Một số bài học kinh nghiệm về quản lý chi ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 40)

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý chi ngân sách nhà nước tại một số quận, huyện trong nước

1.3.1 1 inh nghi m quản lý chi ngân sách nhà nước tại quận Thanh xuân

Quận Thanh Xuân nằm ở vị trí quan trọng của Thủ đô Hà Nội có nhiều thuận lợi về vị trí trong nội thành Hà Nội, là quận có diện tích tương đối rộng với 913,2ha, trên địa bàn quận bao gồm tất cả 11phường.

- Trong những năm vừa qua, tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn đạt mức độ tăng trưởng khá cao và ổn định. Kinh tế phát triển, tốc độ năm sau cao hơn năm trước, bình quân tăng 14,93% năm. Xây dựng cơ bản, quản lý đô thị, quản lý đất đai có nhiều tiến bộ. Đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, sửa chữa nâng cấp các công trình giao thông, trường học, nhà văn

hóa, trạm y tế, trụ sở làm việc, cấp thoát nước, điện chiếu sáng, hệ thống chợ... - Quận Thanh Xuân là quận được Thành phố giao nguồn chi tự cân đối từ các nguồn thu của quận không có sự công trợ từ ngân sách cấp trên nên công tác quản lý chi thường xuyên đã được điều hành chủ động từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách.

- Quận đã tiến hành khoán biên chế và khoản chi hành chính cho các đơn vị dự toán, chủ động trong sử dụng kinh phí được ngân sách giao, sắp xếp bộ máy, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ và tăng thu nhập cho cán bộ, công chức. Thực hiện nghiêm túc việc công khai ngân sách các cấp, nhất là các quỹ nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, đồng thời sử dụng nguồn lực huy động xã hội hóa để đầu tư đạt hiệu quả cao.

- Việc phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi cũng như tỷ lệ điều tiết các khoản thu giữa các cấp ngân sách được thực hiện ổn định trong 4 năm đã từng bước nâng các được tính chủ động và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong điều hành ngân sách, tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

1.3.2.1. Kinh nghi m quản lý chi ngân sách nhà nước Quận Cầu Gi y

Quận Cầu giấy nằm ở vị trí quan trọng của Thủ đô Hà Nội có nhiều thuận lợi về vị trí trong nội thành Hà Nội, là quận có diện tích tương đối rộng với 12,04 km2, trên địa bàn quận bao gồm tất cả 8 phường.

- Trong những năm vừa qua, tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn đạt mức độ tăng trưởng khá cao và ổn định. Kinh tế phát triển, tốc độ năm sau cao hơn năm trước, bình quân tăng 13, % năm.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2011 thực hiện 2.108,9 tỷ đồng (bằng 0% kế hoạch). Nguyên nhân do nền kinh tế khó khăn nên nguồn thu ngoài quốc doanh, thu thuế ôtô, xe máy giảm và không thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất.

Tổng chi ngân sách ước thực hiện 515,6 tỷ đồng, đạt 5% so với dự toán. Đảm bảo đáp ứng nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội. Nhiệm vụ chi đạt thấp do quận không tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất là 195 tỷ đồng, chỉ thực hiện chi

từ nguồn phân cấp trong cân đối nên chưa có nguồn thu để thực hiện.

Qua đây, nhận thấy quận Cầu Giấy thực hiện nhiệm vụ chi NSNN không đạt so với Kế hoạch năm, do quận trong năm không đấu giá quyền sử dụng đất, dẫn đến nguồn thu điều tiết không đảm bảo để thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản cũng như chi thường xuyên theo kế hoạch.

1.3.2. Bài học về quản lý chi ngân sách cấp huyện cho huyện Ứng Hòa

Qua nghiên cứu công tác quản lý thu chi ngân sách tại hai quận Thanh Xuân và quận Cầu Giấy trên có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

- Ủy quyền để cấp huyện chủ động trong quản lý điều hành ngân sách nhưng có sự giám sát của cấp trên.

- Coi việc công khai tài chính ngân sách các cấp là biện pháp để tăng cường giám sát của cán bộ, công chức và nhân dân trong việc quản lý sử dụng ngân sách ngân sách địa phương, đơn vị sử dung ngân sách, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.

- Đẩy mạnh thực hiện việc khoán biên chế và quỹ lương, coi đây là biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác của bộ máy hành chính, tăng cường trách nhiệm của đội ngũ công chức trong thực thi nhiệm vụ đồng thời tăng thu nhập cho cán bộ công chức.

Công tác tổ chức thực hiện phải sát với dự toán đầu năm, tránh tình trạng điều chỉnh, bổ sung, giãn hoãn công trình đầu tư, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quận.

1.4. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện trong điều kiện hiện nay. huyện trong điều kiện hiện nay.

1.4.1 Xuất phát từ nền kinh tế nước ta.

Đất nước ta đang bước vào thời kỳ phát triển mạnh mẽ về mọi mặt, nền kinh tế ngày càng năng động hơn, từng bước hội nhập cùng khu vực và thế giới.

Tuy nhiên, để tiến tới một nền kinh tế đủ mạnh có thể hội nhập cùng khu vực và thế giới, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm, một trong những việc cấp bách đó là phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - xã hội cho phù hợp.

Bắt nguồn từ yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế - xã hội, công tác quản lý chi ngân sách huyện trong điều kiện hiện nay cần thiết phải được củng cố, tăng cường, góp phần làm lành mạnh nền tài chính quốc gia, tăng cường nội lực bằng tài chính, nâng cao hiệu quả chi của Nhà nước để đẩy mạnh và thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại đất nước, làm cho quỹ tài chính công được quản lý chặt chẽ, thống nhất, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tăng cường công tác quản lý thu, chi ngân sách huyện còn là vấn đề phát huy được vai trò của chính quyền cấp huyện trong việc nâng cao hiệu quả của những nguồn thu đáp ứng cho các khoản chi, mỗi đồng chi đều tiết kiệm nhưng có hiệu quả, đảm bảo đúng chính sách, chế độ, định mức.

1.4.2 Xuất phát từ thực trạng quản lý ngân sách huyện thời gian qua.

Cùng với sự phát triển chung của đất nước, công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước nói chung và thu, chi ngân sách huyện nói riêng đã có những đóng góp tích cực, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, chống thất thoát lãng phí, đảm bảo cho chính quyền cấp huyện thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.

Trong công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách huyện đã thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị do điều kiện khó khăn, trình độ hạn chế, công tác quản lý còn bị buông lỏng... nên việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách huyện chưa được chú ý đúng mức, từ đó dẫn đến hiệu quả sử dụng Ngân sách Nhà nước chưa đạt hiệu quả cao.

Công tác quản lý chi ngân sách huyện còn bộc lộ những hạn chế và yếu k m nhất định. Hạn chế cơ bản là có quá nhiều sự lãng phí trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, công tác quản lý chi ngân sách chưa được chặt chẽ, tinh thần trách nhiệm chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế phải kể đó là chính quyền cấp huyện và các cơ quan ở địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc tổ chức thu và bố trí chi hợp lý; chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” chưa được phát huy mạnh mẽ và sâu rộng trong quần chúng nhân dân.

Trước yêu cầu đòi hỏi trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và đứng trước thực trạng công tác quản lý chi ngân sách huyện, cần thiết phải có những biện

pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi ngân sách huyện, góp phần hoàn chỉnh cơ chế quản lý ngân sách huyện, đảm bảo cho ngân sách huyện có thể chủ động đáp ứng được yêu cầu thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của chính quyền cấp huyện.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở khoa học về NSNN và quản lý chi NSNN thong qua làm rõ khái niệm, đặc điểm và chức năng về NSNN. Luận văn đã xây dựng quan niệm về quản lý chi ngân sách nhà nước, phân tích những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến quản lý chi ngân sách nhà nước như: phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước, nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước, vai trò quản lý chi ngân sách nhà nước, …Đồng thời luận văn cũng phân tích những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước như: yếu tố pháp lý, yếu tố kinh tế - xã hội, yếu tố con người … Chương này làm cơ sở lý luận cho việc phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn được trình bày trong các chương tiếp theo.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN ỨNG HÒA - THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN (2014 – 2016)

2.1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

- Về vị trí địa lý:

Là huyện phía Nam của Hà Nội, phía Bắc giáp huyện Chương Mỹ và Thanh Oai, phía Nam giáp huyện Duy Tiên (Hà Nam) và Kim Bảng (Hà Nam), phía Tây giáp huyện Mỹ Đức, phía Đông giáp huyện Phú Xuyên. Ứng Hoà là huyện đồng bằng nằm ở Đông Nam tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc thành phố Hà Nội), có diện tích tự nhiên là 183. 5km2. Dân số: khoảng 191. 03 người (năm 2013). Ứng Hòa có 29 đơn vị hành chính ( gồm 01 thị trấn và 28 xã ).

- Về khí hậu:

Ứng Hoà là huyện nằm trong vùng sông Hồng, có điều kiện khí hậu đa dạng biến đổi theo thời gian trong năm, mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa đồng thời là mùa hạ nóng ẩm; mùa đông lạnh, chịu ảnh hướng gió mùa đông bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,50C, độ ẩm trung bình trong năm là 84%, lượng mưa trung bình hàng năm là 1. 60 mm, trong đó tập trung vào tháng 8 và tháng 9.

- Về địa hình:

Ứng Hoà có địa hình đồng bằng, tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình từ +1,5 m, cao nhất là +4m, thấp nhất là +0,6 m, nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Lãnh thổ của huyện được chia làm 2 vùng: vùng 1 là vùng ven sông Đáy, gồm 14 xã là những xã nằm dọc sông Đáy, vùng 2 là vùng nội đồng, gồm 14 xã và 1 thị trấn. Nhìn chung địa hình của Ứng Hoà rất thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung khí hậu của Ứng Hoà tương đối ôn hoà, đất đai mầu mỡ thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.

- Về tài nguyên:

Ứng Hoà có nguồn nước rất phong phú, gồm có nguồn nước từ sông Đáy và sông Nhuệ. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nước sông Nhuệ đang bị ô nhiễm nặng nề, tác động xấu đến sản xuất và đời sống của người dân ven sông. Hệ thống nước ngầm, mặc dù chưa có khảo sát, đánh giá cụ thể nhưng theo đánh giá sơ bộ cho thấy mực nước ngầm ở độ sâu khoảng 15-20 m, sau khi xử lý, chất lượng đảm bảo, có thể khai thác và sử dụng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.

Ứng Hoà có tổng diện tích đất tự nhiên là 18.3 5,25 ha, trong đó đất nông nghiệp là 12. 30,16 ha, chiếm 69,2 % tổng diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp là 5.608, 2 ha, chiếm 38,30%.

Thời gian qua, quá trình đô thị hoá và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đất nông nghiệp có xu hướng giảm nhẹ, từ 12.809 ha năm 2009 xuống còn 12. 30 ha vào năm 2013. Đất phi nông nghiệp có xu hướng gia tăng mạnh, từ 5.566 ha năm 2009 tăng lên 5.609 ha năm 2013.

Hầu hết toàn bộ diện tích đất của huyện được sử dụng vào các mục đích kinh tế, dân sinh. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người rất thấp, chỉ khoảng 66 m2 người và 1.296 m2 lao động nông nghiệp. Hiện hệ số sử dụng đất nông nghiệp của Ứng Hoà tương đối cao, khoảng 2,5 lần. Vì vậy, để có thể nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng giá trị sản xuất nông nghiệp và tăng năng suất lao động, nhất thiết Ứng Hoà phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa vào sử dụng những loại giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao và năng suất cao. Hầu hết diện tích đất của Ứng Hoà được tạo thành từ nguồn phù sa Sông Hồng, có độ phì cao, rất tốt cho việc trồng trọt, đặc biệt là các loại cây lương thực, rau và cây ăn quả.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Cũng như nhiều huyện ngoại thành khác của thành phố Hà Nội, Ứng Hòa cũng có thế mạnh trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là hai ngành trồng trọt

và chăn nuôi. Về trồng trọt, với diện tích đất nông nghiệp hơn 10.000ha, việc tìm hướng đi nhằm khai thác triệt để tiềm năng của địa phương được lãnh đạo huyện Ứng Hòa đặc biệt quan tâm. Điều đó được thể hiện ở cơ cấu giống cây trồng có sự thay đổi rõ rệt, ngày càng có nhiều giống lúa mới, năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất. Vụ mùa năm 2014, toàn huyện gieo cấy 10.114ha lúa, trong đó diện tích lúa chất lượng cao là 3.751ha, chiếm 37,1%, chủ yếu là giống lúa thơm và nếp các loại. Cơ cấu cây trồng của ngành trồng trọt huyện Ứng Hòa rất phong phú và đa dạng gồm có cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, các loại rau…Cây lương thực vẫn chiếm tỷ trọng cao cả về sản lượng và diện tích gieo trồng. Vụ đông đã thực sự trở thành vụ sản xuất chính mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của huyện Ứng Hòa đạt khá cao. Toàn huyện hiện có 557 máy làm đất các loại, tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất đạt 100% diện tích. Số máy phun thuốc trừ sâu là 183 chiếc, tỷ lệ cơ giới hóa đạt 35,3%. Diện tích lúa được tuốt bằng máy đạt 70%. Bên cạnh cây lúa, huyện chủ trương đẩy mạnh trồng cây vụ Đông, từng bước đưa vụ Đông trở thành vụ chính nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Tính đến thời điểm này, toàn huyện đã gieo trồng được hơn 3.400ha cây vụ Đông 2014, tăng 900 ha so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là đậu tương, ngô, rau các loại…Về chăn nuôi, đây là một ngành sản xuất khá quan trọng của huyện, đóng vai trò tích cực trong kinh tế hộ gia đình, giúp tăng thêm thu nhập, tận dụng các sản phẩm dư thừa trong nông nghiệp, tạo thêm việc làm cho lao động nông nghiệp khi nhàn rỗi, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, quy mô lớn. Toàn huyện hiện có 2.400 ha thủy sản và sản xuất đa canh lúa - cá - vịt tại các xã Phương Tú, Trầm Lộng, Đồng Tân, Vạn Thái… Sản lượng thủy sản 9 tháng đầu năm của huyện ước đạt 18.950 tấn, tăng 18,15% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân hàng năm toàn huyện có hơn 9.000 hộ đạt tiêu chuẩn hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Đến nay, toàn huyện đã có 29 mô hình cho thu nhập từ 0,5 – 8 tỷ đồng năm, 104 hộ cho thu nhập từ 300 – 500 triệu đồng. Ngoài ra, Ứng Hòa còn

là quê hương giàu truyền thống sản xuất tiểu thủ công nghiệp, với các làng nghề phong phú như da giầy, mây tre đan, may mặc, đồ gỗ gia dụng… Những năm gần đây, các chính sách phát triển kinh tế của huyện đã thúc đẩy ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện ngày càng phát triển. Năm 2013 giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)