7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.4.4. Kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy
Kết quả phân tích hệ số hồi quy riêng của mô hình được trình bày ở bảng 3.10. Qua đó ta có thể thấy : hệ số hồi quy riêng đứng trước biến SK (chất lượng sức khỏe), HT (mạng lưới hỗ trợ), TG (quản lý thời gian) và VT (quá tải vai trò), đều có ý nghĩa thống kê (giá trị Sig. của kiểm định t nhỏ hơn 5%).
Riêng, hệ số hồi quy riêng đứng trước các biến CS (vấn đề chăm sóc người phụ thuộc), có giá trị Sig. của kiểm định t lớn hơn 5%, do đó biến này không có ý nghĩa trong mô hình hồi quy 1. Như vậy, các biến SK (chất lượng sức khỏe) và HT (mạng lưới hỗ trợ), TG (quản lý thời gian) và VT (quá tải vai trò) được sử dụng để giải thích mối quan hệ giữa giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa cuộc sống và công việc của nữ doanh nhân.
ảng 3.10. Hệ số hồi quy của mô hình 1
Mô hình Hệ số hồi quy chƣa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa (Beta) T Hệ số Sig. Độ phóng đại phƣơng sai B Std. Error 1 Hằng số 1.064 .398 2.671 .008 VT -.137 .058 -.145 -2.342 .021 1.005 SK .234 .077 .237 3.060 .003 1.587 CS .085 .049 .108 1.711 .089 1.045 TG .419 .088 .393 4.772 .000 1.786 HT .150 .059 .180 2.536 .012 1.327 a. Dependent Variable: CB (Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Thông qua các kiểm định ở trên, có thể thấy mô hình 1 biểu diễn mối quan hệ giữa các đặc trưng “chất lượng sức khỏe” (SK), “quản lý thời gian” (TG), “quá tải vai trò” (VT) và “mạng lưới hỗ trợ” (HT) không vi phạm các giả thuyết ban đầu của phương trình hồi quy tuyến tính và phù hợp với tổng thể. Mô hình đạt ý nghĩa thống kê 95% và các hệ số hồi quy riêng của mô hình đều có giá trị dương. Như vậy, giả thuyết ban đầu về mối quan hệ giữa các thành phần chất lượng sức khỏe, mạng lưới hỗ trợ, quản lý thời gian, quá tải vai trò và sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nữ doanh nhân đều
được chấp nhận. Có nghĩa là, khi các thành phần của chất lượng chất lượng sức khỏe và mạng lưới hỗ trợ ngày càng được nâng cao thì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nữ doanh nhân cũng từ đó ngày càng nâng cao.
Phương trình hồi quy tuyến tính đa biến của sự cân bằng biểu diễn như sau:
CB = 1.064 + 0.237*SK + 0.393*TG + 0.180*HT – 0.145*VT (1) Trong đó:
CB: Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nữ doanh nhân SK: Chất lượng sức khỏe
TG: Quản lý thời gian
HT: Sự hỗ trợ gia đình-xã hội VT: Quá tải vai trò
Phương trình (1) cho thấy : theo thang đo likert 5 mức độ, trong điều kiện các nhân tố khác không thay đổi, khi chất lượng sức khỏe của nữ doanh nhân tăng lên 1 đơn vị thì mức độ cân bằng chất lượng công việc, cuộc sống của nữ doanh nhân tăng lên 0.237 đơn vị; khi sự quản lý về thời gian tăng lên 1 đơn vị thì mức độ cân bằng của nữ doanh nhân tăng lên 0.393 đơn vị; khi mạng lưới hỗ trợ tăng lên 1 đơn vị thì mức độ cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nữ doanh nhân tăng lên 0.180 đơn vị, khi sự quá tải về vai trò giảm đi 1 đơn vị thì mức độ cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nữ doanh nhân sẽ tăng lên 0.145 đơn vị. Qua đó có thể thấy, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, quản lý thời gian có ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nữ doanh nhân nhiều hơn so với các yếu tố còn lại.