Nhân tố thuộc về môi trƣờng xã hội

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh đăk lăk (Trang 41 - 45)

6. Tông quan tài liệu nghiên cứu

1.3.1 Nhân tố thuộc về môi trƣờng xã hội

Phát triển nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, là một trong những giải pháp để chống lại thất nghiệp; nhân tốmôi trƣờng xã hội bao gồm các yếu tố bên ngoài tạo ra các cơ hội và nguy cơ đối với tổ chức.

Dƣới sự lãnh đạo sáng suốt về chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng, Việt Nam là quốc gia cơ bản ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế, kiên định mục tiêu phát triển nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủnghĩa, đã tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội môi trƣờng hoạt động thuận lợi, cạnh tranh và phát triển. Nền kinh tế phát triển nhanh trong những năm gần đây đòi hỏi nguồn nhân lực tri thức cần phải có những đáp ứng kịp thời để góp phần vào sự ổn định và phát triển đó. Đối

với phát triển nguồn nhân lực trong tổ chức, nhân tố chủ yếu là nhận thức của xã hội đối với lĩnh vực nghề nghiệp; tính hấp dẫn của ngành nghề; môi trƣờng pháp luật về dân số, nhân khẩu học, môi trƣờng lao động, các thể chế, cơchế, chính sách; môi trƣờng kinh tế; khoa học công nghệ; các yếu tố văn hóa xã hội của quốc gia, địa phƣơng.

Môi trường về kinh tế

Chu kỳ hoạt động của tổ chức ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển nguồn nhân lực, trong giai đoạn kinh tế suy thoái hoặc kinh tế bất ổn có chiều hƣớng đi xuống, tổ chức một mặt vẫn phải duy trì lực lƣợng có tay nghề, mặt khác phải giảm chi phí lao động bằng cách cho nhân viên tạm nghỉ, cho nghỉ việc hoặc giảm phúc lợi...Ngƣợc lại, khi kinh tế phát triển và có chiều hƣớng ổn định, tổchức lại có nhu cầu phát triển lao động mới để mở rộng sản xuất, tăng cƣờng đào tạo, huấn luyện nhân viên. Việc mở rộng sản xuất đòi hỏi tổ chức phải tuyển thêm ngƣời có trình độ, tăng lƣơng, tăng phúc lợi và cải thiện điều kiện làm việc để thu hút lao động.

Yếu tố về dân số, lực lượng lao động

Việt Nam là một nƣớc nặng về nông nghiệp, nền kinh tế đang hƣớng dần đến nền kinh tế thị trƣờng tuy nhiên chƣa phát triển đủ mạnh để trở thành một nƣớc công nghiệp mới.

Trong khi đó dân số của nƣớc ta lại phát triển rất nhanh. Lực lƣợng lao động hàng năm cần việc làm ngày càng đông, khi có sự gia tăng nhanh về dân số sẽ dẫn đến nhu cầu vật chất và các dịch vụ cũng ngày một tăng, ảnh hƣởng lớn đến nguồn đầu tƣ cho học tập, đào tạo, nâng cao trình độ, ngƣời lao động có trình độ thấp chiếm số đông trong lực lƣợng lao động toàn xã hội, không đáp ứng đƣợc với trình độ sản xuất chuyên môn cao.

Cơ chế, chính sách sử dụng nguồn nhân lực

Chính sách sử dụng nguồn nhân lực ngành giáo dục - đào tạo một cách hợp lý, tạo động lực cho nguồn nhân lực phát huy đƣợc tính năng động, sáng tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý...đáp ứng đƣợc những yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo của đất nƣớc nói chung và của tổchức, đơn vị nói riêng. Vì vậy, cơ chế chính sách sử dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo là nhân tố ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này ở mỗi quốc gia, địa phƣơng trong mỗi thời kỳ nhất định.

Để phát huy hiệu quả nguồn nhân lực ngành giáo dục - đào tạo thì Nhà nƣớc, ngành, địa phƣơng cần ban hành những chính sách cần thiết nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực nhƣ:

+ Chính sách tiền lƣơng phù hợp, tƣơng xứng với sức lao động, năng lực cá nhân...đảm bảo đội ngũ giáo viên sống đƣợc bằng lƣơng của mình để yên tâm công tác, phục vụ lâu dài cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo của ngành.

+ Chính sách phụ cấp ƣu đãi hợp lý.

+ Chính sách sử dụng nhân tài, nhân lực có trình độ cao (thạc sỹ, tiến sỹ) là những yếu tố góp phần phát triển nguồn nhân lực, do vậy cần thiết phải có chế độ chính sách phù hợp để “giữ chân” ngƣời lao động nhằm khai thác hiệu quả năng lực (kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng) cho tổ chức, đơn vị.

+ Chính sách phong tặng danh hiệu nhƣ Nhà giáo ƣu tú, nhà giáo nhân dân; phong tặng học hàm Phó giáo sƣ, Giáo sƣ...phải đƣợc duy trì thƣờng xuyên, công khai, minh bạch.

Tóm lại, Cơ chế chính sách sử dụng nguồn nhân lực là đội ngũ giáo viên thuộc ngành giáo dục - đào tạo phải linh hoạt, hợp lý, đủ mạnh và phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, tạo động lực khuyến khích

ngƣời lao động nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghề nghiệp, góp phần phát triển nguồn nhân lực của tổ chức, đơn vị.

Môi trường văn hóa

Văn hóa xã hội của một nƣớc ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển nguồn nhân lực. Trong một nền văn hóa xã hội có quá nhiều đẳng cấp, nấc thang giá trị xã hội không theo kịp đà phát triển của thời đại, nó có thể gây kìm hãm việc cung cấp nhân tài cho các tổ chức.

Sự thay đổi các giá trị văn hóa của một nƣớc cũng làm ảnh hƣởng đến công tác phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các hoạt động xã hội ngày càng tăng. Điều đó cũng đã tác động không nhỏ đến các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực là nữ trong tổ chức, vì các tổ chức phải đƣa thêm các ƣu đãi đối với phụ nữ trong quá trình làm việc, tạo môi trƣờng làm việc phù hợp với tâm lý và sức khỏe của lao động nữ...

Cấu trúc của các tổ chức đã có sự thay đổi đáng kể do nhu cầu việc làm và thu nhập của ngƣời lao động; đã có sự dịch chuyển lực lƣợng lao động từ khu vực giáo dục - đào tạo, sản xuất hàng hoá sang khu vực dịch vụ nhƣ tài chính, ngân hàng, giao thông, bƣu chính viễn thông, quảng cáo, bảo hiểm...Khi đó các tổ chức sẽ phải dựa vào sự thay đổi đó để biên chế lại lao động, sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực cho phù hợp với mục tiêu, chiến lƣợc của đơn vị mình.

Sự thay đổi về văn hoá - xã hội cũng tạo nên những thuận lợi và khó khăn đến công tác phát triển nguồn nhân lực, các yếu tố ảnh hƣởng nhƣ: chất lƣợng và số lƣợng lao động (nếu lực lƣợng lao động đƣợc tuyển dụng có trình độ văn hoá, trình độ nghề nghiệp và đƣợc trang bị các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc thì quá trình phát triển đó chỉ cần hƣớng dẫn, bổ sung, đào tạo nâng cao các kỹ năng khác), các chuẩn mực về đạo đức và sự thay đổi trong lối sống có tác động lớn đến công tác phát triển nguồn nhân lực.

Sự phát triển về khoa học công nghệ

Sự phát triển ngày càng nhanh và mạnh mẽ của khoa học công nghệ có ảnh hƣởng không nhỏ đến yêu cầu phát triển nguồn nhân lực.

Khoa học phát triển cao đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ, đủ khả năng làm chủ công nghệ, vận hành các máy móc, thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó, sựphát triển của các máy móc hiện đại, sự ra đời của các dây truyền tự động sản xuất sẽ khiến một số công việc hay một số kỹ năng không còn cần thiết nhƣ trƣớc đây nữa và một số lực lƣợng lao động sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục tỉnh đăk lăk (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)