7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.6 ĐIỀU CHỈNH THANG ĐO NGHIÊN CỨU
Vì thang đo trong nghiên cứu này dựa vào cơ sở lý thuyết và thang đo đã có trên thế giới như Dey(2014), tại Việt Nam được hiệu chỉnh bởi Tuân và Hà (2013). Thang đo sẽ được điểu chỉnh và bổ sung cho phù hợp với môi trường tại khu vực miền Trung dựa vào kết quả của nghiên cứu định tính với kỹ thuật phỏng vấn sâu (Phụ lục 1 - Dàn bài phỏng vấn định tính). Có sáu khái niệm nghiên cứu này, đó là quá tải vài trò, chất lượng sức khỏe, các vấn đề chăm sóc người phụ thuộc, quản lý thời gian, mạng lưới hỗ trợ, sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
- Thang đo Quá tải vai trò
Mathew và Panchanatham (2011) đã xây dựng nên bảng câu hỏi thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống nữ doanh nhân, và được sử dụng rộng rãi trong việc đo lường các nhân tố ảnh hưởng, cụ thể là Dey (2014), Uddin và Chowdhury (2015). Để đảm bảo nghiên cứu phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề tài sẽ sử dụng các biến quan sát được điều chỉnh của Tuân và Hà (2013) thay cho biến quan sát gốc của Mathew và Panchanatham (2011).
Bảng câu hỏi quá tải vai trò gồm 8 biến quan sát được đưa ra phỏng vấn. Sau khi điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, thang đo gồm 6 biến quan sát, ký hiệu là VT, từ VT1 đến VT6.
ảng 2.3. Thang đo Quá tải vai trò
Thang đo gốc Thang đo hiệu chỉnh Mã hóa
Tôi đang thực hiện nhiều vai trò trong một thời gian nhất định
Tôi đang đảm đương nhiều vai trò cùng lúc
VT1 Cuộc sống gia đình ít khi bị ảnh
hưởng do vai trò doanh nhân của tôi
Cuộc sống gia đình ít khi bị ảnh hưởng do vai trò trong công việc kinh doanh của tôi
VT2 Do công việc kinh doanh và
chăm sóc người phụ thuộc nên rất khó để tôi tham gia hoạt động với cộng đồng
VT3
Do nhân viên của tôi đảm nhiệm tốt vai trò trong kinh doanh , nên tôi khá hài lòng với cuộc sống
Loại bỏ
Khi tôi đảm đương nhiều vai trò trong gia đình, tôi không thể thành công trong lĩnh vực doanh nhân
Khi tôi đảm đương nhiều vai trò trong gia đình, tôi không thể toàn tâm toàn ý cho công việc kinh doanh
Tôi quá mệt mỏi để đảm nhiệm công việc kinh doanh do công việc tại gia đình tôi quá nhiều
Loại bỏ
Tôi đã trở thành doanh nhân thành đạt nhưng phải hy sinh nhiều trọng trách trong gia đình
Để trờ thành doanh nhân thành đạt, tôi đã hy sinh nhiều hoạt động trong gia đình
VT5 Do khối lượng công việc quá
nhiều và thời gian hạn hẹp, tôi không có khả năng tập trung vào cuộc sống cá nhân cũng như công việc kinh doanh
VT6
- Thang đo Chất lƣợng sức khỏe
Thang đo chất lượng sức khỏe được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo của Dey (2014). Để đảm bảo nghiên cứu phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề tài sẽ sử dụng các biến quan sát được điều chỉnh của Tuân và Hà (2013) thay cho biến quan sát gốc của Mathew và Panchanatham (2011).
Bảng câu hỏi quá tải vai trò gồm 8 biến quan sát được đưa ra phỏng vấn. Sau khi điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính, thang đo gồm 4 biến quan sát, ký hiệu là SK với bốn biến quan sát từ SK1 đến SK4.
ảng 2.4. Thang đo Chất lượng sức khỏe
Thang đo gốc Thang đo hiệu chỉnh Mã hóa
Bận rộn với công việc và gia đình nên tôi thấy thật khó để quan tâm đến sức khỏe bản thân
Bận rộn với công việc và gia đình nên tôi không có thời gian quan tâm đến sức khỏe bản thân
SK1
Xung đột giữa trọng trách trong kinh doanh và cuộc sống gia đình khiến tôi có quá nhiều căng thẳng
Những vấn đề xung đột trọng trách công việc và gia đình khiến tôi căng thẳng và khó chịu với nhân viên/ thành viên gia đình
SK2
Tôi thường cáu giận với những thành viên trong gia đình và nhân viên của mình khi tôi không thể cân bằng giữa gia đình và công việc
Loại bỏ
Do công việc kinh doanh tiêu tốn năng lượng và thời gian nên tôi cảm thấy mệt mỏi khi ở nhà
Loại bỏ
Giải quyết được việc kinh doanh và quán xuyến tốt việc gia đình khiến tôi thoải mái và ngủ ngon
SK3
Khi trở thành doanh nhân, tôi thường gặp vấn đề sức khỏe
Loại bỏ Vấn đề sức khỏe của tôi có liên
quan khối lượng công việc và lịch trình dày đặc
Khi trở thành doanh nhân, tôi thường gặp vấn đề sức khỏe do khối lượng công việc và lịch trình dày đặc
- Thang đo Vấn đề chăm sóc ngƣời phụ thuộc
Thang đo Vấn đề chăm sóc người phụ thuộc được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo của Dey (2014). Để đảm bảo nghiên cứu phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề tài sẽ sử dụng các biến quan sát được điều chỉnh của Tuân và Hà (2013) thay cho biến quan sát gốc của Mathew và Panchanatham (2011).
Bảng câu hỏi các vấn đề chăm sóc người phụ thuộc gồm 8 biến quan sát được đưa ra phỏng vấn. Sau khi được điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính cho phù hợp với môi trường làm việc tại Việt Nam, thang đo các vấn đề chăm sóc người phụ thuộc bổ sung thêm thang đo “Tôi thấy khó khăn với việc chăm sóc trẻ con/ người lớn tuổi”. Vậy thang đo Vấn đề chăm sóc người phụ thuộc gồm năm biến quan sát, ký hiệu từ CS1 đến CS5.
ảng 2.5. Thang đo Vấn đề chăm sóc người phụ thuộc
Thang đo gốc Thang đo hiệu chỉnh Mã hóa
Tôi cảm thấy tự do và tận hưởng những công việc tôi yêu thích khi tôi không gặp phải những vấn đề chăm sóc người phụ thuộc
Tôi cảm thấy tự do và thoải mái với công việc khi tôi không vướng bận các vấn đề chăm sóc người phụ thuộc
CS1
Con cái/ người phụ thuộc được tôi quan tâm chu đáo
Loại bỏ
Tôi không thể tập trung vào công việc kinh doanh do những vấn đề chăm sóc người phụ thuộc
CS2
quan tâm của tôi nhiều hơn quan tâm đến gia đình nhiều hơn Tôi đang chăm sóc cha mẹ
ruột/cha mẹ chống
Loại bỏ
Tôi thấy khó khăn trong việc chăm sóc người cao tuổi
Loại bỏ
Tôi thấy khó khăn khi tự chăm sóc trẻ nhỏ
Loại bỏ
Tôi thấy khó khăn với việc chăm
sóc trẻ con/ người lớn tuổi. CS4 Tôi thấy khó khăn khi đồng thời
thực hiện công việc kinh doanh và chăm sóc người phụ thuộc ở nhà
Loại bỏ
Việc gắn chặt với việc kinh doanh không cho phép tôi đáp ứng yêu cầu chăm sóc người phụ thuộc, điều đó dẫn đến xung đột
Vì công việc kinh doanh bận rộn không cho phép tôi đáp ứng nhu cầu chăm sóc người phụ thuộc, dẫn đến nhiều lúc mẫu thuẫn.
CS5
- Thang đo Quản lý thời gian
Thang đo quản lý thời gian được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo của Dey (2014). Để đảm bảo nghiên cứu phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề tài sẽ sử dụng các biến quan sát được điều chỉnh của Tuân và Hà (2013) thay cho biến quan sát gốc của Mathew và Panchanatham (2011).
Bảng câu hỏi quản lý thời gian gồm 8 biến quan sát được đưa ra phỏng vấn. Sau khi được điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính cho phù hợp với môi trường làm việc tại Việt Nam, thang đo gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ TG1 đến TG4.
ảng 2.6. Thang đo Quản lý thời gian
Thang đo gốc Thang đo hiệu chỉnh Mã hóa
Công việc bận rộn khiến tôi rời nhà sớm và về muộn.
TG1
Những giờ làm việc kéo dài khiến tối căng thẳng và cáu giận trong một khoảng thời gian
TG2
Tôi phải rời nhà từ sớm để tham gia vào hoạt động kinh doanh
Loại bỏ Hoạt động kinh doanh khiến tôi
không có thời gian cho trách nhiệm gia đình và xã hội
TG3
Tôi thường tham gia công việc kinh doanh nhiều hơn 10h mỗi ngày
Loại bỏ
Do những yêu cầu trong công việc kinh doanh, tôi thấy khó khăn để dành những ngày cuối tuần hay những buổi tối cho gia đình
TG4
Thời gian của tôi phân bổ bằng nhau cho công việc và gia đình
Loại bỏ
- Thang đo Mạng lƣới hỗ trợ
Thang đo Mạng lưới hỗ trợ được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo của Dey (2014). Để đảm bảo nghiên cứu phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề tài sẽ sử dụng các biến quan sát được điều chỉnh của Tuân và Hà (2013) thay cho biến quan sát gốc của Mathew và Panchanatham (2011).
Bảng câu hỏi mạng lưới hỗ trợ gồm 6 biến quan sát được đưa ra phỏng vấn. Sau khi được điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính cho phù hợp với môi trường làm việc tại Việt Nam, thang đo gồm 5 biến quan sát, ký hiệu từ HT1 đến HT5.
ảng 2.7. Thang đo Mạng lưới hỗ trợ
Thang đo gốc Thang đo hiệu chỉnh Mã hóa
Trở thành doanh nhân, tôi được xã hội tôn trọng và giúp đỡ
HT1
Tôi có thể có nhiều tập trung hơn vào hoạt động kinh doanh nếu như có sự hỗ trợ từ gia đình và xã hội
Tôi có thể toàn tâm toàn ý kinh doanh nếu có sự hỗ trợ từ gia đình/ xã hội.
HT2
Gia đình cho tôi sức mạnh và hỗ trợ tôi đối mặt với thách thức trong kinh doanh
Sự hỗ trợ của gia đình tiếp thêm sức mạnh cho tôi đối mặt với những thách thức trong kinh doanh.
HT3
Các thành viên trong gia đình phải gánh vác thêm nhiều việc để tôi thành một doanh nhân thành công
HT4
Các thành viên trong gia đình không thấu hiếu những vấn đề cá nhân hay liên quan đến công việc của tôi.
Chồng/ các thành viên gia đình không hiểu và thông cảm cho công việc của tôi.
HT5
Chồng/ bạn trai tôi hiểu và thích ứng với công việc của tôi trong vai trò doanh nhân
- Thang đo Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Thang đo Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo của Dey (2014). Để đảm bảo nghiên cứu phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề tài sẽ sử dụng các biến quan sát được điều chỉnh của Tuân và Hà (2013) thay cho biến quan sát gốc của Mathew và Panchanatham (2011).
Bảng câu hỏi Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống gồm 5 biến quan sát được đưa ra phỏng vấn. Sau khi được điều chỉnh thông qua nghiên cứu định tính cho phù hợp với môi trường làm việc tại Việt Nam, thang đo gồm 5 biến quan sát, ký hiệu từ CB1 đến CB5.
ảng 2.8. Thang đo Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống
Thang đo gốc Thang đo hiệu chỉnh Mã hóa
Những giờ làm việc kéo dài có ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của tôi
CB1
Mạng lưới hỗ trợ đóng góp vào sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của tôi
CB2
Khi tôi gặp phải vấn đề chăm sóc sức khỏe thì ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của tôi
CB3
Khi chăm sóc người phụ thuộc thì ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của tôi
CB4
Tôi có mức độ hài lòng về cân bằng giữa cuộc sống và công việc
2.7. NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƢỢNG
Nghiên cứu chính thức là phương pháp nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn trực tiếp thông qua Bảng câu hỏi để thu thập thông tin. Toàn bộ dữ liệu hồi đáp sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS.
Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện để kiểm định lại mô hình các thang đo lường cũng như mô hình nghiên cứu. Hai phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để tiếp tục kiểm định các thang đo. Sau khi kiểm định thang đo, các biến quan sát còn lại sẽ được sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết và giá trị liên hệ lý thuyết.
2.7.1. Thiết kế bảng câu hỏi nghiên cứu định lƣợng
Đề tài nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi có cấu trúc để thu thập dữ liệu. Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên kết quả của nghiên cứu sơ bộ (phương pháp nghiên cứu định tính). Bảng câu hỏi gồm 2 phần chính:
Phần 1: Được thiết kế nhằm thu thập thông tin đánh giá của nữ doanh nhân các nhận định về nhân tố ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nữ doanh nhântheo thang đo Likert 1 đến 5
-Ghi nhận mức độ đồng ý về các biến quan sát (được diễn tả bằng các phát biểu) đo lường cho các khái niệm trong mô hình.
-Đây là thành phần chính của bảng câu hỏi giúp khảo sát mức độ các nhân tố quyết định ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, bao gồm các nhân tố: sau khi tiến hành các nghiên cứu định tính, có tất cả 29 biến quan sát có liên quan được đưa vào khảo sát. Để đo lường các biến này, tác giả sử dụng thang đo Likert 5 cấp độ từ “1- Hoàn toàn không đồng ý” đến “5- Hoàn toàn đồng ý”.
Phần 2: Thông tin về người trả lời được thiết kế nhằm thu thập thông tin về đối tượng phỏng vấn bao gồm: độ tuổi, tình trạng hôn nhân, quy mô gia đình...
-Ghi nhận các thông tin liên quan đến nữ doanh nhân bao gồm: độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn..
Sự liên kết giữa các thang đo lường và các câu hỏi khảo sát được thể hiện ở bảng dưới đây:
ảng 2.9. Sự liên kết giữa các thang đo lường và ảng câu hỏi
Thang đo lƣờng Câu hỏi
Quá tải vai trò 1,2,3,4,5,6
Chất lượng sức khỏe 7,8,9,10
Các vấn đề chăm sóc người phụ thuộc 11, 12,13,14,15
Quản lý thời gian 16,17,18,19
Mạng lưới hỗ trợ 20,21,22,23,24
Sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống 25,26,27,28,29
2.7.2. Mẫu nghiên cứu
Kích thƣớc mẫu
Các nhà nghiên cứu cho rằng với phương pháp ước lượng ML (Maximum Likelyhood) yêu cầu phải có kích thước mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn. Dù vậy, cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất với nhau về kích thước mẫu được gọi là lớn. Theo Hair & cộng sự (1998), nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML (Maximum Likelyhood) thì kích thước mẫu tối thiểu từ 100 đến 150.
Nếu theo tiêu chuẩn năm mẫu cho một biến quan sát thì kích thước mẫu cần thiết là n = 145(29x5) (Hoàng Ngọc & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Trong đề tài này, tác giả quyết định chọn quy mô mẫu là 150. Để đạt được
kích thước mẫu đề ra thì tác giả đã gửi đi 160 bảng câu hỏi phỏng vấn.Trong đề tài này, tác giả quyết định chọn quy mô mẫu là 150 cho 29 biến quan sát.
Để đảm bảo thuận tiện và không gián đoạn, bài nghiên cứu tiến hành thu thập 160 mẫu dữ liệu để sau khi gạn lọc và làm sạch dữ liệu đạt được kích cỡ mẫu như mong muốn.
Chọn mẫu
Mẫu khảo sát được chọn theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Vì giới hạn thời gian và khả năng cho phép, tác giả chọn khảo sát những nữ doanh nhân hiện đang sinh sống, hoạt động doanh nghiệp tại hai tỉnh khu vực miền Trung là Quảng Ngãi, Đà Nẵng.
Công cụ xử lý dữ liệu
Dữ liệu sau khi thu thập và nhập liệu sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 để có thể đánh giá độ phù hợp của mô hình lý thuyết đã đề xuất.
- Chuẩn bị dữ liệu - Mã hóa dữ liệu - Nhập dữ liệu - Làm sạch dữ liệu
2.7.3. Các phân tích dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu
Phân tích mô tả dữ liệu thống kê
Được thực hiện với tất cả 29 biến trong bảng điều tra. Các chỉ tiêu thống kê được quan tâm là trị số trung bình, mode, độ lệch chuẩn. Ba thông số này cho phép mô tả đánh giá chung của nữ doanh nhân về các yếu tố được đề cập trong phiếu điều tra.
Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach's Alpha