Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát chi NSNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 65)

Để thực hiện công tác quyết toán NSNN huyện Ứng Hòa đảm bảo thời gian, tiến độ, đúng quy định của Nhà nước; căn cứ Thông tư 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm. Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện có văn bản hướng dẫn khóa sổ, quyết toán ngân sách năm đối với các đơn vị sử dụng ngân sách trên toàn quận

Mặt khác, Phòng Tài chính – Kế hoạch phối hợp với Kho bạc Nhà nước huyện đối chiếu lại toàn bộ khoản thu chi NSNN từ ngày 01/01 đến 31/12 đảm bảo hạch toán đầy đủ, chính xác các khoản chi theo mục lục NSNN, kiểm tra lại số thu được điều tiết theo tỷ lệ quy định.

Huyện Ứng Hòa đã thực hiện đúng chế độ quy định về chế độ hoạch toán, sổ sách và báo cáo quyết toán. Đây là cơ sở để phòng Tài chính – Kế hoạch huyện tham mưu cho UBND huyện trong việc điều hành ngân sách sát với dự toán và nhu cầu thực tế, để hoàn thiện nhiệm vụ được giao.

Hàng tháng, hàng quý, huyện đều có báo cáo, bảng tổng hợp về tình hình thu, chi ngân sách huyện gửi Sở Tài chính kiểm tra, chuyển sang Kho bạc Nhà nước để tổng hợp. Cuối năm, căn cứ vào bảng đối chiếu của các đơn vị sử dụng ngân sách. Phòng Tài chính – Kế hoạch lập báo cáo quyết toán ngân sách năm trình UBND huyện xem xét để gửi sở Tài chính tổng hợp trình UBND Thành phố.

Trong các năm gần đây, công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát chi NSNN tại KBNN huyện đã được tăng cường, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; giữ vững kỷ cương, kỷ luật tài chính, góp phần ổn định và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện

qua KBNN Ứng Hòa

(Nguồn: báo cáo tổng kết công tác năm 2014- 2016 BNN Ứng Hòa)

Tình hình trong những năm gần đây, qua kết quả kiểm soát thanh toán các khoản chi thường xuyên NSNN cho thấy KBNN có vai trò hết sức quan trọng trong việc kiểm soát chi. Riêng năm 2016 kết quả về công tác kiểm soát chi thường xuyên của NSNN, hệ thống KBNN Ứng hòa đã kiểm tra phát hiện 64 khoản chi của 58 đơn vị chưa chấp hành đúng thủ tục, chế độ quy định, từ chối thanh toán 56.352 triệu đồng. Vi phạm của các đơn vị chủ yếu là chi sai mục, không có trong dự toán, không đủ chứng từ thanh toán, không có hoặc sai giá trị hợp đồng, chưa được nghiệm thu, vi phạm thủ tục đấu thầu… Các số liệu trên đã phần nào phản ánh sự bất cập giữa công tác điều hành ngân sách của cơ quan Tài chính, các Bộ chủ quản trước yêu cầu quản lý theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước. Ví dụ: việc chấp hành thời gian phân bổ dự toán, mức độ, chi tiết của dự toán, hệ thống định mức phân bổ ngân sách và định mức chi NSNN chưa đồng bộ và hoàn thiện.

TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 So sánh Năm 2016 So sánh Số tuyệt đối (+/-) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (+/-) Số tương đối (%) 1 Số đơn vị chưa chấp hành đúng chế độ 25 30 5 120 58 28 193,33 2 Số món thanh toán chưa đủ thủ tục 76 235 159 309,21 764 529 325,11 3 Số tiền từ chối thanh toán(triệu đồng) 3568 17887 14319 501,32 56352 38465 315,04

Hoạt động kiểm soát chi ngân sách trước đây là hoạt động kiểm soát các chứng từ chi tiêu trong công tác kế toán được nâng cấp, chuẩn hoá và từng bước hoàn thiện trong quá trình hình thành và phát triển của Hệ thống KBNN. Việc kiểm soát chi được thực hiện cả trước, trong và sau quá trình chi tiêu, thực hiện tại đơn vị sử dụng ngân sách và tại cơ quan kiểm soát chi. Ngoại trừ các khoản chi sử dụng hình thức cấp phát là Lệnh chi tiền do cơ quan tài chính kiểm soát , các khoản chi còn lại do KBNN kiểm soát chi.

Bảng 2.6: Kết quả công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB qua KBNN Ứng Hòa TT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 So sánh Năm 2016 So sánh Số tuyệt đối (+/-) Số tương đối (%) Số tuyệt đối (+/-) Số tương đối (%) 1 Số dự án công trình chưa chấp hành đúng chế độ 53 72 19 135,85 96 24 133,33 2 Số món thanh toán chưa đủ thủ tục 281 638 357 227,05 786 148 123,2 3 Số tiền từ chối

thanh toán (triệu

đồng) 23950

4295

9 19009 179,37

4627

9 3320 107,73

(Nguồn: báo cáo tổng kết công tác năm 2014- 2016 BNN Ứng Hòa)

Với việc thực hiện hoạt động kiểm soát chi NSNN cho đầu tư XDCB, số dự án công trình được KBNN kiểm soát phát hiện sai sót tăng qua các năm. Năm 2015 phát hiện 638 món thanh toán chưa đủ thủ tục (bằng 22 ,05% so với năm 2012) , từ chối thanh toán 42.959 triệu đồng (bằng 1 9,3 % so với năm 2012); năm 2016 KBNN kiểm soát và phát hiện 86 món thanh toán chưa đủ thủ tục (bằng 123,2% so với năm 2015) , từ chối thanh toán 46.2 9 triệu đồng (bằng 10 , 3% so với năm 2015). Chứng tỏ hoạt động kiểm soát chi đầu tư XDCB đáp ứng được mục tiêu chi NS là tiết kiểm, hiệu quả. Việc kiểm soát chi

NSNN giúp cho các dự án công trình XDCB trên địa bàn huyện được thực hiện đúng, đạt hiệu quả, đáp ứng như cầu phát triển KTXH của địa phương.

Tóm lại: Với việc tăng cường công tác kiểm soát chi VĐT XDCB thuộc NSNN qua KBNN, trong các năm qua tình hình thanh toán vốn đầu tư XDCB đã có nhiều chuyển biến tích cực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu vốn đầu tư cho các dự án trọng điểm của huyện.

2.2.4. Thực trạng việc công khai chi ngân sách nhà nước

Việc công khai chi NSNN huyện Ứng Hòa cũng đã đạt được một số bước tiến như:

- Việc công khai dự toán ngân sách huyện Ứng Hòa được thực hiện bằng một số hình thức như công bố tại kỳ họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; và đưa lên trang thông tin điện tử.

- Báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách nhà nước hằng quý, 6 tháng được công khai chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý và 6 tháng. Báo cáo tình hình thực hiện ngân sách nhà nước hằng năm được công khai chậm nhất là 5 ngày làm việc, kể từ ngày đơn vị báo cáo đơn vị dự toán cấp trên trực tiếp theo đúng quy định của Nhà nước.

- Quyết toán NSĐP cũng được công khai tại các kỳ họp của địa phương, niêm yết tại cơ quan và đăng lên trang thông tin điện tử của huyện.

Ở nước ta, trước đây việc công khai tài chính được quy định ở một số văn bản pháp luật như Luật ngân sách nhà nước, Luật phòng, chống tham nhũng… Tuy nhiên, do chưa được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng nên việc công khai ngân sách chưa được thực hiện nghiêm túc, thậm chí đối phó, hình thức.

Hầu hết các cơ quan chỉ thực hiện việc công khai các khoản chi tiêu theo dự toán kinh phí không kèm theo bất cứ lời giải thích, chi tiết về các khoản chi tiêu như chi cho ai, làm việc gì, thời gian nào

Hiện nay, chúng ta đang ra sức nỗ lực đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực nhưng đạt kết quả thấp. Trong đó, có nguyên nhân việc cấp, quản lý, sử dụng, chi tiêu ngân sách của một số cơ quan nhà nước còn mập mờ, thiếu minh bạch. Điều này đã tạo kẻ hở cho những người có chức, có quyền trong quản lý ngân sách nhưng thoái hóa biến chất có điều kiện, cơ hội để thực hiện hành vi chiếm đoạt, lãng phí.\

2.2.5. Tổ chức bộ máy quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội

Hệ thống các cơ quan tham gia vào quá trình quản lý chi NSNN huyện Ứng Hòa gồm:

2 2 5 1 HĐND huy n

Hội đồng nhân dân huyện: Căn cứ vào số dự toán UBND Thành phố giao, Hội đồng nhân dân huyện Quyết định dự toán và phân bổ ngân sách huyện; phê chuẩn quyết toán ngân sách huyện; quyết định các chủ trương, biện pháp để triển khai thực hiện ngân sách huyện; giám sát việc thực hiện ngân sách đã được HĐND quyết định.

2.2.5.2. UBND huy n

Lập dự toán và phương án phân bổ ngân sách huyện, dự toán điều chỉnh ngân sách huyện trong trường hợp cần thiết trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp; lập quyết toán ngân sách huyện trình HĐND cùng cấp phê chuẩn và báo cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp; kiểm tra Nghị quyết của HĐND cấp dưới về dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách; căn cứ vào Nghị quyết của HĐND cùng cấp, quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc; nhiệm vụ thu, chi và mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới; tổ chức thực hiện ngân sách huyện;

phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên trong việc quản lý chi NSNN theo lĩnh vực trên địa bàn; báo cáo về NSNN theo quy định của pháp luật.

2.2.5.3. Phòng Tài chính - Kế hoạch huy n

Phòng Tài chính - Kế hoạch là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện Ứng Hòa, có chức năng tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài chính, tài sản, kế hoạch và đầu tư; đăng ký kinh doanh; tổng hợp, thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác Xã, phường, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân theo quy định của pháp luật.

Về lĩnh vực tài chính, ngân sách: Phòng Tài chính - Kế hoạch có trách nhiệm trình Uỷ ban nhân dân huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm về lĩnh vực tài chính; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy hoạch, kế hoạch, chương trình đó được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực tài chính trên địa bàn; hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc thành phố, Uỷ ban nhân dân Xã, phường, phường xây dựng dự toán ngân sách hàng năm; xây dựng trình Uỷ ban nhân dân huyện dự toán ngân sách huyện theo hướng dẫn của Sở Tài chính; lập dự toán thu ngân sách nhà nước đối với những khoản thu được phân cấp quản lý, dự toán chi ngân sách huyện và tổng hợp dự toán ngân sách Xã, phường, phường, phương án phân bổ ngân sách thành phố trình Uỷ ban nhân dân thành phố; lập dự toán ngân sách điều chỉnh trong trường hợp cần thiết để trình Uỷ ban nhân dân huyện; tổ chức thực hiện dự toán ngân sách đó được quyết định; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, giá, thực hiện chế độ kế toán của chính quyền Xã, phường, phường, tài chính hợp tác Xã, phường, tài chính kinh tế tập thể và các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp của nhà nước thuộc thành phố; phối hợp với cơ quan có liên quan trong việc quản lý công tác thu ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định

của pháp luật; thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư do huyện quản lý; thẩm định quyết toán thu, chi ngân sách Xã, phường, phường; lập quyết toán thu, chi ngân sách huyện; tổng hợp, lập báo cáo quyết toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện và quyết toán thu, chi ngân sách huyện (bao gồm quyết toán thu, chi ngân sách huyện và quyết toán thu, chi ngân sách Xã, phường, phường) báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện để trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê chuẩn; tổ chức thẩm tra, trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt quyết toán đối với dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện.

Về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư: Phòng Tài chính - Kế hoạch chịu trách nhiệm tham mưu UBND huyện quy hoạch, kế hoạch 5 năm và hàng năm của huyện; đề án; chương trình phát triển KTXH, cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trên địa bàn huyện; dự thảo các quyết định, chỉ thị, văn bản hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách, pháp luật và các quy định của UBND huyện, Sở Kế hoạch và Đầu tư về công tác kế hoạch và đầu tư trên địa bàn; trình Chủ tịch UBND huyện các chương trình, danh mục, dự án đầu tư trên địa bàn; thẩm định và chịu trách nhiệm về dự án, kế hoạch đầu tư trên địa bàn thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND huyện; thẩm định và chịu trách nhiệm về kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các dự án hoặc gói thầu thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch UBND huyện; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư trên địa bàn và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định.

2 2 5 4 ho bạc nhà nước huy n

Tập trung các khoản thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, hạch toán các khoản thu cho các cấp ngân sách; Tổ chức thực hiện kiểm soát thanh toán, chi

trả các khoản chi ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Có quyền từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình; Thực hiện một số dịch vụ tín dụng nhà nước theo hướng dẫn của cấp có thẩm quyền; Quản lý quỹ ngân sách huyện và các quỹ tài chính khác được giao; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại Kho bạc Nhà nước huyện; Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với Kho bạc Nhà nước huyện; Tổ chức thực hiện kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước; thống kê, báo cáo, quyết toán các nghiệp vụ phát sinh tại Kho bạc Nhà nước huyện.

2.2.5 5 Các đơn vị sử ụng ngân sách

Hiện nay huyện Ứng Hòa có 1 cơ quan chuyên môn và 62 đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách thành phố.

1 cơ quan chuyên môn gồm có: Văn phòng HĐND và UBND huyện, Phòng Nội vụ, Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên – Môi trường, Phòng quản lý đô thị, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Lao động thương binh – Xã hội, Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Giáo dục và đào tạo, Phòng Y tế, Phòng Tư pháp, Thanh tra huyện …

Sự nghiệp Giáo dục và đào tạo gồm có: 30 trường Mầm non, 30 trường Tiểu học, 30 trường Trung học cơ sở.

04 đơn vị sự nghiệp: Ban quản lý dự án ĐTXD huyện, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện, TT Dân số KHHGĐ, Trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao huyện

Các đơn vị thuộc khối Đảng, đoàn thể sử dụng ngân sách: Văn phòng huyện ủy, mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh.

Huyện Ứng Hòa có 15 đơn vị hành chính gồm: 01 Thị trấn và 28 xã Ngoài các cơ quan, đơn vị trên còn có các đơn vị khác sử dụng ngân sách như: Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội chữ thập đỏ, Hội người cao tuổi, Hội người mù, Hội nông dân…

2.3. Đánh giá chung về quản lý chi ngân sách nhà nước huyện Ứng Hòa, TP Hà Nội giai đoạn (2014 – 2016)

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua, với sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Đảng và chính quyền địa phương, sự nỗ lực của cộng đồng nhân dân, huyện Ứng Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chi ngân sách nhà nước huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)