Cùng với sự phát triển chung của đất nước, công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước nói chung và thu, chi ngân sách huyện nói riêng đã có những đóng góp tích cực, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, chống thất thoát lãng phí, đảm bảo cho chính quyền cấp huyện thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
Trong công tác lập, chấp hành và quyết toán ngân sách huyện đã thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn một số đơn vị do điều kiện khó khăn, trình độ hạn chế, công tác quản lý còn bị buông lỏng... nên việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách huyện chưa được chú ý đúng mức, từ đó dẫn đến hiệu quả sử dụng Ngân sách Nhà nước chưa đạt hiệu quả cao.
Công tác quản lý chi ngân sách huyện còn bộc lộ những hạn chế và yếu k m nhất định. Hạn chế cơ bản là có quá nhiều sự lãng phí trong việc sử dụng ngân sách nhà nước, công tác quản lý chi ngân sách chưa được chặt chẽ, tinh thần trách nhiệm chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế phải kể đó là chính quyền cấp huyện và các cơ quan ở địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức đến việc tổ chức thu và bố trí chi hợp lý; chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm” chưa được phát huy mạnh mẽ và sâu rộng trong quần chúng nhân dân.
Trước yêu cầu đòi hỏi trong đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và đứng trước thực trạng công tác quản lý chi ngân sách huyện, cần thiết phải có những biện
pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi ngân sách huyện, góp phần hoàn chỉnh cơ chế quản lý ngân sách huyện, đảm bảo cho ngân sách huyện có thể chủ động đáp ứng được yêu cầu thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của chính quyền cấp huyện.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Luận văn đã hệ thống hóa cơ sở khoa học về NSNN và quản lý chi NSNN thong qua làm rõ khái niệm, đặc điểm và chức năng về NSNN. Luận văn đã xây dựng quan niệm về quản lý chi ngân sách nhà nước, phân tích những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến quản lý chi ngân sách nhà nước như: phân cấp quản lý chi ngân sách nhà nước, nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước, vai trò quản lý chi ngân sách nhà nước, …Đồng thời luận văn cũng phân tích những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước như: yếu tố pháp lý, yếu tố kinh tế - xã hội, yếu tố con người … Chương này làm cơ sở lý luận cho việc phân tích đánh giá thực trạng và đề xuất hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước trên địa bàn được trình bày trong các chương tiếp theo.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC HUYỆN ỨNG HÒA - THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN (2014 – 2016)
2.1. Tổng quan về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội