của mình. Trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp thì khai thác những tiện ích từ Internet là biện pháp hợp lý.

- Để phản ánh về liên kết của các doanh nghiệp KTTN ngƣời ta có thể dùng một số tiêu chí sau:

+ Tỷ lệ liên kết giữa các doanh nghiệp có cùng chức năng

23

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế tư nhân tại tỉnh đăk nông (Trang 29 - 32)