Thứ nh t, UBND Thành phố mạnh dạn phân cấp nguồn thu và tỷ lệ phân chia cao hơn đối với ngân sách cấp dưới nhằm khuyên khích tính năng động sáng tạo của cơ quan cấp dưới trong việc bồi dưỡng, khai thác nguồn thu. Đồng thời căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng quận, huyện để phân cấp cho phù hợp.
Thứ hai, UBND Thành phố chỉ đạo các Sở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu
tư, Cục Thuế Hà Nội cần nghiên cứu hoàn thiện cơ chế phân cấp cho quận về ngân sách và đầu tư XDCB xứng đáng với quy mô của Thủ đô của cả nước.
Thứ ba, UBND Thành phố cần điều chỉnh hệ thống định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp, cần chú trọng tăng định mức phân bổ chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo,và dạy nghề; tăng định mức phân bổ chi khác ngân sách quản lý hành chính, đảng, đoàn thể; Chi sự nghiệp kinh tế sự nghiệp văn hóa thể thao văn hóa thể thao và du lịch…
Thứ tư, UBND Thành phố cần có các văn bản hướng dẫn việc xây dựng
quy chế chi tiêu nội bộ tương đối cụ thể, thuận lợi cho các đơn vị khi triển khai thực hiện. Phòng Tài chính kế hoạch căn cứ vào quy định trên, hướng dẫn thêm một số nội dung phù hợp với điều kiện của thành phố để thực hiện.
Thứ năm, UBND Thành phố cần ban hành văn bản điều chỉnh một số
định mức chi tiêu đã lạc hậu như chế độ đi ph p, công tác phí, chế độ đi học …; nghiên cứu tăng định mức chi hành chính do thực tế là đã qua nhiều lần thực hiện cải cách tiền lương nhưng định mức chi hành chính tăng không đáng kể cũng như có thực tế là hiện nay tại các đơn vị hành chính ngoài số biên chế được giao còn một số lượng cán bộ hợp đồng ngoài định biên (không được ngành tài chính Thành phố xem x t khi khoán) nên thực tế kinh phí tiết kiệm được để tăng thu nhập còn ít, chưa tạo động lực để thực hiện khoán.
Thứ sáu, Tăng cường thực hiện chương trình cải cách hành chính của
quận, rà soát sắp xếp lại bộ máy QLNN của quận theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối, bỏ trung gian để nâng cao hiệu lực quản lý, thuận lợi khi thực hiện khoán.
Thứ bảy, Có kế hoạch tiến hành đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ cấp
quận, phường theo chương trình đào tạo cán bộ của Thành ủy Hà nội, đảm bảo có một đội ngũ cán bộ đủ điều kiện về năng lực và phẩm chất đạo đức, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Thứ tám, UBND Thành phố cần thực hiện nhất quán về chính sách đền bù và giá đền bù giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ đầu tư XDCB trên địa bàn.
3.3.3. Kiến nghị với các đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước
Các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN, các đơn vị thụ hưởng ngân sách phải chấp hành tuyệt đối các điều kiện về cấp phát, thanh toán các khoản chi tại KBNN. Các khoản chi phải có trong dự toán ngân sách được duyệt, đảm bảo đúng chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu NSNN do Chính phủ hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đã được cơ quan tài chính hoặc thủ trưởng đơn vị duyệt chi và phải có đầy đủ chứng từ liên quan, làm cơ sở kiểm soát chi của KBNN thành phố. Thực hiện đúng quy trình kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Kiểm tra trước, trong và sau khi chi NSNN. Đây là một khâu rất quan trọng do kiểm soát trước khi chi sẽ ngăn ngừa và loại bỏ những khoản chi tiêu không đúng chế độ quy định, không đúng định mức tiêu chuẩn, đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả, chống lãng phí và thất thoát tiền vốn của nhà nước.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý chi NSNN huyện Ứng Hòa trong chương 2, chương 3 đã tập trung nghiên cứu, đề xuất một số định hướng và hệ thống giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN trên địa bàn trong thời gian tới, bao gồm: Năm quan điểm và bốn mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN phù hợp với tình hình phát triển KTXH của địa phương. Đồng thời luận văn cũng đã đưa ra tám giải pháp thiết thực nhằm hoàn thiện quản lý chi NSNN trên địa bàn. Để các giải pháp nêu trên có tính khả thi, luận văn cũng đã đề xuất các kiến nghị với Chính phủ, bộ Tài chính, chính quyền
địa phương, cơ quan quản lý điều hành ngân sách, góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn, đáp ứng lộ trình cải cách tài chính công trong giai đoạn hiện nay.
KẾT LUẬN
Ngân sách huyện là một bộ phận cấu thành của Ngân sách Nhà nước. Thực hiện quản lý ngân sách huyện là một nhiệm vụ mà ở đó các hoạt động thu, chi tài chính Ngân sách diễn ra được quản lý công khai và chặt chẽ. Vì vậy, cần có sự nhận thức đúng mức, đòi hỏi một cách làm hợp lý đối với các đơn vị và các Cấp uỷ Đảng, Chính quyền các cấp, ngành tài chính.
Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách huyện Ứng Hòa là tất yếu, đó là một quá trình lâu dài và sẽ gặp không ít khó khăn, vướng mắc, vì vậy đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của từng cá nhân, từng cấp, nghành.
Thông qua luận văn đề tài: “ Quản lý chi ngân sách nhà nước huy n
Ứng Hòa, thành phố Hà Nội” em muốn nêu những kết quả đạt được và những
tồn tại, nguyên nhân, trong công tác quản lý chi NSNN cấp huyện, đồng thời trình bày một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách huyện. Tuy nhiên với khả năng trình độ và thời gian có hạn, chuyên đề này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy, cô giáo và bạn đọc góp ý, nhận x t để chuyên đề được hoàn thiện hơn, với mong muốn góp
phần nhỏ nâng cao hiệu quả công tác quản lý ngân sách huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật NSNN năm 2002 và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật. NXBTC năm 2003.
2. Bộ Tài chính (2005), 60 năm Tài chính Việt Nam, NXB Tài chính, 3. Bộ tài chính (2002), Báo cáo Tổng kết 5 năm thực hiện luật NSNN, Hà Nội
4. Bộ Tài chính (2001), Giáo trình NSNN, NXB Tài chính, Hà Nội. 5. Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội
6. Nguyễn Thị Cành (2008), Tài chính công, Tái bản lần thứ nhất có sửa chữa, bổ sung, NXB Đại học Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh.
. PGS.TS. Dương Đăng Chính, TS. Phạm Văn Khoan (200 ), Giáo trình quản lý Tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội.
8. PGS.TS. Sử Đình Thành (Chủ biên), TS. Bùi Thị Mai Hoài (2009), Lý thuyết Tài chính công, NXB Đại học Quốc Gia, thành phố Hồ Chí Minh.
9. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2002), Khoa học quản lý, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Luật NSNN năm 2015, NXB Lao động , Hà Nội.
11. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
12. UBND huyện Ứng Hòa, Báo cáo quyết toán NSNN huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội (2014 - 2016)
13. UBND huyện Ứng Hòa (201 ), Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 2014 – 2016; phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 201 -2022 huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
14. Bài giảng chi tiết môn NSNN bậc cao học Đại học kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, năm 2016.
15. Giáo trình NSNN, đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, năm 2012. 16. Phạm Trung Kiên (2014), Học viện Hành chính Quốc Gia, Luận văn Thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng “Quản lý chi ngân sách nhà nước tại huyện Giao Thủy, Nam Định”.
1 . Trần Anh Dũng (2016), Học viện Hành chính, Luận văn Thạc sỹ Tài chính – Ngân hàng “Quản lý chi thường xuyên NSNN huyện Đông Anh, TP Hà Nội”.
18. PGS.TS Lê Chi Mai (2011), giáo trình “Quản lý chi tiêu công”, Nhà xuất bản chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội.