6. Tông quan tài liệu nghiên cứu
2.1.2. Đặc điểm xã hội
Dân số và nguồn nhân lực: Theo số liệu tổng điều tra dân số ngày 01/4/2009, dân số tỉnh Đắk Lắk là 1.728.380 ngƣời. Trong đó, dân số đô thị
chiếm 22,5%, còn lại chủ yếu là dân số nông thôn chiếm 77,5%. Cộng đồng dân cƣ Đắk Lắk gồm 44 dân tộc. Trong đó, ngƣời Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số nhƣ ÊĐê, M'nông, Thái, Tày, Nùng,... chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 132 ngƣời/km2, nhƣng phân bố không đều trên địa bàn các huyện, tập trung chủ yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột, thị trấn huyện lỵ, ven các trục quốc lộ. Các huyện có mật độ dân số thấp chủ yếu là các huyện đặc biệt khó khăn nhƣ Ea Súp, Buôn Đôn, Lắk, Krông Bông, M‟Drắk, Ea Hleo v.v…Các dân tộc thiểu số sinh sống ở 125/170 xã trên địa bàn tỉnh, nhƣng phần lớn tập trung ở các xã vùng cao, vùng xa. Ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cƣ từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình hàng năm giảm từ 24,4% năm 2000 xuống còn 14,2% vào năm 2008. Tỷ lệ tăng dân số trung bình hàng năm có xu hƣớng giảm, đến 2020 dân số của tỉnh khoảng 2.000.000. Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân ngoài kế hoạch, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trƣờng sinh thái. Tổ chức hành chính: Tỉnh Đắk Lắk có 1 thành phố, 1 thị xã và 12 huyện, bao gồm Thành phố Buôn Ma Thuột, Thị xã Buôn Hồ và các huyện Ea H‟leo, Ea Súp, Buôn Đôn, Cƣ M‟gar, Krông Búk, Ea Kar, M‟Đrắk, Krông Bông, Krông Pắc, Krông A Na, Lăk, Krông Năng và Cƣ Kuin với 184 xã, phƣờng, thị trấn. Trong đó có 32 xã thuộc diện chƣơng trình 135. Những năm gần đây, tỉnh Đắk Lắk đã chú trọng đầu tƣ cho lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao nhằm nâng cao trình độ hiểu biết và đáp ứng nhu cầu hƣởng thụ về văn hóa, nghệ thuật cho nhân dân lao động. Về văn hoá, do đặc điểm về lãnh thổ trên các phƣơng diện địa lý, kinh tế, xã hội... văn hoá của tỉnh Đắk Lắk mang tính đa dạng. Đắk Lắk có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ và phong tục
riêng, những nét đặc thù đó đã làm cho văn hoá của Đắk Lắk mang sắc thái rõ rệt, phân biệt với các vùng văn hoá khác ở nƣớc ta. Đặc điểm của văn hoá truyền thống Đắk Lắk là văn hoá mang tính cộng đồng tiền giai cấp của nông dân cao nguyên, văn hoá mang tính chất bản địa, văn hoá mang tính chất sinh hoạt lễ thức, văn hoá mang tính chất truyền miệng và sử dụng vật liệu không bền. Đây là những đặc điểm 40 văn hoá truyền thống cổ truyền rất phong phú và đa dạng của các dân tộc bản địa cần phải đƣợc bảo tồn và phát huy trong sự nghiệp chung của tỉnh cũng nhƣ sự phát triển của mỗi dân tộc thiểu số. Thế mạnh về văn hoá của Đắk Lắk là vốn văn hoá phong phú và độc đáo, đây là một tiềm năng có thể khai thác phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Song văn hoá Đắk Lắk cũng đang đứng trƣớc một thực trạng là yếu kém về cơ sở hạ tầng. Sự nghiệp văn hoá thông tin đƣợc duy trì và phát triển, tập trung vào việc tuyên truyền đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng và Chính phủ, thúc đẩy công cuộc đổi mới góp phần vào việc giữ vững an ninh chính trị và an toàn xã hội. Một sốgiá trị văn hoá truyền thống dân tộc đƣợc chú ý sƣu tầm, bảo tồn, phát huy. Hệ thống phát thanh, truyền hình đƣợc nâng cấp mở rộng, đảm bảo phủ sóng phát thanh trên phạm vi toàn tỉnh, phủ sóng truyền hình đạt 90%, tăng thời lƣợng và chất lƣợng phát thanh-truyền hình. Báo Đảng địa phƣơng đã tăng kỳ phát hành để phục vụ tốt hơn yêu cầu đƣa thông tin về cơ sở. Các cơ sở vật chất kỹ thuật cho thông tin tuyên truyền đƣợc nâng lên nhiều, nhƣng nhìn chung các công trình văn hoá chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của nhân dân trong toàn tỉnh. Hệ thống Y tế cộng đồng đã đƣợc Nhà nƣớc chú ý phát triển. Đến nay cả tỉnh có 266 cơ sở y tế, trong đó có 10 cơ sở y tế tuyến tỉnh (gồm 05 Bệnh viên và 05 Trung tâm) 02 cơ sở y tế khu vực (gồm Bệnh viên đa khoa khu vực Buôn Hồ và Bệnh viên đa khoa khụ vực Ea Kar), 32 cơ sở y tế tuyến huyện (gồm 15 Bệnh viên và 17 Trung tâm), 222 cơ sở y tế tuyến xã ( gồm 9 Trạm y tế xã trung tâm và 113 Trạm y tế cấp xã). Với
tổng số 7.346 cán bộ nhân viên y tế, trong đó có 1.066 bác sĩ (bác sĩ có trình độ sau đại học là 4.20), 442 dƣợc sĩ (gồm 54 dƣợc sĩ đại học, 348 dƣợc sĩ trung cấp), 2.094 điều dƣỡng (gồm 36 cử nhân điều dƣỡng, 24 điều dƣỡng trung học, 520 điều dƣỡng sơ học) và tổng số 6.120 giƣờng bệnh (gồm 2.080 giƣờng bệnh tuyền tỉnh , 1960 giƣờng bệnh tuyến huyện, 2.080 giƣờng bệnh tuyến xã). Tất cả các huyện trong tỉnh đều có bác sĩ, bình quân 425 ngƣời dân có 1 giƣờng bệnh; 2.443 ngƣời dân có 1 bác sĩ; 1.243 ngƣời dân có 1 điều dƣỡng, kỹ thuật viên. Công tác y tế và chăm lo sức khoẻ cho nhân dân đã có nhiều tiến bộ, về cơ bản đã thanh toán đƣợc bệnh sốt rét, giảm tỷ lệ suy dinh dƣỡng của trẻ em, tăng tuổi thọ cho ngƣời già. Tuy nhiên các chỉ số về y tế cộng đồng của tỉnh Đắk Lắk thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu chung bình quân toàn quốc, bên cạnh đó các cơ sở y tế và cán bộ y tế lại phân bố không đều theo tuyến, tập trung chủ yếu ở thị xã, thị trấn, ở các nông, lâm trƣờng, cơ sở công nghiệp....vì vậy ảnh hƣởng lớn đến việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho ngƣời dân. Đồng bào các dân tộc ít ngƣời, vùng sâu, vùng xa hầu nhƣ ít có điều kiện để đến khám, chữa bệnh trong các cơ sở y tế. Nhìn chung,vềmặt y tế Đắk Lắk phát triển còn chậm so với bình quân chung của cả nƣớc. Mạng lƣới y tế cộng đồng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu khám chữa bệnh của cộng đồng dân cƣ, nhất là những vùng đồng bào dân tộc ít ngƣời.
Về quan hệ dân tộc và tôn giáo, do tỉnh Đắk Lắk là vùng đất lâu đời, đã từng tồn tại các cộng đồng dân cƣ cổ xƣa, có bản sắc văn hoá riêng độc đáo.Đây là quê hƣơng của nhiều dân tộc anh em, nhƣng ngƣời dân tộc Jrai, BahNar sống lâu đời nhất tại Đắk Lắk , ngƣời kinh đến sống tại đây vào những năm đầu thế kỷ 17 cùng với một số dân tộc khác. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá tƣơng đốiriêng biệt, đóng góp vào đời sống văn hoá của ngƣời tây nguyên. Bên cạnhnhững tác động tích cực của nền văn hoá truyền
thống còn có những phong tục, tập quán lạc hậu vẫn còn đang kìm hãm sự phát triển của mỗi tộc ngƣời.
Về tôn giáo, đến nay tỉnh Đắk Lắk có 5 tôn giáo là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Hoà hảo, Cao đài đang cùng tồn tại với một số tín ngƣỡng bản địa. Trƣớc khi xuất hiện các tôn giáo này, trong đời sống tâm linh truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số chỉ có tín ngƣỡng nguyên thủy thờ đa thần. Tôn giáo đầu tiên truyền bá vào công đồng dân cƣ ở đây vào những năm đầu của thế kỷ 18 là thiên chúa giáo. Trƣớc năm 1975, do kinh tế phát triển chậm, phong tục tập quán lạc hậu và cả sự lợi dụng tôn giáo của những thế lực xấu, tôn giáo đã xâm nhập nhiều hơn. Đến nay vẫn còn có một số phần tử đội lốt tôn giáo để hoạt động chính trị, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Hiện nay, quan hệ dân tộc và tôn giáo ở tỉnh Đắk Lắk đã và vẫn đang nảy sinh một số vấn đề phức tạp trên địa bàn tỉnh. Trình độ nhận thức của tuyệt đại đa số bộ phận ngƣời dân, kể cả đội ngũ cán bộ, đảng viên về lĩnh vực này còn yếu kém; năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý lĩnh vực này còn thấp, trong khi các thế lực thù đích lại không ngừng lợi dụng kẽ hở trong các chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc và nhận thức hạn chế của đồng bào các dân tộc thiểu số để tuyên truyền, kích động, đƣa ra những luận điệu xuyên tạc nhằm lung lạc, gây hoang mang trong nhân dân, phá hoạt sự ổn định chính trị và phát triển về kinh tế. Thực tế này đang đặt ra yêu cầu cần phải tăng cƣờng, đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục nâng cao nhận thức cho nhân dân, mà trƣớc hết là phải phát triển nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông ở tỉnh.