Thực trạng nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh đăk lăk (Trang 88 - 92)

6. Tông quan tài liệu nghiên cứu

2.2.5. Thực trạng nâng cao động lực thúc đẩy nguồn nhân lực

Để phát triển nguồn nhân lực nhất thiết cần phải quan tâm đến động cơ thúc đẩy ngƣời lao động, chính khi nâng cao động cơ sẽ thúc đẩy ngƣời lao động khắc phục khó khăn, vƣợt qua hoàn cảnh, vƣơn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao. Muốn đánh giá đúng đƣợc thực trạng về động cơ thúc đẩy ngƣời lao động cần phải xem xét một cách toàn diện cả về 4 nội dung: vật chất, tinh thần, điều kiện thăng tiến và môi trƣờng làm việc.

Về yếu tố vật chất: Thu nhập qua các năm của đội ngũ giáo viên dạy phổ thông tỉnh Đắk Lắk đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng 2.21 dƣới đây.

Bảng 2.21. Thực trạng thu nhập bình quân của đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông tỉnh Đắk Lắk qua các năm

Cấp học Năm học 2010-2011 (1000đ) Năm học 2011-2012 (1000đ) Năm học 2012-2013 (1000đ) So sánh 12-13/10-11 (%) 1. Tiểu học 2.997 3.365 3.827 127 2. THCS 3.211 3.606 4.105 127 3. THPT 3.380 3.796 4.320 127 Bình quân chung 3.196 3.589 4.085 127

Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk

Từ bảng 2.21 cho thấy thu nhập bình quân/ngƣời/tháng của đội ngũ giáo viên dạy phổ thông tỉnh Đắk Lắk luôn tăng qua các năm, nếu năm học 2010-2011 đội ngũ giáo viên dạy phổ thông mới chỉ có mức thu nhập bình quân là 3.196.000đ/ngƣời/tháng (trong đó cấp tiểu học chỉ mới có mức thu nhập bình quân là 2.997.000đ/ngƣời/tháng, trung học cơ sở chỉ mới có mức thu nhập bình quân là 3.211.000đ/ngƣời/tháng và trung học phổ thông chỉ mới có mức thu nhập bình quân là 3.380.000đ/ngƣời/tháng), thì đến năm học 2012-2013 đội ngũ giáo viên dạy phổ thông có mức thu nhập bình quân lên

đến 5.589.000đ/ngƣời/tháng (trong đó cấp tiểu học có mức thu nhập bình quân lến đến 3.365.000đ/ngƣời/tháng, trung học cơ sở có mức thu nhập bình quân lên đến 3.606.000đ/ngƣời/tháng và trung học phổ thông có mức thu nhập bình quân là 3.796.000đ/ngƣời/tháng), so với năm học 2010-2011 thì năm học 2012-2013 đội ngũ giáo viên có mức thu nhập bình quân tăng 27%, điều đó thể hiện đội ngũ giáo viên có thu nhập ổn định, cuộc sống dần đƣợc cải thiện tốt hơn. Tuy nhiên qua bảng 2.21 cũng cho thấy thu nhập chủ yếu của đội ngũ giáo viên dạy phổ thông tỉnh Đắk Lắk là lƣơng và các khoản phụ cấp theo quy định của Nhà nƣớc nhƣ phụ cấp khu vực, phụ cấp thâm niên vƣợt khung, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thu hút, phụ cấp ƣu đãi... Mức thu nhập bình quân tăng qua các năm mà đội ngũ giáo viên có đƣợc là do Nhà nƣớc điều chỉnh mức lƣơng tối thiểu và thực tế khi Nhà nƣớc điều chỉnh tăng mức lƣơng tối thiểu thì giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho đời sống cũng tăng theo, nên tuy mức thu nhập có tăng nhƣng không nhiều do phải bù đắp phần lớn cho trƣợt giá, vì vậy thời gian tới ngành giáo dục - đào tạo tỉnh Đắk Lắk cần nghiên cứu và có những chính sách hỗ trợ để tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống vật chất cho đội ngũ giáo viên, từ đó thúc đẩy họ làm việc tốt hơn, điều này cũng đƣợc thể hiện, khẳng định qua kết quả khảo sát động cơ thúc đẩy đội ngũ giáo viên làm việc ở bảng 2.22 dƣới đây, khi có đến 4200/20.000 ngƣời (chiếm 21%) đƣợc hỏi cho rằng thu nhập ổn định, có xu hƣớng cao hơn là quan trọng và có đến 15.800/20.000 ngƣời (chiếm 79%) đƣợc hỏi cho rằng thu nhập ổn định, có xu hƣớng cao hơn là rất quan trọng. Về yếu tố tinh thần : Từ kết quả khảo sát động cơ thúc đẩy đội ngũ giáo viên dạy phổ thông tỉnh Đắk Lắk ở bảng 2.22 dƣới đây cho thấy có nhiều lý do để đội ngũ giáo viên tích cực, gắn bó làm việc với Trƣờng, với ngành giáo dục - đào tạo, nhƣng trong đó có đến 1.637/20.000 ngƣời (chiếm 82%) cho rằng vì muốn khẳng định mình, khẳng định bản thân về nghề nghiệp; có đến

1.401/20.000 ngƣời (chiếm 70%) cho rằng vì muốn đƣợc cộng đồng mọi ngƣời tôn trọng, vì niềm tự hào về nghề nghiệp và có đến 1.902/20.000 ngƣời (chiếm 95%) cho rằng vì đã đƣợc cơ quan, đoàn thể, ngành và mọi ngƣời quan tâm, chia sẽ, động viên kịp thời trong những lúc vui, những lúc buồn, khó khăn, hoạn nạn. Đây vừa là những truyền thống tốt đẹp, việc làm có ý nghĩa, thiết thực và cũng vừa là động cơ đúng đắn mà ngành giáo dục - đào tạo tỉnh Đắk Lắk cần tiếp tục duy trì, củng cố, phát huy hơn nữa trọng thời gian tới.

Bảng 2.22. Thực trạng về động cơ thúc đẩy đội ngũ giáo viên dạy bậc phổ thông tỉnh Đắk Lắk Tiêu chí Số ngƣời đƣợc hỏi (ng) Chỉ số Không Quan trọng Ít quan trọng Quan trọng Rất quan trọng SL (ng) TL (%) SL (ng) TL (%) SL (ng) TL (%) SL (ng) TL (%) Thu nhập ổn định và có xu hƣớng cao hơn 2.000 00 0 00 0 4.200 21 15.800 79 Sự thăng tiến(đề bạt, bổ nhiệm) 2.000 122 6 701 35 378 19 799 40 Đƣợc khẳng định cá nhân và nghề nghiệp 2.000 00 0 363 18 741 37 896 45 Đƣợc mọi ngƣời tôn trọng 2.000 00 0 599 30 838 42 563 28 Ổn định công việc 2.000 00 0 219 11 379 19 1.402 70 Có môi trƣờng làm việc thuận lợi

2.000 00 0 98 5 241 12 1.661 83

Có cơ hội phát triển con đƣờng học vấn

Có cơ hội phát triển nghề nghiệp, quản lý giáo dục 2.000 00 0 38 2 361 18 1.601 80 Mong muốn đƣợc khen thƣởng kịp thời 2.000 159 13 819 41 441 22 481 24

Mọi ngƣời luôn nhận sự quan tâm, động viên chia sẻ kịp thời

2.000 00 0 98 5 480 24 1.422 71

Nguồn: Tổng hợp theo kết quả tra điều tra của Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk

Về yếu tố thăng tiến: Thời gian qua công tác quy hoạch, đào tạo, đề bạt, luân chuyển, bổ nhiệm đội ngũ giáo viên dạy phổ thông tỉnh Đắk Lắk , đƣợc tổchức triển khai thực hiện đúng thẩm quyền và quy trình, thủ tục quy định, đảm bảo khách quan, công khai, dân chủ nên đã tạo động cơ thúc đẩy ngƣời lao động tích cực, tự giác, chủ động làm việc hơn. Tuy nhiên trong lĩnh vực này vẫn còn có một số tồn tại, khuyết điểm nhƣ chƣa gắn quy hoạch đào tạo với nhu cầu sửdụng, cách thức đề bạt, bổ nhiệm vẫn chủ yếu dựa trên cơ sở kinh nghiệm chủ nghĩa, cảm tính, nể nang, ngại va chạm; còn thiếu cơ chế, chính sách cụ thể thực sự phát huy dân chủ, khơi dậy tài năng, phát hiện, thu hút và sử dụng ngƣời tài...Vì vậy nên đã phần nào hạn chế đến động cơ làm việc của đội ngũ giáo viên. Điều đó cũng đã đƣợc thể hiện rõ qua thực tế khảo sát vì có đến 1.959/20.000 ngƣời (chiếm gần 98%) đƣợc hỏi cho rằng động cơ họ làm việc là muốn có cơ hội phát triển trên con đƣờng học vấn, muốn đƣợc tiếp tục học tập, bồi dƣỡng để nâng cao trình độ hơn nữa và có đến 1.962/20.000 ngƣời (chiếm hơn 98%) đƣợc hỏi cho rằng động cơ làm việc là muốn có cơ hội phát triển nghề nghiệp giảng dạy, quản lý (bảng 2.22).

Đắk Lắk đã tập trung đầu tƣ xây dựng, sửa chữa nâng cấp kiên cố hóa cơ sở vật chất cho hệ thống các Trƣờng phổ thông của tỉnh ngày càng khang trang, hiện đại, đủ các điều kiện tiêu chuẩn quy định. Đến nay toàn tỉnh có 77.250 phòng học bậc phổ thông (gồm 46.040 phòng học kiên cố và 29.000 phòng học bán kiên cố), trong đó cấp tiểu học có 48.310 phòng học (gồm 22.410 phòng học kiên cố và 24.090 phòng học bán kiên cố), cấp trung học cơ sở có 22.160 phòng học (gồm 16.960 phòng học kiên cố và 4.800 phòng học bán kiên cố), cấp trung học phổ thông có 6.780 phòng học (gồm 6.670 phòng học kiên cố và 101 phòng học bán kiên cố); toàn bộ các Trƣờng đều có đủ số phòng để bố trí các lớp học theo quy định (không có tình trạng phải sử dụng phòng học tạm, phòng học 3 ca nhƣ trƣớc đây) và có đủ số phòng đƣợc xây dựng kiên cố để phục vụ cho công tác giảng dạy học tập nhƣ phòng làm việc, phòng hội họp sinh hoạt của giáo viên, thƣ viện, phòng thí nghiệm, phòng tập thể dụng thể thao của học sinh...Bên cạnh kết quả khảo sát động cơ thúc đẩy ở bảng 2.22 trên đây cũng cho thấy, hệ thống các Trƣờng phổ thông tỉnh Đắk Lắk có môi trƣờng làm việc thuận lợi, trong đó mọi ngƣời luôn đoàn kết, quan tâm, chia sẽ, động viên kịp thời lẫn nhau trong những lúc vui, những lúc buồn, khó khăn, hoạn nạn, đây là mong muốn, nguyện vọng và cũng là động cơ thúc đẩy ngƣời lao tích cực làm việc, tự giác động gắn bó với trƣờng, với ngành giáo dục - đào tạo trong thời gian qua.

2.3. NGUYÊN NHÂN HẠN CHẾ SỰ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC LÀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN DẠY PHỔ THÔNG TỈNH ĐĂK LĂK

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh đăk lăk (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)