Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế tư nhân tại tỉnh đăk nông (Trang 50 - 54)

5. Kết cấu của Luận văn

2.1.3.Đặc điểm kinh tế

a. Tăng trƣởng kinh tế.

- Nền kinh tế của tỉnh trong những năm qua có mức tăng trƣởng khá, mặc dù chịu sự ảnh hƣởng lớn của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nhƣng tốc độ tăng trƣởng của tỉnh Đắk Nông giai đoạn 5 năm 2009-2013 vẫn đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân là 13,48%. Trong đó: ngành dịch vụ có mức tăng trƣởng bình quân cao nhất đạt 17,6%; thứ hai là ngành công nghiệp và xây dựng, tăng trƣởng bình quân đạt 17,6%; thứ ba là ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản có tốc độ tăng trƣởng bình quân là 10,2 %.

0 5 10 15 20 2009 2010 2011 2012 2013

Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế

Hình 2.2 Tốc độ tăng trƣởng kinh tế qua các năm

Qua bảng 2.4 ta cũng thấy đƣợc các ngành đều tăng trƣởng giảm ở năm 2012 -2013, vì đây là giai đoạn lạm phát cao, Chính phủ thực hiện cắt giảm đầu tƣ công để kìm chế lạm phát. Cụ thể, ngành công nghiệp xây dựng tăng trƣởng đạt 23,2% năm 2010 thì đến năm 2012 tăng trƣởng đã giảm xuống còn đạt 15%; ngành dịch vụ tăng trƣởng đạt 25,2% năm 2011 thì đến năm 2012 tăng trƣởng đã giảm xuống còn đạt 11%; ngành nông, lâm thủy sản có biến đổi nhƣng không đáng kể

42

Bảng 2.4. Tăng trƣởng kinh tế tỉnh Đắk Nông qua các năm

ĐVT: %

Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm Tăng

BQ (%)

2009 2010 2011 2012 2013

Tăng trƣởng qua các năm 13,7 14,4 15 12,35 12,8 13,48

Trong đó:

Nông lâm nghiệp và thủy sản 8,6 9,1 13 11 9,2 10,20 Công nghiệp và xây dựng 23,6 23,2 12 15 14,2 17,60

Dịch vụ 17,9 18,4 25 11 16,9 17,78

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông năm 2013

b. Cơ cấu kinh tế

- Trong các năm qua cơ cấu kinh tế của tỉnh Đắk Nông từng bƣớc chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh còn chậm nhƣng xu hƣớng chuyển dịch tƣơng đối rõ nét. Chuyển dịch theo hƣớng giảm dần tỷ trọng khu vực nông, lâm và thủy sản, tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng, dịch vụ. Cụ thể, năm 2009 tỷ trọng ngành nông, lâm thủy sản chiếm 56,79% đến năm 2013 đã giảm xuống còn 53,14%; tỷ trọng ngành dịch vụ năm 2009 là 21,12% đến năm 2013 đã tăng lên 25,6%; riêng ngành công nghiệp và xây dựng có sự chuyển dịch chậm, có tăng về tỷ trọng năm 2010 đạt tỷ trọng 24,09% nhƣng do tình hình chung của cả nƣớc về việc cắt giảm đầu tƣ công để kìm chế lạm phát nên làm ngành công nghiệp và xây dựng phát triển theo xu hƣớng giảm, chỉ chiếm tỷ trọng 21,26% trong cơ cấu ngành.

43

Bảng 2.5. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Đắk Nôngqua các năm

Chỉ tiêu ĐVT Năm Năm Năm Năm Năm

2009 2010 2011 2012 2013

Tổng số % 100 100 100 100 100

Nông lâm nghiệp

và thủy sản % 56,79 53,6 59,41 56,53 53,14 Công nghiệp

và xây dựng % 22,09 24,09 20,96 21,13 21,26

Dịch vụ % 21,12 22,3 19,63 21,26 25,6

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông năm 2013

56,79% 22,09%

21,12%

NĂM 2009

Nông lâm nghiệp và thủy sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 53% 21% 26% Năm 2013

Nông lâm nghiệp và thủy sản

Công nghiệp và xây dựng

Dịch vụ

Hình 2.3 Cơ cấu kinh tế các ngành năm 2009 và năm 2013 c. Cở sở vật chất

- Thủy lợi: Đến năm 2013 tổng số công trình thủy lợi đã hoàn thành đƣa vào sử dụng là 186 công trình, các công trình thủy lợi trên hiện tƣới chủ động cho lúa 2 vụ khoảng 4.104 ha, tƣới cho cà phê 18.232 ha, đáp ứng khoảng 64% diện tích cây trồng có nhu cầu cần tƣới. Diện tích gieo trồng còn lại nhân dân sử dụng nƣớc tự chảy của suối nhỏ đầu nguồn, bằng nƣớc ngầm, một số ít tƣới bằng giếng khơi. Khai thác tổng hợp các công trình thủy lợi,

44

thủy điện tận dụng dung tích, diện tích mặt thoáng để nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch, nâng cao hiệu quả sử dụng.

- Cấp nƣớc sinh hoạt: Tỷ lệ hộ đƣợc dùng nƣớc sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 75%. Cấp nƣớc sinh hoạt cho khu vực nông thôn chủ yếu là các nƣớc giếng khoan, giếng đào. Ở những vùng cao, vùng nƣớc ngầm hạn chế, nhiều vùng dân cƣ vẫn phải sử dụng nƣớc khe, nƣớc suối.

- Thoát nƣớc đô thị: Đến nay các đô thị trên địa bàn tỉnh chƣa có hệ thống thu gom và khu xử lý nƣớc thải tập trung.

- Giao thông: Có hai tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh, Quốc lộc 14 chạy dọc tỉnh có chiều dài khoảng 165km, Quốc lộ 28 đi tỉnh Lâm đồng dài 63km, hiện nay đang đƣợc nâng cấp, sửa chữa. Trong giai đoạn 2009 – 2013 tỉnh đã tập trung nhựa hóa 78 km, nâng tỷ lệ nhựa hóa đƣờng tỉnh lộ đạt 92%, nhựa hóa 54 km đƣờng huyện lộ, nâng tỷ lệ nhựa hóa đƣờng huyện lên 71%. Đến năm 2013, có 36 buôn, bon đã làm đƣờng nhựa, nâng số buôn, bon có 1- 2km đƣờng nhựa lên 96 bon, buôn, đạt tỷ lệ 69%.

- Điện: Đến năm 2013, 100% xã, phƣờng, thị trấn có điện lƣới quốc gia, số thôn, buôn có điện và số hộ sử dụng điện là 92%

- Bƣu chính viễn thông: Hạ tầng bƣu chính viễn thông phát triển cả về quy mô và chất lƣợng. Đến năm 2013, đã có 100% số xã có điện thoại cố định. Số thuê bao điện thoại cố định liên tục tăng qua các năm đạt bình quân 13,7 máy/100 dân, 100% số xã thu đƣợc tín hiệu truyền hình Việt Nam, 83% số xã thu đƣợc tín hiệu đài truyền hình địa phƣơng, 100% số xã thu đƣợc sóng phát thanh của đài tiếng nói Việt Nam.

- Y tế: Tỉnh Đắk Nông có mạng lƣới y tế tƣơng đối hoàn thiện, đến năm 2013 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có 8 bệnh viện, 71 trạm y tế xã. Tỷ lệ bác sỹ/vạn dân năm 2013 đạt 5,4 bác sỹ/vạn dân. Tỷ lệ giƣờng bệnh/vạn dân năm 2013 đạt 16,05 giƣờng bệnh/vạn dân.

45

- Giáo dục: Đến nay trên địa bàn tỉnh chƣa có trƣờng đại học, cao đẳng, chỉ có một trƣờng trung cấp chuyên nghiệp, toàn tỉnh hiện có 67 trƣờng đạt chuẩn quốc gia.

d. Chính sách kinh tế

Mục tiêu trong các chính sách của tỉnh là phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng – an ninh và trật tự an toàn xã hội. Đƣa tỉnh Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu tỉnh Đắk Nông đạt mức bình quân của cả nƣớc. Để đạt đƣợc mục tiêu đó tỉnh Đắk Nông đã có những chính sách cụ thể nhƣ:

- Chính sách ƣu đãi đầu tƣ vào những cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Chính sách ƣu đãi đầu tƣ vào lĩnh vực giáo dục, thể dục thể thao. - Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

- Chính sách thu hút đầu tƣ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Ngoài những chính sách trên tỉnh Đắk Nông đang triển khai xây dựng chiến lƣợc thu hút đầu tƣ vào tỉnh Đắk Nông.

Tóm lại với các điều kiện tự nhiên và xã hội nhƣ đã phân tích ở trên, KTTN của tỉnh có nhiều thuận lợi trong phát triển các ngành nghề sản xuất kinh doanh khác nhau nhƣ khai thác, chế biến, xây dựng, phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển kinh tế tư nhân tại tỉnh đăk nông (Trang 50 - 54)