Phát triển trình độchuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh đăk lăk (Trang 34 - 36)

6. Tông quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2 Phát triển trình độchuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực

Theo nghĩa tƣơng đối hẹp, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ngƣời lao động đƣợc hiểu là cấp bậc đào tạo hay trình độ chuyên môn đƣợc đào tạo đểngƣời lao động thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do tổ chức phân công.

Theo nghĩa rộng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ngƣời lao động là toàn bộ những năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi) về một lĩnh vực cụthể nắm vững đƣợc bởi cá nhân ngƣời lao động, sự phối hợp những năng lực đó hợp thành tổng thể thống nhất cho phép thực hiện một số công việc hoặc hoạtđộng cụ thể cho một phạm vi nghề nghiệp nhất định. Nhƣ vậy trình độ chuyên môn nghiệp vụ không chỉ thuần tuý là kiến thức chuyên môn, mà nó bao gồm các kiến thức về văn hoá, tâm lý, xã hội, nghiệp vụ sƣ phạm, tin học, ngoại ngữ...Do vậy bên cạnh việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn (trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học...), việc mở các lớp bồi dƣỡng về kiến thức xã hội, tâm lý, sƣ phạm, tin học, ngoại ngữ, tiếng dân tộc...là rất cần thiết để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho ngƣời lao động.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một vị trí việc làm hay của một công việc là toàn bộ những năng lực (kiến thức, kỹ năng, thái độ - hành vi) hợp thành một tổng thể thống nhất, cần thiết để có thể nắm vững một cấp độ việc làm nào đó, có nghĩa để có thể đảm nhiệm một vị trí, một công việc hay một nghề nghiệp cụ thể [2].

Theo từ điển giáo dục học thì trình độ chuyên môn, nghiệp vụ là tổng thểkiến thức và kỹ năng đã tiếp thu đƣợc trong quá trình học tập rèn luyện trong một chuyên ngành, một nghề nghiệp nhất định và đƣợc thể hiện bằng kết quảtham gia hoạt động thực tế trong ngành đó. Năng suất, chất lƣợng và hiệu quảtrong lao động là thƣớc đo trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mỗi ngƣời, chứkhông chỉ có kiến thức và kỹ năng tiềm ẩn trong một con ngƣời. Bởi vì trình độ chuyên môn cao nếu không có động cơ và mục đích trong sáng thúc đẩy và hƣớng dẫn thì khó đạt đƣợc kết quả tốt đẹp nhƣ mong muốn. [13].

Phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ là nâng cao trình độ đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn, phát triển năng lực nghề nghiệp cho ngƣời lao động để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện tại, mục tiêu chiến lƣợc trong tƣơng lai và đƣợc thể hiện bằng kết quả tham gia hoạt động thực tế của ngƣời lao động trong ngành nghề đó. Nó là kết quả của quá trình đào tạo, phát triển và kinh nghiệm tích luỹ theo thời gian, trong đó chủ yếu là thông qua đào tạo. Phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ có ý nghĩa trong việc nâng cao năng suất, chất lƣợng và hiệu quả trong lao động. Đây là nội dung quan trọng trong phát triển nguồn nhân lực. Muốn phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho ngƣời lao động phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, cần xây dựng và thực hiện các kế hoạch đào tạo ngắn hạn, dài hạn nhằm đào tạo nâng cao và cập nhật kiến thức cho mọi đối tƣợng ngƣời lao động trong tổ chức. Do vậy để phát triển nguồn nhân lực của tổ chức cần phải quan tâm đến chất lƣợng của nguồn nhân lực, tức là phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của ngƣời lao động. Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phải tiến hành đào tạo nguồn nhân lực. Đến lƣợt nó việc đào tạo nguồn nhân lực phải căn cứ vào mục tiêu, phƣơng hƣớng, nhiệm vụ của tổ chức để xác định nội dung cho phù hợp.

Để đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nguồn nhân lực ngƣời ta thực hiện thông qua các chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của từng loại lao động.

- Tỷ lệ % của từng loại lao động có cấp bậc, trình độ đào tạo trong tổng số lao động đã qua đào tạo.

Qua các chỉ tiêu trên có thể phát hiện ra những bất hợp lý về cơ cấu cấp bậc đào tạo, sự chênh lệch về trình độ chuyên môn kỹ thuật, từ đó có cơ sở điều chỉnh kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, nhằm nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật nguồn nhân lực của từng bộ phận, đơn vị.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh đăk lăk (Trang 34 - 36)