Trong những năm qua, với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Đảng và chính quyền địa phương, sự nỗ lực của cộng đồng nhân dân, huyện Ứng Hòa đã sớm vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, ngăn chặn thành công đà suy giảm kinh tế, thực hiện có kết quả nhiều mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KTXH đã đặt ra. Kết quả công tác quản lý chi NSNN trong những năm qua đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất – kinh doanh, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn, cụ thể:
Một là, Trong bối cảnh chung phát triển kinh tế-xã hội với tốc độ nhanh
của cả nước và Thủ đô Hà Nội, kinh tế-xã hội huyện Ứng Hoà bước đầu có khởi sắc và đạt được những thành tựu quan trọng. Kinh tế tăng trưởng khá, có bước tiến bộ tích cực, nhiều chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu đều đạt và vượt mục tiêu đại hội huỵên Đảng bộ lần thứ XXI đề ra, tạo nên sự chuyển biến quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (tính bằng giá trị gia tăng) bình quân hàng năm thời kỳ 2011-2015 vượt mục tiêu đặt ra (11,2% so với mục tiêu 10,4%), tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội bền vững và cải thiện đời sống nhân dân. Cơ cấu
kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng: tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng và dịch vụ đều tăng so với mục tiêu đề ra.
- Tổng giá trị sản xuất của toàn bộ nền kinh tế trên địa bàn huyện năm 2011 là 1.211,2 tỷ đồng, năm 2015 đạt 2.192,0 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân hàng năm thời kỳ 2011-2015 là 12,6% năm.
Hai là, công tác lập dự toán chi NSNN của huyện Ứng Hòa cơ bản đảm
bảo đúng trình tự theo quy định của Luật NSNN, bám sát các chỉ thị, chủ trương chỉ đạo của cấp ủy, Nghị quyết của HĐND Thành phố Hà Nội và trên cơ sở tình hình KTXH của địa phương. Về cơ bản, dự toán chi NSNN trên địa bàn được lập căn cứ vào định hướng phát triển KTXH của huyện; tình hình thực hiện ngân sách của các năm trước, đặc biệt là của năm báo cáo; các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về thu, chi ngân sách của Nhà nước, phù hợp lộ trình cải cách tài chính công, gắn liền với thực thi kế hoạch và chiến lược phát triển KTXH đất nước trong giai đoạn hiện nay. Thu NSNN năm 2016 đạt 181.239 triệu động, vượt 1% dự toán. Việc chi ngân sách theo từng mục, theo dự toán năm đã được thực hiện tương đối nghiêm túc. Các khoản chi được kiểm soát chặt chẽ, đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và tất cả đều được chuẩn chi của cơ quan tài chính.
Ba là, quy trình quản lý đầu tư XDCB từng bước được hoàn thiện, nâng
cao hiệu quả quản lý đầu tư. Công tác quản lý vốn đầu tư XDCB ngày càng đi vào nề nếp, từ khâu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, báo cáo đầu tư, lập tài khoản kế toán, thực hiện thi công đến thanh quyết toán công trình. Thực hiện phân cấp trong chi đầu tư XDCB trên địa bàn đã có những chuyển biến tích cực, ưu tiên các công trình trọng điểm theo chủ trương đường lối của Đảng và định hướng của Nhà nước, phù hợp với đặc điểm KTXH của địa phương. Vốn đầu tư XDCB đều được thống nhất quản lý thanh toán qua hệ thống KBNN. Phòng Tài chính – Kế hoạch đã tăng cường việc giám sát, lập, thẩm định các
dự án đầu tư, thực hiện cắt giảm các khoản chi không đúng dự toán, không đúng tiêu chuẩn định mức đầu tư, góp phần tiết kiệm chi cho NSNN.
Mặc dù trong điều kiện Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, nhưng UBND huyện đã có nhiều cố gắng để tranh thủ thêm được một nguồn vốn khá lớn của ngân sách Thành phố để bổ sung vào thực hiện các nhiệm vụ phát triển KTXH, đóng góp vào thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn. Việc phân bổ vốn kế hoạch năm 2016 đảm bảo đúng đối tượng, đúng mục tiêu, bố trí tập trung hơn, chú trọng hơn các công trình trọng điểm, các công trình hoàn thành, các công trình chuyển tiếp. Ý thức chấp hành kỷ luật tài khóa, chấp hành các quy định về điều kiện bố trí vốn, thanh toán vốn được chấn chỉnh, từng bước đi vào nề nếp.
Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch XDCB đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm và thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ hơn. Kịp thời đề ra những giải pháp linh hoạt, nhằm vừa thực hiện nghiêm túc chủ trương của Chính phủ về rà soát, sắp xếp, điều chỉnh kế hoạch vốn để nâng cao hiệu quả đầu tư công; vừa giải quyết được các vấn đề thực tiễn địa phương đang đặt ra.
Bốn là, quá trình thực hiện chi thường xuyên cơ bản diễn ra trong khuôn khổ dự toán. Các nội dung chi hầu hết nằm trong tiêu chuẩn, định mức quy định của Nhà nước, đặc biệt huyện đã quan tâm đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và an sinh xã hội, góp phần hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục trên địa bàn, đời sống của nhân dân được nâng cao và cải thiện rõ rệt. Huyện Ứng Hòa đã thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí quản lý hành chính cho các đơn vị sự nghiệp theo Nghị định 43 2006 NĐ-CP và Nghị định 130 2005 NĐ-CP của Chính phủ. Đã phân cấp cho thủ trưởng các đơn vị quyền quyết định các nội dung chi trong phạm vi chỉ tiêu kinh phí được giao, giao quyền chủ động cho các đơn vị sử dụng ngân
sách, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức trong sử dụng tiền và tài sản của NSNN. Thực hiện cơ chế khoán theo Nghị định của Chính phủ đã giúp các đơn vị tiết kiệm được một số khoản mục chi thường xuyên, nâng cao thu nhập cho CBCNV.
Năm là, công tác quản lý chi ngân sách qua KBNN huyện Ứng Hòa đã
có nhiều khởi sắc, rõ n t nhất là từ khi thực hiện lộ trình cải cách Tài chính công của Chính phủ, hệ thống KBNN đã triển khai thực hiện chương trình Tabmis bước đầu đã đem lại nhiều kết quả khả quan. Quản lý chi NSNN được thống nhất từ khâu lập dự toán đến khâu chấp hành và quyết toán ngân sách giữa các cơ quan, đơn vị; các xã, thị trấn, phòng Tài chính – Kế hoạch và Kho bạc Nhà nước huyện, đặc biệt số liệu dự toán và chấp hành dự toán được cập nhật kịp thời, đáp ứng yêu cầu thông tin quản lý ngân sách (trước đây cơ quan Tài chính phải đợi báo cáo số liệu giải ngân từ KBNN trên địa bàn, từ đó phân tích, đánh giá báo cáo UBND huyện, Thường trực Huyện ủy, thậm trí số liệu báo cáo không thống nhất khớp đúng giữa các cơ quan dẫn đến điều hành và quản lý ngân sách trên địa bàn không được sát sao và kịp thời). Từ khi thực hiện hệ thống quản lý ngân sách Tabmis, các ĐVSDNS cũng chủ động hơn trong quá trình quản lý ngân sách của mình, đồng thời KBNN huyện đã có nhiều đổi mới trong cải cách thủ tục hành chính, công khai quy trình tạo điều kiện thuận lợi cho các ĐVSDNS thực hiện nhiệm vụ của mình đúng chế độ, sai nguyên tắc tài chính, hướng các đơn vị thực hiện đúng mục tiêu, chiến lược chung của huyện và của đơn vị đề ra.