7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.2. Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống nữ doanh nhân
Khi nữ doanh nhân thành công và quyền lực, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống sẽ luôn là sự quan tâm. Một số người cảm thấy họ có thể kiểm soát tình hình để có được tất cả. Nhưng nhiều người cảm thấy họ không thể đảm đương tốt khi phải đồng thời thực hiện nhiệm vụ liên quan đến gia đình có thể bao gồm chăm sóc trẻ em, chăm sóc cha mẹ già, trách nhiệm gia đình, cũng như trách nhiệm của vai trò người vợ và vai trò của người mẹ trong gia đình và người lãnh đạo trong công việc. Chân dung của họ được vạch ra bởi những phẩm chất và vai trò của các mối quan hệ: với các doanh nghiệp, với gia đình, với xã hội và giá trị mà họ hướng đến. Trong mối quan hệ với gia đình, các nữ doanh nhân với vai trò người vợ và người mẹ trong gia đình nhỏ của họ, đồng thời với vai trò một người chị, người con trong một gia đình lớn. Trong xã hội hiện nay, tiêu chuẩn và các giá trị truyền thống vẫn tồn tại, ngay cả đối với nhóm các doanh nhân trẻ. Họ luôn luôn nghĩ về trách nhiệm của mình để chăm sóc cho trẻ em và những người khác trong gia đình.Khi đề cập đến vai trò công việc của những quản lý cấp cao, nhiều nữ doanh nhân cho rằng, trong xã hội xưa và nay, còn rất nhiều người cho rằng đối với đàn ông thì công việc quan trọng hơn cả gia đình. Điều này thể hiện qua những giờ làm việc kéo dài và những người đàn ông sẽ giao phó công việc gia đình cho người phụ nữ.
Theo Peeters và cộng sự (2005), áp lực từ các lĩnh vực công việc và gia đình thường xung đột, dẫn đến sự mất cân bằng. Do đó, khái niệm về sự cân
bằng giữa công việc và cuộc sống cùng với những tác động của nó, là một vấn đề cốt lõi đối với nữ doanh nhân.
Lellan và Uys (2009) xác định một trong những nhân tố quan trọng liên quan đến vai trò kép của nữ doanh nhân đó là cân bằng giữa công việc và đời sống. Những phát hiện của nghiên cứu cho thấy sự xung đột giữa công việc và trách nhiệm gia đình là nguyên nhân chính dẫn đến sự căng thẳng ở nữ doanh nhân.
Theo kết quả nghiên cứu do Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp quốc (UNIDO) chuẩn bị trong khuôn khổ dự án Chương trình chung giữa Liên Hợp quốc và Chính phủ Việt Nam về Bình đẳng Giới với sự phối hợp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), thông qua Hội đồng doanh nhân nữ (VWEC) và nguồn tài trợ của Quỹ MDG Achievement Fund (MDGF) cho thấy một trong những nguyên nhân quan trọng của nữ doanh nhân Việt Nam đối với khó khăn trong kinh doanh là họ vẫn phải gánh nhiều trách nhiệm gia đình khi vận hành doanh nghiệp. Những phát hiện chính trong nghiên cứu về trở ngại đối với việc khởi sự kinh doanh là, phụ nữ có xu hướng lấy ý kiến của gia đình đối với các quyết định quan trọng trong hoạt động kinh doanh; trách nhiệm lo toan công việc gia đình là trở ngại rất lớn đối với quyết định khởi sự kinh doanh; trách nhiệm đối với gia đình và công việc nội trợ là trở ngại chính đối với việc quản trị và mở rộng hoạt động kinh doanh; phụ nữ mong muốn giảm trách nhiệm công việc nội trợ gia đình để dành nhiều thời gian hơn cho hoạt động kinh doanh. Nữ doanh nhân được hỏi trong cuộc khảo sát của nghiên cứu này tỏ ra khó khăn trong việc khởi sự kinh doanh là do yếu tố chủ quan và truyền thống chứ không phải trở ngại từ khung khổ pháp lý. Trong vận hành doanh nghiệp, nếu được giải phóng nhiều hơn trong công việc gia đình, nữ doanh nhân tỏ ra mạnh mẽ hơn so với nam giới trong các quyết định kinh doanh (Hampel-Milagrosa cùng cộng sự, 2010)
Cân bằng giữa công việc và cuộc sống là một quá trình chứ không phải chỉ là tại một thời điểm. Các mức độ của công việc, không gian, và thời gian tự chủ khác nhau chịu ảnh hưởng bởi công việc, mối quan hệ với khách hàng, giờ làm việc, vị trí của văn phòng, và liệu nữ doanh nhân có được chia sẻ bớt trách nhiệm. Hầu hết nữ doanh nhân cho biết họ có suy nghĩ như cầu toàn và cảm giác tội lỗi khi đối mặt giữa công việc và gia đình, là yếu tố chính mà cản trở họ trong việc theo đuổi các mục tiêu trong công việc và lĩnh vực khác trong cuộc sống (Dileepkumar, 2006).
Để sống một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc, những nữ doanh nhân phải đối mặt với trách nhiệm giữa cân bằng công việc, cuộc sống cá nhân và nhu cầu của gia đình.
Tạo thế cân bằng giữa cuộc sống công việc và cuộc sống gia đình là một thách thức đối với nữ doanh nhân. Hơn nữa, thực tế hiện nay trong nhiều gia đình, cả hai vợ chồng đang làm việc hoặc có sự nghiệp, không chỉ là công việc, còn có trách nhiệm cho việc chăm sóc con cái, người phụ thuộc. Những nhu cầu gia tăng của công việc, cũng như ở nhà, đã thực hiện công việc quản lý và cuộc sống gia đình ngày càng thách thức, và đối với nữ doanh nhân, với truyền thống văn hóa là phụ nữ thì gắn liền vai trò như là người của công việc gia đình. Một nghiên cứu liên quan về cân bằng công việc-cuộc sống của Matthew và Panchanatham (2011) cho thấy rằng các nữ doanh nhân phải đối mặt với thách thức do vai trò quá tải, vấn đề bảo vệ sức khỏe, quản lý thời gian, vấn đề chăm sóc phụ thuộc, và thiếu mạng lưới hỗ trợ đầy đủ.
Do đó, khái niệm giữa các mối quan hệ công việc-cuộc sống vì những khát vọng ngày càng tăng để cân bằng làm việc với các khía cạnh khác của cuộc sống, chẳng hạn như gia đình, lợi ích cuộc sống cá nhân, và các mạng lưới hỗ trợ. Clark định nghĩa cân bằng công việc-cuộc sống như sự hài lòng và hoạt động tốt tại nơi làm việc và ở nhà với xung đột vai trò là tối thiểu.
Hơn nữa, cân bằng công việc-cuộc sống có thể được định nghĩa là mức độ mà một cá nhân có thể đồng thời cân bằng nhu cầu thời gian, tình cảm và hành vi của cả công việc và trách nhiệm gia đình. Định nghĩa gần đây của cân bằng công việc-cuộc sống, không giống như những người trước đó, cân bằng công việc-cuộc sống được đề cập đến là khả năng của cá nhân, bất kể tuổi tác hay giới tính, để tìm thấy sự đồng điệu mà sẽ cho phép họ kết hợp công việc với trách nhiệm công việc, hoạt động, và khát vọng .
1.3. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ TRƢỚC
Trong hầu hết các tài liệu hiện có, các vấn đề về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nữ doanh nhân ở Việt Nam đã không được nhấn mạnh trong các tài liệu nghiên cứu thực nghiệm trước đó. Các vấn đề về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nữ doanh nhân ở các quốc gia như vậy cần phải được công nhận là cực kỳ quan trọng đối với xã hội.
Ngoài việc đối mặt với những thách thức trong kinh doanh, nữ doanh nhân còn phải áp lực với nhiều vai trò trong gia đình. Những vai trò như là một người vợ, người chăm sóc gia đình; quản lý công việc nhà hàng ngày; trách nhiệm với cộng đồng và xã hội. Trong xã hội hiện đại, yêu cầu và trách nhiệm của người phụ nữ cao hơn trước. TS. Khuất Thu Hồng, Viện Nghiên cứu phát triển xã hội cho rằng, sở dĩ như vậy vì phụ nữ vừa phải nội trợ, chăm sóc con cái lại còn phải gánh vác kinh tế gia đình cùng chồng, rồi phải chăm lo làm đẹp để giữ chồng… Những đòi hỏi của xã hội đối với người phụ nữ khiến họ luôn trong trạng thái phải gồng mình mà cố gắng. Bản chất mối quan hệ gia đình phản ánh nền văn hóa của một dân tộc, tính chất của chế độ chính trị xã hội và tác động của các nền văn hóa khác. Địa vị, vai trò của phụ nữ Việt Nam luôn bị ảnh hưởng bởi tập tục và lễ giáo phong kiến, hằn sâu từ bao đời trong nếp nghĩ, cách hành xử nơi gia đình và xã hội. Họ luôn phải đối mặt với áp lực công việc và áp lực gia đình. Đối mặt với sự khó tương thích giữa
chăm sóc gia đình, giáo dục con cái được coi là thiên chức của phụ nữ - với nâng cao địa vị xã hội- nghề nghiệp. Tuy nhiên, để giải quyết hợp lý mối quan hệ này, cần và phải có hợp lực của toàn xã hội, với mọi phương thức và phương tiện có thể, thực chất là tìm sự đồng thuận trong gia đình để giải quyết mối tương quan giữa quyền lợi và nghĩa vụ của phụ nữ, dưới tác động định hướng của các yếu tố truyền thống và hiện đại.
Nữ doanh nhân ở các nước phát triển có thể cân bằng tốt hơn cuộc sống gia đình của họ với công việc. Các nhu cầu có nguồn gốc từ công việc và cuộc sống cá nhân của phụ nữ là khá thường xuyên loại trừ lẫn nhau, làm cho nó rất khó khăn để có sự cân bằng giữa các vai trò. Hiện nay, mặc dù chủ đề cân bằng giữa công việc và cuộc sống các nữ doanh nhân là cấp thiết, nhưng các nghiên cứu liên quan đến cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nữ doanh nhân ở Việt Nam là vô cùng khan hiếm. Vì vậy trách nhiệm gia đình cùng với việc quản lý doanh nghiệp trở thành một thách thức trong cuộc sống của nữ doanh nhân.
1.3.1. Mô hình nghiên cứu của Mathew và Panchanatham (2011)
Mô hình của Mathew và Panchanatham (2011) về nghiên cứu khám phá trong vấn đề nhận thức về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nữ doanh nhân ở miền Nam Ấn Độ như sau:
Hình 1.1. Mô hình nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của Mathew và Panchanatham (2011)
(Trích: An exploratory study on the work-life balance of women entrepreneurs in South India, năm 2011) Nghiên cứu điều tra 227 mẫu là nữ doanh nhân tại miền Nam Ấn Độ. Kết quả chỉ ra rằng, Quá tải vai trò là một nhân tố tác động quan trọng trong cuộc sống nữ doanh nhân, dẫn đến vấn đề tiếp theo trong công việc và cuộc sống của họ. Các vai trò như người con, người vợ, người mẹ, người nội trợ, doanh nhân…đều đòi hỏi thời gian và năng lượng. Tuy nhiên, trong xã hội cạnh tranh và toàn cầu hóa, điều đó là rất khó khăn cho các nữ doanh nhân để thực hiện tất cả các vai trò cùng một lúc. Kết quả là, tinh thần và thể chất của họ kiệt sức vì những đòi hỏi vai trò phát sinh từ công việc và gia đình. Điều này thường dẫn đến suy giảm sức khỏe, sự bất mãn và làm giảm vai trò sống và làm việc.
Hai phát hiện quan trọng khác của nghiên cứu này là vấn đề sức khỏe của nữ doanh nhân và các vấn đề công việc và chăm sóc người phụ thuộc. Vấn đề sức khỏe không chỉ làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng giữa công
Mạng lưới hỗ trợ
Quản lý thời gian
Vấn đề sức khỏe Vấn đề chăm sóc người phụ thuộc Quá tải vai trò
Nhận thức về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống (+)
(+) (+)
(-) (-)
việc và gia đình mà còn ảnh hưởng đến sự thành công trong kinh doanh. Trong nghiên cứu này, các vấn đề sức khỏe của nữ doanh nhân ngày càng tăng, sau khi nắm giữ vai trò kinh doanh, rõ ràng cho thấy nữ doanh nhân gặp phải vấn đề căng thẳng về thể chất và tình cảm.
Vấn đề công việc và chăm sóc người phụ thuộc, thiếu mạng lưới hỗ trợ xã hội, trong đó bao gồm sự hỗ trợ từ các thành viên gia đình, cấp dưới / nhân viên và xã hội cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống nữ doanh nhân. Nhiều nữ doanh nhân khi được phỏng vấn đã bày tỏ quan điểm rằng họ đã thấy thật khó khăn để được sự ủng hộ của gia đình và xã hội.
Kết quả phân tích nghiên cứu đã chỉ ra được những vấn đề về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống các nữ doanh nhân miền Nam Ấn Độ là quá tải vai trò, chất lượng sức khỏe, vấn đề chăm sóc người phụ thuộc, vấn đề trong quản lý thời gian và mạng lưới hỗ trợ.
1.3.2. Mô hình nghiên cứu của Tuân và Hà (2013)
Mô hình nghiên cứu của Tuân và Hà (2013) đưa ra 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống nữ doanh nhân. Đó là: quá tải vai trò, chất lượng sức khỏe, vấn đề chăm sóc người phụ thuộc và mạng lưới hỗ trợ.
“Nghiên cứu khám phá về sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc của
nữ doanh nhân Hà Nội” của Tuân và Hà năm 2013 với mẫu điều tra là 120 nữ doanh nhân ở Hà Nội. Kết quả phân tích cho thấy một số vấn đề về sự cân bằng công việc và cuộc sống nữ doanh nhân đối mặt là: vai trò quá tải, vấn đề bảo vệ sức khỏe, quản lý thời gian kém, chăm sóc người phụ thuộc và thiếu mạng lưới hỗ trợ.
Trong đó, quá tải vai trò là yếu tố mà phần lớn cuộc sống của nữ doanh nhân trong nghiên cứu này, dẫn tới ảnh hưởng tiếp theo trong công việc và cuộc sống. Sự gia tăng rủi ro sức khỏe của nữ doanh nhân và những vấn đề về
quản lý thời gian ảnh hưởng đến gia đình và công việc. Thêm vào đó nữ doanh nhân còn phải chăm sóc con cái, người lớn tuổi... làm nữ doanh nhân chịu sự quá tải, dẫn đến những lo lắng và xung đột công việc và gia đình. Việc thiếu sự hỗ trợ mạng lưới xã hội cũng tác động ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống nữ doanh nhân.
Những nhân tố tích cực đối với sự cân bằng công việc cuộc sống nữ doanh nhân là mạng lưới hỗ trợ, chất lượng sức khỏe và quản lý thời gian. Vấn đề chăm sóc người phụ thuộc và vai trò quá tải là những biến độc lập có mối quan hệ tiêu cực đến sự cân bằng công việc cuộc sống nữ doanh nhân.
1.3.3. Mô hình nghiên cứu của Dey (2014)
Mô hình của Dey (2014) cũng bao gồm 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự cân bằng công việc cuộc sống của nữ doanh nhân. Đó là: quá tải vai trò, chất lượng sức khỏe, vấn đề chăm sóc người phụ thuộc, quản lý thời gian và mạng lưới hỗ trợ
Nghiên cứu điều tra 243 nữ doanh nhân từ các tiểu bang khác nhau của Ấn Độ. Nghiên cứu nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của nữ doanh nhân. Bắt đầu từ một doanh nhân chèo lái việc kinh doanh, một người thích mạo hiểm, sáng tạo, cho đến hoàn thành các trách nhiệm như một người vợ, người mẹ và con gái, cũng như quán xuyến các việc trong gia đình và trách nhiệm với xã hội.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc đảm đương nhiều vai trò là một rào cản lớn trong sự phát triển của phụ nữ làm chủ doanh nghiệp. Điều này còn kéo theo việc ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân nữ doanh nhân do khối lượng công việc quá tải. Bên cạnh đó, những giờ làm việc kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống công việc và gia đình. Các vấn đề chăm sóc người phụ thuộc và mong muốn được quan tâm hơn từ người bạn đời cũng tác động thêm vai trò của nữ doanh nhân.
Kết quả nghiên cứu xác định năm nhân tố ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nữ doanh nhân đó là quá tải vai trò, chất lượng sức khỏe, vấn đề chăm sóc người phụ thuộc, vấn đề trong quản lý thời gian và mạng lưới hỗ trợ. Không chỉ có vậy, có những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nữ doanh nhân như yếu tố tuổi tác, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, mức thu nhập cũng như sự hỗ trợ của gia đình.
1.3.4. Mô hình nghiên cứu của Uddin và Chowdhury (2015)