THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của các nữ doanh nhân khu vực miền trung (Trang 82)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.6. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong mục này, tác giả đưa ra các thảo luận dựa trên kết quả kiểm định mô hình lý thuyết và các giả thuyết.

Kết quả từ phân tích cho thấy những vấn đề chính về cân bằng giữa cuộc sống và công việc được quan sát từ các nữ doanh nhân Quảng ngãi, Đà Nẵng – khu vực miền Trung là quá tải vai trò, chất lượng sức khỏe, quản lý thời gian và mạng lưới hỗ trợ.

3.6.1. Các giả thuyết đƣợc ủng hộ bởi nghiên cứu

- Giả thuyết H1: Quá tải vai trò tác động ngược chiều đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Kết quả nghiên cứu cho thấy Quá tải vai trò tác động ngược chiều đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống (β = - 0.145). Điều này có nghĩa rằng nếu một nữ doanh nhân có Quá tải vai trò càng giảm thì họ sẽ càng cảm thấy

cân bằng với công việc và cuộc sống của mình hơn so với những nữ doanh nhân có Quá tải vai trò cao.

- Giả thuyết H2: Chất lượng sức khỏe tác động cùng chiều đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Kết quả nghiên cứu cho thấy Chất lượng sức khỏe tác động cùng chiều đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống (β = 0.237). Điều này có nghĩa rằng nếu một nữ doanh nhân có chất lượng sức khỏe càng cao thì họ sẽ càng cảm thấy cân bằng với công việc và cuộc sống của mình hơn so với những nữ doanh nhân có chất lượng sức khỏe thấp.

Trong mối quan hệ với kết quả thu được trong nghiên cứu này, chất lượng sức khỏe của nữ doanh nhân càng cao thì họ sẽ có nhiều khả năng để cân bằng với công việc và cuộc sống của mình hơn.

- Giả thuyết H4: Quản lý thời gian tác động cùng chiều đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Kết quả nghiên cứu cho thấy Quản lý thời gian tác động cùng chiều đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống (β = 0.393). Điều này có nghĩa rằng nếu một nữ doanh nhân Quản lý thời gian càng tốt thì họ sẽ càng cảm thấy cân bằng với công việc và cuộc sống của mình hơn so với những nữ doanh nhân Quản lý thời gian kém hiệu quả .

- Giả thuyết H5: Mạng lƣới hỗ trợ tác động cùng chiều đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Kết quả nghiên cứu cho thấy Mạng lưới hỗ trợ tác động cùng chiều đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống (β = 0.180). Điều này có nghĩa rằng nếu một nữ doanh nhân có Mạng lưới càng cao thì họ sẽ càng cảm thấy cân bằng với công việc và cuộc sống của mình hơn so với những nữ doanh nhân thiếu Mạng lưới hỗ trợ.

3.6.2. Giả thuyết không đƣợc ủng hộ bởi nghiên cứu.

- Giả thuyết H3: Vấn đề chăm sóc ngƣời phụ thuộc tác động ngƣợc chiều đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Mặc dù không có ý nghĩa thống kê ở khoảng tin cậy 95% nhưng nghiên cứu cho thấy rằng Vấn đề chăm sóc người phụ thuộc có mối quan hệ ngược chiều với sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Nghiên cứu đã trình bày đặc điểm mẫu nghiên cứu, thực hiện việc kiểm định thang đo các yếu tố thành phần của sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống nữ doanh nhân thông qua các công cụ Cronbach Alpha, loại bỏ bớt một số biến có hệ số tương quan biến tổng dưới mức cho phép, phân tích nhân tố khám phá (EFA) và điều chỉnh mô hình nghiên cứu theo kết quả EFA. Phân tích hồi quy. Két quả kiểm định có bốn giả thuyết được ủng hộ và một giả thuyết bị bác bỏ ở độ tin cậy 95%. Bốn giả thuyết được ủng hộ đó là: (H1) Quá tải vai trò tác động ngược chiều đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống; (H2) Chất lượng sức khỏe tác động cùng chiều đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống; (H4) Quản lý thời gian tác động cùng chiều đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống; (H5) Mạng lưới hỗ trợ tác động cùng chiều đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Một giả thuyết không được ủng hộ là: (H3) Vấn đề chăm sóc người phụ thuộc tác động ngược chiều đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

CHƢƠNG 4

KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý

Trong chương này, tác giả trình bày tóm lược quá trình nghiên cứu, đề xuất một số hàm ý quản trị về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống nữ doanh nhân. Đồng thời tác giả cũng trình bày các hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu mở rộng tiếp theo.

4.1. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Dựa vào các nghiên cứu, đề tài xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống nữ doanh nhân.

Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Kết quả sau khi nghiên cứu sơ bộ, thang đo cho 6 khái niệm (gồm 29 biến quan sát) và chuẩn bị cho bước nghiên cứu chính thức. Kết quả sau khi nghiên cứu chính thức tác giả thu được 150 mẫu, đủ số mẫu cần thiết để tiến hành cho các bước phân tích sau.

Kết quả từ phân tích cho thấy những vấn đề chính về cân bằng giữa cuộc sống và công việc được quan sát từ các nữ doanh nhân Quảng ngãi, Đà Nẵng – khu vực miền Trung là quá tải vai trò, chất lượng sức khỏe, quản lý thời gian và mạng lưới hỗ trợ.

Bốn giả thuyết H1, H2, H4, H5 được chấp nhận ở độ tin cậy 95% cho thấy tác động quan trọng của quá tải vai trò, chất lượng sức khỏe, quản lý thời gian và mạng lướihỗ trợ đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Khi nữ doanh nhân có mức độ quản lý thời gian, chất lượng sức khỏe, mạng lưới hỗ trợ cao thì sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của họ cũng sẽ được nâng cao theo.

Trong các nhân tố trên, nhân tố quản lý thời gian có tác động đến hiệu quả cân bằng giữa công việc và cuộc sống mạnh nhất (β = 0.393) và tiếp theo là chất lượng sức khỏe (β = 0.227), mạng lưới hỗ trợ (β = 0.180).

4.2. KẾT LUẬN

Nữ doanh nhân thường căng thẳng và lo lắng vì cân bằng công việc-cuộc sống. Công việc của nữ doanh nhân không chỉ phải quản lý công việc kinh doanh, chăm lo gia đình, con cái mà còn phải đối phó với sự lo lắng trong việc phải cạnh tranh kinh doanh cùng những nam doanh nhân khác trên thương trường. Bên cạnh đó, họ phải liên tục suy nghĩ giữa tham vọng để tiến thân trong sự nghiệp của họ thì thời gian cho gia đình sẽ hạn hẹp đi. Một số nữ doanh nhân có thể chọn ưu tiên cho sự nghiệp hơn gia đình. Trong trường hợp này, họ có thể gặp thất vọng và tội lỗi làm ảnh hưởng về thời gian được dành cho gia đình. Trong cả hai tình huống, nữ doanh nhân buộc phải khó khăn lựa chọn hoặc thỏa hiệp dẫn đến căng thẳng và lo âu do đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của họ.

Trong chuẩn mực xã hội Việt Nam nói chung, Quảng Ngãi, Đà Nẵng – khu vực miền Trung cũng đều cho rằng, phụ nữ dù có là doanh nhân cũng phải thực hiện những đảm đương trong gia đình. Những thành viên trong gia đình có thể không sẵn sàng để chia sẻ công việc mà gây áp lực đến nữ doanh nhân. Khuynh hướng cho rằng trao sự nghiệp cho đàn ông sẽ tốt hơn, điều này dẫn đến sự thất vọng cho nữ doanh nhân.

Đa số nữ doanh nhân được khảo sát rơi vào độ tuổi từ 36 đến 45 tuổi, giai đoạn này có thể họ phải có trách nhiệm với con, cháu và sức khỏe ở người trung niên. Tất cả điều này gây sức ép to lớn giữa nhu cầu cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp. Trong công việc kinh doanh, nữ doanh nhân có thể cạnh tranh với những người trẻ tuổi và họ phải trau dồi thêm kiến thức. Nhiều người trong số nữ doanh nhân cũng bị ảnh hưởng bởi suy giảm sức khỏe còn trầm trọng hơn vấn đề trong công việc và ở nhà. Phần lớn số người được hỏi đồng ý rằng một trong những hậu quả của việc cân bằng công việc-cuộc sống là công việc kiệt sức với những quá tải vai trò.

Việc phân tích mối quan hệ giữa chất lượng sức khỏe và sự cân bằng công việc cuộc sống có một ý nghĩa rất quan trọng cho các nữ doanh nhân hiện nay. Mức độ chất lượng sức khỏe và sự cân bằng công việc cuộc sống càng cao sẽ khiến cho nữ doanh nhân có toàn tâm toàn ý trong việc nhà và động lực trong kinh doanh ngày càng cao, cống hiến cho xã hội nhiều hơn.

Tăng giờ làm việc và căng thẳng có thể dẫn đến một số vấn đề về thể chất như mất ngủ, rối loạn, trầm cảm ngủ mà có thể lần lượt dẫn đến một số nguy cơ sức khỏe khác (Kerin & Aguirre, 2005; trích dẫn Uddin và Chowdhury, 2015)

Khía cạnh sức khỏe liên quan không chỉ làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng công việc cuộc sống mà còn ảnh hưởng đến sự thành công của các doanh nhân.

Các nghiên cứu về sự cân bằng công việc cuộc sống nữ doanh nhân: Mathew & Panchanatham (2011), Uddin & Chowdhury (2015), Dey (2014), Tuân & Hà (2013) cũng đã chứng minh rằng chất lượng sức khỏe tác động cùng chiều đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống nữ doanh nhân. Kết quả nghiên cứu của tác giả thêm bằng chứng xác nhận về mối quan hệ giữa hai khái niệm này.

Kết quả nghiên cứu cho thấy Mạng lưới hỗ trợ tác động cùng chiều đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống nữ doanh nhân. Điều này sẽ giúp họ hài lòng với cuộc sống hơn, yên tâm thực hiện công việc tốt hơn và cảm thấy hạnh phúc khi được thông cảm, sẻ chia từ gia đình.

Các nghiên cứu về sự cân bằng công việc cuộc sống nữ doanh nhân: Mathew & Panchanatham (2011), Uddin & Chowdhury (2015), Dey (2014), Tuân & Hà (2013) cũng đã chứng minh rằng sự mạng lưới hỗ trợ tác động cùng chiều đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống nữ doanh nhân. Kết

quả nghiên cứu của tác giả thêm bằng chứng xác nhận về mối quan hệ giữa hai khái niệm này.

Mặc dù không có ý nghĩa thông kê ở khoảng tin cậy 95% nhưng nghiên cứu cho thấy rằng Vấn đề chăm sóc người phụ thuộc tác động ngược chiều đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Điều này cũng có thể hiểu rằng do đặc tính văn hóa vùng miền miền Trung, những nữ doanh nhân xem việc chăm sóc người phụ thuộc như là điều hiển nhiên, và phần nào cũng thể hiện qua thống kê mô tả mẫu đối với quy mô gia đình hầu hết là gia đình 2 thế hệ.

4.3. HÀM Ý

Do đề tài chỉ tập trung nghiên cứu mối tương quan giữa các nhân tố: quá tải vai trò, chất lượng sức khỏe, quản lý thời gian, các vấn đề chăm sóc người phụ thuộc, mạng lưới hỗ trợ đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của nữ doanh nhân. Vì vậy, các giải pháp đưa ra cũng mang tính chất hàm ý và tổng quát.

Theo như kết quả nghiên cứu đã trình bày ở mục 4.1, việc nâng cao sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống nữ doanh nhân được chú trọng vào giảm tải vai trò, chất lượng sức khỏe, quản lý thời gian và mạng lưới hỗ trợ, qua đó nâng cao sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của các nữ doanh nhân.

4.3.1. Quản lý thời gian

Nữ doanh nhân muốn đạt được sự cân bằng công việc và cuộc sống cần quản lý thời gian một cách nghiêm khắc. Trước hết, bản thân nữ doanh nhân cần phải bố trí giữa công việc và cuộc sống. Việc dành thời gian cho gia đình và con cái, cho bản thân thì nên dành trọn vẹn, không có sự lẫn lộn giữa việc kinh doanh và gia đình.

Cuộc sống của nữ doanh nhân liên tục có những sự thay đổi, vì thế, nữ doanh nhân cần phát triển linh hoạt cảm xúc để đối mặt với những tình huống thử thách, tiếp cận hai khía cạnh của cuộc sống như việc xác định các hành

động cụ thể có thể giúp cho nữ doanh nhân cảm thấy thành công và hoàn thành trong khả năng. Đây là một kỹ năng giúp nữ doanh nhân có thể đánh giá cách thực hiện tất cả các vai trò quan trọng trong cuộc sống.

Thời gian của mỗi người là như nhau. Quan trọng là cách ưu tiên và sắp xếp công việc.nữ doanh nhân cần xây dựng một danh sách việc thứ tự ưu tiên các công việc. điều này hỗ trợ nữ doanh nhân không bỏ lỡ những dịp quan trọng cùng gia đình và có thể đảm đương việc kinh doanh hiệu quả.

Biết quản lý thời gian vừa có ý nghĩa trong vấn đề công việc, nó còn tạo cho nữ doanh nhân những khoảnh khắc thư giãn về tinh thần cũng như thể chất. Nữ doanh nhân cần hết sức kiên quyết trong việc sử dụng thời gian hiệu quả nhất trong công việc. sự cân bằng trong công việc và cuộc sống sẽ đến với người biết quản lý tốt quỹ thời gian của mình.

4.3.2. Nâng cao chất lƣợng sức khỏe

Trong xã hội cạnh tranh cao và toàn cầu hóa này, rất khó khăn cho các nữ doanh nhân để thực hiện tất cả các vai trò cùng một lúc. Kết quả là, họ trở thành tinh thần và thể chất kiệt sức vì những đòi hỏi vai trò phát sinh từ công việc và các lĩnh vực gia đình. Điều này thường dẫn đến suy giảm sức khỏe, sự bất mãn và giảm cam kết với cuộc sống và công việc.

Các nữ doanh nhân nên quan tâm làm thế nào để quản lý sức khỏe một cách hiệu quả hơn. Chiến lược đề ra có thể là cần phải kiểm soát sự căng thẳng - điều này có thể có nhiều hình thức, chẳng hạn như nghỉ phép thường niên, xem TV / phim, nghe nhạc, tham gia vào một sở thích, tập yoga, mát-xa, và giấc ngủ ngắn vào buổi trưa.; bên cạnh đó cần phải lập kế hoạch để thực hiện theo danh sách những thứ cần làm. Xác định nhiệm vụ quan trọng và cấp bách phải được thực hiện, và những hoạt động quan trọng và không khẩn cấp có thể được ủy quyền cho người thân hoặc nhân viên hoặc trì hoãn.

Nữ doanh nhân cần đặc biệt quan tâm đến sức khỏe để làm việc và tự tin để giao tiếp xã hội. Vì vậy, nữ doanh nhân phải được trang bị những kiến thức về chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của mình. Cần thiết phải sắp xếp thời gian để luyện tập thể lực, tham gia các chương trình thể thao để giữ gìn, bảo vệ sức khỏe; có chế độ ăn uống phù hợp, đảm bảo dinh dưỡng, phù hợp lứa tuổi. Bên cạnh đó, việc quan tâm đến ngoại hình, cách ăn mặc, không chỉ đẹp, duyên dáng khi đi ra ngoài mà còn phải luôn chỉn chu trong chính gia đình, đối với người thân của mình.

4.3.3. Mạng lƣới hỗ trợ

Để có thể có được sự cân bằng công việc cuộc sống, nữ doanh nhân một mặt phải tự điều chỉnh mình, mặt khác, phải tìm kiếm sự chia sẻ. Bên cạnh đó, cần phải có những chính sách hỗ trợ để nữ doanh nhân thực hiện tốt vai trò của mình mà không phải chịu nhiều áp lực.

Đa số các nữ doanh nhân đều chia sẻ, sự thành công của họ sẽ khó vẹn toàn nếu không lo chu đáo việc gia đình. Và họ sẽ chọn gia đình làm điểm tựa. Bởi họ quan niệm, đối với người phụ nữ thì gia đình luôn là điều quan trọng nhất. Gia đình có vững chắc, êm ấm, hòa thuận thì mới là nền tảng giúp họ có được thành công trong sự nghiệp.

Hạnh phúc trong gia đình cũng cần phải đảm bảo cho sự phát triển sự nghiệp của nữ doanh nhân. Việc kinh doanh cũng là xây dựng kinh tế cho gia đình, đảm bảo hạnh phúc cho con cái. Điều này cần sự chia sẻ từ gia đình.

Sự hỗ trợ, đặc biệt là từ người bạn đời, là rất quan trọng trong việc chăm sóc trẻ con, sự hỗ trợ cổ vũ tinh thần và những chiến lược kinh doanh. Người bạn đời hiểu và thông cảm sẽ đem lại sự khích lệ cho nữ doanh nhân để nâng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) nghiên cứu về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của các nữ doanh nhân khu vực miền trung (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)