6. Tông quan tài liệu nghiên cứu
1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH
GIÁO DỤC
Phát triển nguồn nhân lực về cơ bản là tìm cách nâng cao chất lƣợng của nguồn nhân lực đó. Ngoài ra khi đề cập đến phát triển nguồn nhân lực ngƣời ta thƣờng đề cập đến mức độ phù hợp về cơ cấu, nhất là cơ cấu ngành nghề của nguồn nhân lực hiện có và khả năng phát triển trong tƣơng lai.
Về cơ cấu nguồn nhân lực đƣợc biểu hiện ở sự đồng bộ, mức độ phù hợp về thành phần, tỷ lệ lao động và vai trò của nó giữa các bộ phận có trong tổchức.
Về chất lƣợng nguồn nhân lực biểu hiện ở năng lực cần có của nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của tổ chức và những động cơ thúc đẩy làm việc của ngƣời lao động. Chất lƣợng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến hiệu quả hoạt động của tổ chức, nó bao hàm cả mức độ phù hợp về cơ cấu của nguồn nhân lực trong tổ chức đó.
Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu McKínsey về tăng năng suất lao động của các nƣớc trên thế giới giai đoạn từ năm 1970 đến năm 2003 cho rằng bản thân việc tăng năng suất lao động chịu tác động theo sự biến động của hai biến số năng lực và động cơ làm việc.
Năng lực là sự tổng hợp những thuộc tính cá nhân của con ngƣời, đáp ứng những yêu cầu hoạt động và đảm bảo cho hoạt động đạt những kết quả cao; năng lực đƣợc tổng hợp từ các yếu tố giáo dục, đào tạo và kinh nghiệm. Động cơ làm việc là kết quả của rất nhiều nguồn lực hoạt động đồng thời trong con ngƣời, trong môi trƣờng sống và làm việc của con ngƣời.
Để nâng cao năng lực cần có thời gian dài, ngƣợc lại động cơ làm việc của con ngƣời có thể đƣợc nâng cao nhanh chóng thông qua các chính sách quản lý, chính sách đãi ngộ.
Nâng cao năng lực và tạo động cơ thúc đẩy nguồn nhân lực đƣợc xem xét trên các khía cạnh và thực thi các giải pháp một cách toàn diện, đồng bộ nhằm ngày càng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao kỹ năng nghềnghiệp, nâng cao sức khoẻ, đạo đức, tác phong và quan tâm đến chính sách đãi ngộ, khuyến khích, động viên tinh thần làm việc cho ngƣời lao động.