Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển – chi nhánh đăk nông (Trang 96 - 103)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc

Xây dựng hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng đủ mạnh về nguồn vốn, vững về bộ máy tổ chức, hiện đại về công nghệ, mạng lƣới hoạt động rộng khắp, tuyên truyền đến các thành phần kinh tế về bộ luật ngân hàng nhà nƣớc, luật các tổ chức tín dụng, từng bƣớc thực hiện cải tiến và mở rộng các hình thức thanh toán, tuyên truyền vận động các tầng lớp dân cƣ thực hiện thanh toán chi trả hàng hoá dịch vụ qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, để nhân dân tin cậy và thành tập quán sử dụng các công cụ thanh toán qua ngân hàng. Tạo lập và củng cố uy tín của hệ thống ngân hàng.

Hoàn thiện thị trƣờng tiền tệ, thiết lập củng cố và mở rộng quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng, đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng đổi mới hoạt động, mở rộng và nâng cao chất lƣợng hoạt động.

Mở rộng quan hệ đối ngoại với các tổ chức tài chính nƣớc ngoài, tranh thủ sự giúp đỡ và tài trợ các nguồn vốn với lãi suất thấp, mở rộng quan hệ tín dụng, đa

dạng hoá các hoạt động về ngoại tệ, tham gia hoạt động thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng, điều hành tỷ giá đồng Việt Nam một cách linh hoạt phù hợp với tình hình hoạt động thị trƣờng .

Ngân hàng nhà nƣớc thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nƣớc, tăng cƣờng các hoạt động thanh tra, chấn chỉnh xử lý kịp thời những hành vi, biểu hiện sai trái làm thất thoát vốn của nhà nƣớc, của nhân dân, đƣa hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại đi vào nề nếp , có hiệu quả, phục vụ tốt cho chƣơng trình, mục tiêu phát triển kinh tế của đất nƣớc và không ngừng nâng cao uy tín của hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế. Kiện toàn lại hệ thống thanh tra của NHTW có cơ chế và chỉ đạo theo chiều dọc thống nhất. Lập tiêu chí thanh tra giám sát đúng với vai trò của NHTW, với mục tiêu giữ vững an toàn hệ thống ngân hàng.

Hoàn thiện hệ thống thanh toán và cơ chế tín dụng để hội nhập và phát triển, đẩy nhanh tiến độ cải tổ và đổi mới mọi mặt, ngành ngân hàng Việt Nam cần tập trung chỉnh sửa những hạn chế vốn làm suy yếu hệ thống nhằm đuổi kịp hệ thống ngân hàng các nƣớc đang phát triển trong khu vực và thế giới.Hệ thống ngân hàng Việt Nam phải thực hiện tăng chất lƣợng và qui mô công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Nâng cao hiệu quả tác động của nghiệp vụ thị trƣờng mở tới chính sách tiền tệ.

Kiềm chế đẩy lùi hiện tƣợng đô la hoá. Trƣớc hết, phải giữ vững ổn định giá trị VND ở mức lạm phát thấp với thời gian dài, gây lòng tin của dân chúng và của các doanh nghiệp vào tiền VND. áp dụng cơ chế lãi suất tiền gửi VND cao hơn lãi suất tiền gửi USD để hƣớng mọi ngƣời tích luỹ và gửi vào NHTM bằng VND.

3.3.3. Đối với BIDV Việt Nam

Phát triển các sản phẩm đặc thù, gói sản phẩm. Nghiên cứu triển khai riêng các sản phẩm huy động vốn đặc thù của BIDV và chuẩn hóa, ổn định danh mục sản phẩm. Trong danh mục tiền gửi triển khai, thƣờng xuyên duy trì

các sản phẩm ổn định nhƣ tiền gửi tiết kiệm thông thƣờng, tiền gửi linh hoạt. Bộ danh mục sản phẩm cần đảm bảo cho cán bộ bán hàng dễ nhớ, dễ tiếp cận và phân theo từng dòng sản phẩm đặc thù.

Phân loại khách hàng hiện có của BIDV theo độ tuổi để đƣa ra bộ sản phẩm tiền gửi theo vòng đời khách hàng: sản phẩm tiền gửi trẻ em, tiền gửi sinh viên, tiền gửi công chức và tiền gửi hƣu trí. Nghiên cứu thiết kế sản phẩm theo giới tính. Xây dựng sản phẩm theo hƣớng có ƣu tiên cho nhóm khách hàng chủ lực: thực hiện phân loại khách hàng thành các nhóm khách hàng có nhu cầu tƣơng đồng nhƣ nhóm khách hàng là chủ doanh nghiệp, chủ các cửa hàng lớn,... theo hƣớng thiết kế gói sản phẩm kết hợp giữa tiền gửi và các dịch vụ khác. Nghiên cứu triển khai các hình thức tiền gửi mang tính tích lũy mới nhƣ tiền gửi Tích lũy kết hợp với các ƣu đãi và điều kiện vay mua xe, mua nhà…, sản phẩm cho gia đình trẻ…;

Định kỳ 3 tháng một lần hệ thống lại các đặc điểm chính của sản phẩm, có so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trƣờng, chỉnh sửa cẩm nang sản phẩm và bộ công cụ tài liệu tiếp thị để cán bộ quan hệ khách hàng dễ tƣ vấn, bán sản phẩm, đồng thời thu thập ý kiến phản hồi của khách hàng để bổ sung các tính năng, tiện ích mới đáp ứng nhu cầu khách hàng… Định kỳ 6 tháng một lần rà soát toàn bộ hệ thống mã sản phẩm tiền gửi hiện đang triển khai, để cán bộ dễ thao tác, tránh sai sót, nhầm lẫn trong quá trình tác nghiệp.

Đầu tƣ công nghệ để phát triển và quản lý sản phẩm. Xây dựng chƣơng trình tích lũy điểm thƣởng theo khách hàng, theo sản phẩm để áp dụng chính sách theo từng khách hàng cụ thể. Nghiên cứu xây dựng các chƣơng trình phần mềm quản lý gói sản phẩm để có thể theo dõi đƣợc hiệu quả triển khai gói.

Nghiên cứu xây dựng phần mềm đánh giá hiệu quả huy động vốn đến từng cán bộ. Tiếp tục vận hành hệ thống SIBS đảm bảo an toàn và nghiên cứu

nâng cấp hệ thống SIBS, tạo thuận lợi trong công tác tác nghiệp, gia tăng tiện ích sản phẩm.

Khi có sự biến động lãi suất trên thị trƣờng, đề nghị BIDV VN sớm có sự điều chỉnh lãi suất, vì thực tế thời gian qua BIDV VN điều chỉnh lãi suất tăng thì chậm, hạ lãi suất thì nhanh hơn các ngân hàng trên địa bàn nên ảnh hƣởng đến công tác HĐV dân cƣ của Chi nhánh. Đồng thời khi thiết kế sản phẩm cần mang tính ổn định, tránh trƣờng hợp lúc cho thực hiện, lúc điều chỉnh, lúc tạm dừng..(sản phẩm An Lợi). Đối với các đề xuất của Chi nhánh cần sớm giải quyết, tránh trƣờng hợp sau khi BIDV đồng ý thì khách hàng đã chuyển sang gửi tại Ngân hàng khác.

Hiện nay các tài liệu, vật phẩm tiếp thị phục vụ cho công tác bán hàng chƣa phong phú và chƣa đƣợc cập nhật kịp thời do vậy trong quá trình bán hàng Chi nhánh thƣờng thiết kế một số tờ rơi, thƣ ngõ để phục vụ cho công tác bán hàng, do vậy để phục vụ tốt công tác bán hàng đề nghị nên cho phép các chi nhánh chủ động quyết định sử dụng tài liệu, vật phẩm tiếp thị phục vụ cho công tác bán hàng miễn là phù hợp với quy định chung của Hội sở chính.

Thƣờng xuyên triển khai các chƣơng trình khuyến mại huy động vốn dân cƣ có quy mô lớn với nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn, kết hợp nhiều hình thức khuyến mại trong một chƣơng trình, phù hợp với tâm lý khách hàng và thị trƣờng trong từng thời kỳ để tăng tính quảng bá và thu hút khách hàng.

Kết luận Chƣơng 3

Trong chƣơng 3, luận văn đã giải quyết một số nhiệm vụ nghiên cứu trọng tâm sau:

1. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi tiết

kiệm tại BIDV Đak Nông.

2. Đề xuất một số kiên nghị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu, luận văn đã đạt đƣợc một số kết quả nghiên cứu nhằm phục vụ mục tiêu nghiên cứu đã đề ra nhƣ sau:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn của NHTM - Lý giải các vấn đề cơ bản về nội dung của hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của NHTM; nội dung, tiêu chí và phƣơng pháp phân tích hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm.

- Phân tích các hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm mà BIDV đã triển khai trong thời gian qua và kết quả hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của BIDV Đak Nông trong thời gian 3 năm 2013 – 2015. Trên cơ sở đó, đánh giá khái quát các mặt thành công, hạn chế, phân tích nguyên nhân của những hạn chế trong hoạt động huy động TGTK tại BIDV Đak Nông.

- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại BIDV Đak Nông. Các giải pháp đề xuất bao gồm: Triển khai các biện pháp khắc phục những hạn chế để tăng thị phần huy động tiết kiệm; Tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm TGTK đi đôi với ra soát tính hiệu quả của từng sản phẩm, tăng tỷ trọng huy động TGTK có kỳ hạn trên 12 tháng; Cải thiện một số mặt trong chất lƣợng dịch vụ, tăng cƣờng hoạt động chăm sóc khách hàng TGTK; Hoàn thiện các hoạt động truyền thông, cổ động, củng cố hình ảnh thƣơng hiệu BIDV theo hƣớng phù hợp hơn với đặc thù của thị trƣờng mục tiêu; Tiến hành công tác kiểm soát chi phí một cách có kế hoạch; Tiếp tục áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nhân lực làm công tác huy động TGTK, hoàn thiện cơ chế động lực. Ngoài ra, luận văn cũng đề xuất một số kiên nghị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi các giải pháp.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh của BIDV năm 2013, 2014, 2015

[2]. Báo cáo tổng kết của Ngân hàng nhà nƣớc – Chi nhánh tỉnh Đak Nông [3]. Bài báo khoa học “Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khả năng duy trì

khách hàng gửi tiết kiệm tại NHNo&PTNT chi nhánh Sóc Trăng”

http://seba.ctu.edu.vn/.

[4]. Nguyễn Bạch Hồng, “Hoàn thiện hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm

tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Đà Nẵng” (2014), Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.

[5]. Học viện ngân hàng (2001), Quản trị ngân hàng, NXB Thống kê.

[6]. Học viện ngân hàng (2001), Quản trị ngân hàng, NXB Thống kê.

[7]. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB

Thống kê.

[8]. TS. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB

Thống kê.

[9]. Luật Tổ chức tín dụng (2010)

[10]. NHNN Việt Nam (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN, ngày

20/5/2010 Qui định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

[11]. Lƣơng Thị Quỳnh Nga, “Nâng cao hiệu quả huy động nguồn vốn tiền gửi

tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam” (2011), Luận văn Thạc sỹ, Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[12]. Lê Thị Diễm Thúy, “Huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP Nam Việt

– chi nhánh Đà Nẵng” (2014), Luận avƣn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.

[13]. Trần Võ Phi Yến, “Huy động tiền gửi tại Ngân hàng TMCP An Bình –

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển – chi nhánh đăk nông (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)