6. Tông quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3. Phát triển kỹ năng của nguồn nhân lực
Kỹ năng là sự nắm vững, sự thuần thục các công cụ, các kỹ thuật hay các phƣơng pháp cần thiết để thực hiện một hoạt động cụ thể nào đó. Kỹ năng chỉ có thể lĩnh hội đƣợc thông qua tình huống thực tế hoặc mô phỏng thực tế. Nói một cách khác, kỹ năng chỉ có thể đƣợc hình thành thông qua thực làm, cùng với việc chủ động áp dụng các phƣơng pháp cụ thể. Xét về phạm trù năng lực thì kỹ năng là làm chủ khả năng áp dụng các kỹ thuật, phƣơng pháp và công cụ để giải quyết công việc.[2].
Kỹ năng là năng lực cần thiết để thực hiện công việc, là kết quả đào tạo và kinh nghiệm của cá nhân. Kỹ năng phụ thuộc vào kiến thức bởi vì trƣớc khi thực hiện các công việc cụ thể thì cá nhân phải biết mình cần phải làm gì và làm việc đó nhƣ thế nào, thời gian bao lâu, điều kiện làm việc nhƣ thế nào. Kỹ năng là việc thực hiện các công việc ở mức độ thuần thục trên nền tảng kiến thức có đƣợc, khác hẳn với sự hiểu biết về công việc phải làm.[29].
Nhƣ vậy có thể hiểu một cách cụ thể kỹ năng của ngƣời lao động là đề cập đến sự khéo léo, sự thuần thục, sự nhuần nhuyễn trong quá trình lao động sản xuất. Phát triển kỹ năng của ngƣời lao động là làm gia tăng sự khéo léo, sựthuần thục và sự nhuần nhuyễn; là nâng cao khả năng của ngƣời lao động
trên nhiều khía cạnh để đáp ứng các yêu cầu cao hơn trong hoạt động nghề nghiệp hiện tại hoặc để trang bị kỹ năng mới cho việc thay đổi công việc trong tƣơng lai. Phải gia tăng kỹ năng của ngƣời lao động vì kỹ năng chính là yêu cầu của quá trình lao động trong tổ chức hay một cách tổng quát là từ nhu cầu của xã hội. Phát triển kỹ năng của ngƣời lao động là nội dung căn bản của phát triển nguồn nhân lực, ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực trong tổ chức, đơn vị. Để nâng cao kỹ năng của ngƣời lao động thì phải huấn luyện, đào tạo, phải thƣờng xuyên tiếp xúc, làm quen với công việc để tích luỹ kinh nghiệm, một trong các cách đó là thông qua thời gian làm việc. Vì vậy các tổ chức, đơn vị cần quan tâm đến công tác đào tạo, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ ngƣời lao động có cơ hội đƣợc đào tạo, tự đào tạo chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng, đáp ứng yêu cầu của tổ chức và thỏa mãn nhu cầu của cá nhân. Khi đánh giá kỹ năng của ngƣời lao động ngƣời ta thƣờng sử dụng các công cụ đo lƣờng định tính để xác định mức độ đáp ứng về kỹ năng nhƣ trình độcác kỹ năng mà ngƣời lao động tích lũy đƣợc (ví vụ trình độ tin học, trình độgiao tiếp, nghiệp vụ sƣ phạm...), khả năng vận dụng kiến thức và thao tác, sựthành thạo, kỹ xảo, khả năng xử lý tình huống và các khả năng truyền đạt, thu hút sự chú ý, ứng xử trong giao tiếp...