Cũng như nhiều huyện ngoại thành khác của thành phố Hà Nội, Ứng Hòa cũng có thế mạnh trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là hai ngành trồng trọt
và chăn nuôi. Về trồng trọt, với diện tích đất nông nghiệp hơn 10.000ha, việc tìm hướng đi nhằm khai thác triệt để tiềm năng của địa phương được lãnh đạo huyện Ứng Hòa đặc biệt quan tâm. Điều đó được thể hiện ở cơ cấu giống cây trồng có sự thay đổi rõ rệt, ngày càng có nhiều giống lúa mới, năng suất cao, chất lượng tốt được đưa vào sản xuất. Vụ mùa năm 2014, toàn huyện gieo cấy 10.114ha lúa, trong đó diện tích lúa chất lượng cao là 3.751ha, chiếm 37,1%, chủ yếu là giống lúa thơm và nếp các loại. Cơ cấu cây trồng của ngành trồng trọt huyện Ứng Hòa rất phong phú và đa dạng gồm có cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, các loại rau…Cây lương thực vẫn chiếm tỷ trọng cao cả về sản lượng và diện tích gieo trồng. Vụ đông đã thực sự trở thành vụ sản xuất chính mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Tỷ lệ cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của huyện Ứng Hòa đạt khá cao. Toàn huyện hiện có 557 máy làm đất các loại, tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất đạt 100% diện tích. Số máy phun thuốc trừ sâu là 183 chiếc, tỷ lệ cơ giới hóa đạt 35,3%. Diện tích lúa được tuốt bằng máy đạt 70%. Bên cạnh cây lúa, huyện chủ trương đẩy mạnh trồng cây vụ Đông, từng bước đưa vụ Đông trở thành vụ chính nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Tính đến thời điểm này, toàn huyện đã gieo trồng được hơn 3.400ha cây vụ Đông 2014, tăng 900 ha so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là đậu tương, ngô, rau các loại…Về chăn nuôi, đây là một ngành sản xuất khá quan trọng của huyện, đóng vai trò tích cực trong kinh tế hộ gia đình, giúp tăng thêm thu nhập, tận dụng các sản phẩm dư thừa trong nông nghiệp, tạo thêm việc làm cho lao động nông nghiệp khi nhàn rỗi, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Mô hình chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, quy mô lớn. Toàn huyện hiện có 2.400 ha thủy sản và sản xuất đa canh lúa - cá - vịt tại các xã Phương Tú, Trầm Lộng, Đồng Tân, Vạn Thái… Sản lượng thủy sản 9 tháng đầu năm của huyện ước đạt 18.950 tấn, tăng 18,15% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân hàng năm toàn huyện có hơn 9.000 hộ đạt tiêu chuẩn hộ sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Đến nay, toàn huyện đã có 29 mô hình cho thu nhập từ 0,5 – 8 tỷ đồng năm, 104 hộ cho thu nhập từ 300 – 500 triệu đồng. Ngoài ra, Ứng Hòa còn
là quê hương giàu truyền thống sản xuất tiểu thủ công nghiệp, với các làng nghề phong phú như da giầy, mây tre đan, may mặc, đồ gỗ gia dụng… Những năm gần đây, các chính sách phát triển kinh tế của huyện đã thúc đẩy ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện ngày càng phát triển. Năm 2013 giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện đạt đạt 8.643.656 tỷ đồng tăng 13,5% so với năm 2011.
Bên cạnh đó, ngành thương mại và dịch vụ của huyện cũng rất phát triển. Mạng lưới dịch vụ phát triển mạnh ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện. Ứng Hòa là huyện có số dân khá đông. Năm 2013, dân số của huyện là 191. 03 người, trong đó: Dân số đô thị là 13.540 người, dân số nông thôn là 1 8.163 người. Mật độ dân số trung bình khoảng 1.043người km. Cùng với đó, lực lượng lao động của huyện cũng khá đông đảo. Theo thống kê của năm 2013, tổng số lao động toàn huyện khoảng 115.226 nghìn lao động. Trong đó: Lao động nông nghiệp: 4 .560 người, chiếm 41,3%. Lao động công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp và xây dựng: 29.958 người chiếm 26%. Lao động dịch vụ: 3 . 08 người, chiếm 32, % tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Tỷ lệ lao động nông nghiệp của huyện Ứng Hòa có xu hướng giảm nhanh đồng thời cơ cấu lao động công nghiệp - xây dựng - thương mại có xu hướng tăng mạnh. Trình độ lao động của huyện ngày càng được nâng cao, chất lượng lao động ngày càng được phát triển trong đó số lượng lao động nông nghiệp được đào tạo và hướng dẫn về kỹ thuật công nghệ cũng gia tăng nhanh qua các năm.
Là huyện ngoại thành Hà Nội, Ứng Hòa có hệ thống giao thông rất thuận tiện về đường bộ. Mạng lưới điện cung cấp khá đầy đủ với 100% số xã, thị trấn có điện, trạm biến áp, 100 % số hộ được dùng điện. Toàn huyện có 248 cơ quan đơn vị. Trong đó có 242 đơn vị thụ hưởng NSNN; có 30 cơ sở giáo dục mầm non với 392 lớp, có 30 cơ sở giáo dục tiểu học với 486 lớp, có 30 trường trung học cơ sở với 309 lớp, có 5 trường trung học phổ thông với 150 lớp; 1 trung tâm giáo dục thường xuyên huyện trong đó có 31 trường đạt chuẩn quốc gia. Công tác giáo dục - đào tạo luôn được quan tâm chú trọng giúp nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện. Trên địa bàn huyện có 01 bệnh viện đa khoa khu vực nằm tại trung tâm huyện và 02 phòng khám đa khoa tại khu vực, tổng số giường bệnh là 460 và 450 cán bộ y tế.
Tuy còn nhiều khó khăn, nhưng tình hình kinh tế xã hội của huyện Ứng Hòa có những chuyển biến tích cực. Sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, đời sống người nông dân…của huyện đã có nhiều bước khởi sắc. Nếu như năm 1998, GDP của toàn huyện chỉ mới đạt 248 tỷ đồng thì 10 năm sau đó, đến năm 2008 GDP đã đạt 814,3 tỷ đồng (hơn 300% so với năm 2008), GDP (năm 2011) của huyện là 1.124,5 tỷ đồng, GDP (năm 2012) là 12 9 tỷ đồng, GDP (năm 2013) là 1.410,9 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 12% năm. Được biết, để đạt được các mục tiêu đổi mới phát triển kinh tế ở địa phương kể cả quá khứ, hiện tại và tương lai, huyện đã tập trung trí lực vào nhiệm vụ phát triển kinh tế mà trọng tâm là chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nên huyện Ứng Hòa đã vạch ra kế hoạch, lộ trình lãnh đạo các mục tiêu đề ra. Chủ trương của huyện cũng sớm đi vào cuộc sống, phát triển đúng hướng, tốc độ tăng trưởng khá và tính bền vững cao.
Một trong các đặc điểm của chi NSNN là để phục vụ các hoạt động kinh tế, xã hội chung, mục tiêu là tăng trưởng phát triển xủa toàn xã hội. Do vậy, các khoản chi NSNN sẽ tăng lên khi kinh tế xã hội k m phát triển, cần sự trợ giúp của chính phủ để kích thích tăng trưởng và ổn định nền kinh tế. Với đặc điểm KTXH như đã nêu trên, trong những năm qua và những năm trước đó, Ứng Hòa luôn được Chính phủ chú trọng đầu tư phát triển bằng việc cấp phát quỹ NSNN cho mục tiêu phát triển toàn diện KTXH, đồng thời đó là các CTMTQG cụ thể để thúc đẩy nhanh qúa trình phát triển KTXH. Các năm gần đây chi NSNN qua KBNN huyện Ứng Hòa đều tăng, cụ thể: Năm 2011 chi NSNN trên địa bàn huyện là 21.212 triệu đồng, năm 2012 là 1.322. 19 triệu đồng (tăng 601.50 triệu đồng, bằng 183% so với năm 2011), năm 2013 là 1.342.894 triệu đồng ( tăng 20.1 5 triệu đồng, bằng 101,5% so với năm 2012). So với các kết quả
KTXH mà huyện Ứng Hòa đạt được trong các năm vừa qua, thấy rằng chi NSNN trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả nhất định.
2.1.3. Khái quát kết quả thu, chi ngân sách nhà nước của huyện Ứng Hòa giai đoạn (2014 – 2016).
Trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều thách thức, khó khăn song với sự chủ động vào cuộc của Đảng ủy, sự nỗ lực của các cấp chính quyền đại phương và các đơn vị nên năm 2016, kết quả thu chi ngân sách trên địa bàn đạt những kết quả đáng khích lệ. Đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển KTXH của địa phương. Các số liệu minh chứng tình hình thu, chi NSNN huyện Ứng Hòa giai đoạn 2014 -2016:
Bảng 2.1: Cơ cấu thu – chi NSĐP huyện Ứng Hòa, giai đoạn năm 2014 - 2016
Đơn vị tính: tri u đồng
Nội ung 2014 2015 2016
A. Tổng thu NSNN 112.101 142.935 181.239
TH/cùng kỳ 94% 126% 127%
TH/DT 139% 150% 197%
B. Tổng chi ngân sách cấp huyện 92.369 1.073.606 1.216.868
TH/cùng kỳ 92% 116% 113%
TH/DT 111% 109% 103%
- Chi đầu tư XDCB 112.192 204.915 105.995
TH/cùng kỳ 83% 183% 52%
TH/DT 79% 88% 45%
- Chi thư ng xuyên 459.734 509.200 529.592
TH/cùng kỳ 96% 111% 104%
TH/DT 116% 110% 99%
Nhìn chung, trong những năm qua tình hình thu chi ngân sách trên địa bàn đều vượt dự toán Thành phố giao. Tuy nhiên, tình trạng gian lận thương mại, trốn lậu thuế vẫn diễn ra khá phổ biến nhất là thu thuế vận tải, thuế giết mổ gia súc gia cầm, tiền thuê mặt đất, mặt nước. Và nếu như, các cơ quan thẩm quyền áp dụng các biện pháp tăng cường, quyết liệt hơn trong việc quản lý thu thuế và truy thu số thuế nợ đọng, đây sẽ là những khoản góp phần làm tăng thu cho NSNN. Cùng với đó là cơ cấu nguồn thu chưa vững chắc, chưa đáp ứng được nhu cầu chi thường xuyên trên địa bàn, vì vậy công tác thu trên địa bàn chưa đáp ứng được yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế trong tình hình mới.
Về tình hình chi ngân sách Nhà nước, Phòng Tài chính – Kế hoạch của huyện nhìn nhận, mặc dù tập trung vào việc cắt giảm chi tiêu công, tiết kiệm chi thường xuyên, nhưng tổng số chi ngân sách vẫn vượt dự toán 131% (năm 2016), nhưng chủ yếu là tăng chi do tăng lương, tăng các chính sách an sinh xã hội và xử lý những nhiệm vụ đột xuất của huyện. Đây là mức tăng lớn, mức tăng trên chưa thể hiện vai trò tích cực của chính sách tài khóa trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế trên địa bàn.
Về cơ c u chi thư ng xuyên theo lĩnh vực: Đã có bố trí kinh phí phần lớn
chi cho sự nghiệp giáo dục, y tế, chi đảm bảo an sinh xã hội và chi quản lý hành chính. Từng bước góp phần đưa sự nghiệp giáo dục phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng. Đời sống văn hóa, tinh thần của các tầng lớp nhân dân không ngừng được nâng cao. Bên cạnh đó, chi cho ANQP cũng không ngừng tăng lên, tạo điều kiện về cơ sở vật chất giữ vững, tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội được ổn định trên địa bàn.
Bảng 2.2. Chi thường xuyên từ NSNN theo lĩnh vực huyện Ứng Hòa giai đoạn (2014-2016)
Đơn vị tính: Tri u đồng
Nội dung 2014 2015 2016
TH TH/DT TH TH/DT TH TH/DT
Chi thường xuyên 459.734 116% 509.200 110% 529.592 99% Trong đó:
1 Giáo ục – đào tạo 273.852 120% 295.162 109% 315.306 110%
2 N ân số 5.152 99% 5.400 100% 5.040 92% 3 N Văn hóa, u lịch 1.946 163% 3.863 404% 2.158 226% 4 N truyền thanh 2.369 165% 1.664 119% 2.227 154% 5 N thể thao 1.401 101% 1.239 101% 1.376 101% 6 N kinh tế 19.792 84% 28.209 73% 35.454 65% 7 Đảm bảo xã hội 67.530 149% 89.599 171% 82.931 111% 8 N Môi trư ng 36.816 107% 23.907 76% 22.313 61% 9 QLHC, Đảng, đoàn thể 41.846 124% 51.314 144% 47.484 135% 10 Công tác quốc phòng 4.039 131% 3.922 128% 5.815 121%
11. Chi công tác an ninh 2.637 139% 2.514 132% 3.044 160%
12 Mua sắm, sửa chữa lớn T
5.966 100% 5.939 100% 5.966 100%
13 Nguồn làm lương 6.564 85% 13.011 100% 17.121 87%
14. Chi khác ngân sách 2.354 70% 2.406 134% 6.444 217%
(Nguồn: Báo cáo Quyết toán N NN huy n Ứng Hòa từ 2014 – 2016)
Qua số liệu Bảng 2.3, chi cho sự nghiệp giáo dục năm 2016 là 315.306 triệu đồng tăng 41.454 triệu đồng so với năm 2014, đạt 110% so với dự toán đầu năm. Đi đôi chi đầu tư phát triển, các khoản chi về sự nghiệp kinh tế như: giao thong, kiến thiết thị chính không ngừng tăng lên và đạt kế hoạch đã giao.
Trong thời gian vừa qua, huyện đã bố trí ngân sách cho chi quản lý hành chính chiếm tỷ trọng lớn và không ngừng tăng qua các năm. Năm 2016 chi lĩnh vực QLHC, Đảng, đoàn thể là 4 .484 triệu đồng tăng 1,13 lần so với năm 2014, đạt 135% so với dự toán đầu năm. Điều này chứng tỏ Nhà nước đã nỗ lực dành phần lớn ngân sách để thực hiện cải cách tiền lương, đáp ứng được nhu cầu và đời sống của cán bộ công nhân viên chức trên địa bàn, đảm bảo các nhu cầu chi theo dự toán giao.
Đồng thời Nhà nước đã tập trung nguồn lực thực hiện các chính sách về an sinh xã hội trong đó có huyện Ứng Hòa tăng mạnh qua các năm, cụ thể: Năm 2016, chi đảm bảo an sinh xã hội là 82.931 triệu đồng, tăng gấp 1,23 lần so với năm 2014, đạt 111% so với dự toán, chiếm tỷ trọng khá cao so với nguồn chi thường xuyên của huyện. Điều này góp phần làm giảm bớt khó khăn về đời sống nhân dân, tập trung trước hết cho người nghèo, hộ cận nghèo, học sinh, sinh viên theo Nghị định 49 NĐ-CP và các đối tượng chính sách khác, góp phần duy trì phát triển KTXH, ổn định chính trị.
Nhìn chung, NSĐP đã bố trí tương đối hợp lý các khoản chi thường xuyên, ưu tiên cho chi sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp kinh tế trên địa bàn, thực hiện các chính sách xã hội, chủ động nguồn để thực hiện cải cách tiền lương, bố trí kinh phí chi hành chính hợp lý và phù hợp với khả năng ngân sách.
Về cơ c u chi đầu tư phát triển theo lĩnh vực
Giai đoạn 2014 – 2016, trong điều kiện NSĐP chưa tự cân đối được, bổ sung cân đối từ NSTW và ngân sách Thành phố là chủ yếu, huyện đã có những chính sách đầu tư tập trung vào những công trình trọng điểm trên cơ sở quy hoạch phát triển KTXH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.
Theo báo cáo Quyết toán thu – chi hàng năm của huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội trong giai đoạn 2014 – 2016 cho thấy: chi đầu tư XDCB chỉ đầu tư được một số các dự án nhỏ, còn lại các dự án hỗ trợ phát triển KTXH trên địa bàn hầu như là vốn ngân sách cấp trên trực tiếp cho dự án qua kho bạc Nhà nước Thành phố chứ không thông qua ngân sách huyện.
* Nguồn vốn ngân sách Thành phố trực tiếp đầu tư cho các công trình trên địa bàn huyện không thông qua cân đối ngân sách.
Trong năm qua đã có một số công trình hoàn thành đưa vào sử dụng như: Trung tâm văn hóa – thể thao huyện, Hệ thống kênh mương kết hợp với giao thông nội đồng, hệ thống các Trạm y tế xã, hệ thống các Trường mầm non, Tiểu học, THCS … Chính nhờ sự nỗ lực của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ của Thành phố và Trung ương đã bó trí đầu tư trong thời gian qua, đã tạo nên những khởi sắc và triển vọng mới cho bức tranh KT – XH huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội, diện mạo nông thôn đã thay đổi rõ n t, đời sống nhân dân cải thiện, hộ nghèo giảm đáng kể.
2.2. Thực trạng quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội giai đoạn (2014 – 2016)
2.2.1. Tình hình quản lý chi thường xuyên
2.2.1.1. Thực trạng quản lý lập dự toán chi thường xuyên
Để phân tích thực trạng công tác quản lý lập dự toán chi thường xuyên tại huyện Ứng Hòa, chúng ta đánh giá công tác lập dự toán trên hai nội dung: Căn cứ lập dự toán; lập và phân bổ dự toán chi thường xuyên từ năm 2014 – 2016.
Thứ nh t, căn cứ lập ự toán chi thư ng xuyên
Lập dự toán là khâu quan trọng nhất cho toàn bộ chu trình quản lý chi