7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3. Đặc điểm Tiền gửi tiết kiệm
Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hƣởng lãi và an toàn. Hình thức phổ biến nhất và cổ điển nhất là loại tiền gửi tiết kiệm có sổ, ngƣời gửi tiền đƣợc ngân hàng cấp cho một sổ dùng để ghi số tiền gửi vào và rút ra. Mối quan tâm nhất khi khách hàng gửi tiền tiết kiệm là tiền lãi nhận đƣợc. Vì vậy, lãi suất đóng vai trò quan trọng khi thu hút khách hàng gửi tiết kiệm. Lãi suất thay đổi tùy theo kỳ hạn và loại đồng tiền gửi tiết kiệm và định kỳ trả lãi. Đối với TGTK có kỳ hạn, khách hàng không đƣợc rút ra khi chƣa đến hạn thanh toán. Tuy nhiên, để giữ chân khách hàng và tăng tính cạnh tranh trong huy động, các ngân hàng vẫn cho phép khách hàng rút tiền trƣớc hạn nhƣng chỉ đƣợc hƣởng lãi suất rút trƣớc hạn cho số ngày gửi thực. Vào ngày đáo hạn, nếu khách hàng không có yêu cầu gì, ngân hàng sẽ tự động chuyển sang kỳ hạn gửi tiếp.
Ngoài lãi suất là yếu tố hấp dẫn các nguồn TGTK, còn có rất nhiều yếu tố nhƣ sự đa dạng các sản phẩm huy động TGTK, địa điểm của ngân hàng, mạng lƣới giao dịch… ảnh hƣởng đến quy mô và cơ cấu TGTK.
Nhƣ vây, vốn huy động TGTK thƣờng có đặc điểm sau:
- Chiếm tỷ trọng cao và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của NHTM.
- Là đối tƣợng phải dự trữ bắt buộc, đƣợc mua bảo hiểm tiền gửi.
- Là nguồn vốn tƣơng đối ổn định, phát triển với tiềm năng lớn trong dân cƣ.
- Là nguồn vốn rất nhạy cảm với lãi suất đặc biệt là vốn ngắn hạn. - Nguồn thu nhập, thói quen tiêu dùng và xu hƣớng tiết kiệm của ngƣời dân ảnh hƣởng đến quy mô và kỳ hạn tiền gửi.
- Đa dạng, phong phú về kỳ hạn gửi (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn), loại tiền gửi (đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng,…)
1.2.4. ủi ro trong hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm
a. R i ro l i su t
Lãi suất có thể hiểu là giá cả của tín dụng, là giá mà ngƣời cho vay đặt ra để đánh đổi quyền sử dụng vốn cho vay của họ. Hay lãi suất là tỷ lệ giữa mức phí chúng ta phải trả để nhận đƣợc khoản vay trên giá trị khoản vay.
Một ngân hàng dù lớn hay nhỏ cũng chỉ là một chủ thể có nhu cầu đi vay và cho vay trên một thị trƣờng có hàng ngàn ngƣời đi vay và ngƣời cho vay nên ngân hàng không thể là ngƣời “tạo giá” mà chỉ là ngƣời “chấp nhận giá”. Chấp nhận và lập kế hoạch hoạt động trên cơ sở mức độ hiện tại và khuynh hƣớng vận động của lãi suất. Một sự thay đổi lãi suất sẽ ảnh hƣởng đến giá trị thị trƣờng, làm thay đổi giá trị vốn chủ sở hữu của ngân hàng và tác động trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng.
Biểu hiện rủi ro lãi suất liên quan đến hoạt động nhận tiền gởi:
+ Quy mô và kỳ hạn của nguồn vốn huy động không phù hợp với quy mô và kỳ hạn của nguồn vốn đầu tƣ tài sản, dẫn đến hậu quả là khi lãi suất biến động làm giảm thu nhập lãi ròng cận biên và giá trị ròng của vốn CHS.
+ Lãi suất huy động sẽ tăng nhanh hơn lãi suất đầu tƣ tài sản hoặc giảm chậm hơn lãi suất đầu tƣ tài sản.
b. R i ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là rủi ro phát sinh từ trạng thái mà NHTM không có đƣợc đủ vốn khả dụng - cung thanh khoảng vào thời điểm mà NHHTM cần để đáp ứng cầu thanh khoản, trạng thái này tác động xấu tới uy tín, thu nhập và khả năng thanh toán cuối cùng của NHTM.
Đặc biệt trong hoạt động nhận tiền gửi, khi ngân hàng tập trung nhận tiền gửi vào một số khách hàng lớn thì khi họ rút bất ngờ thì dẫn tới rủi ro. Hay chính các quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc khi NHNN bắt buộc NHTM phải duy trì cũng sẽ làm rủi ro cho hoạt động nhận tiền gửi.
Rủi ro thanh khoản là một trong các rủi ro rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng, do vậy rủi ro thanh khoản luôn đƣợc ngân hàng quan tâm đặc biệt. Rủi ro thanh khoản sẽ làm tăng chi phí do phải đáp ứng các yêu cầu về thực hiện khả năng thanh khoản của một ngân hàng. Vì vậy, quản lý rủi ro thanh khoản phải đƣợc thực hiện trong một kế hoạch tổng thể về quản lý rủi ro thanh khoản và ứng phó với các sự cố rủi ro thanh khoản. Các ngân hàng luôn đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản rất tốt và luôn tuân thủ các quy định về thanh khoản của NHNN. Ngân hàng có trách nhiệm đƣa ra những đánh giá định tính, định lƣợng thanh khoản, xây dựng khung quản lý rủi ro thanh khoản và giám sát rủi ro thanh khoản. Biểu hiện là:
- Cơ cấu quy mô của vốn huy động không phù hợp với cơ cấu quy mô tài sản;
- Tính cơ động và mức độ ổn đinh của nguồn vốn huy động không cao; - Khả năng tiếp cận với thị trƣờng tiền tệ gặp nhiều khó khăn do mất uy tín với khách hàng đặc biệt là với khách hàng truyền thống và với các cơ quan quản lý.
c. R i ro t giá
hối đoái thay đổi vƣợt quá dự tính.
Mục đích cuối cùng của các NHTM trong việc đẩy mạnh lãi suất huy động các loại ngoại tệ thực chất vẫn là huy động nguồn VND.Có hai cách để các NHTM chuyển nguồn huy động các ngoại tệ thành VND.Cách thứ nhất là các NHTM bán các ngoại tệ này để có tiền VND. Hay nói cách khác, NHTM sẽ tạm thời âm trạng thái ngoại tệ ngoài USD và sẽ chịu rủi ro về biến động tỷ giá. Bởi khi ngƣời gửi tiền rủi tiền, các NHTM sẽ phải mua lại ngoại tê đã bán trƣớc đó trả cho ngƣời gửi tiền theo “tỉ giá tại thời điểm mua”. Cách thứ hai là đem thế chấp ở các NHTM giảm căng thẳng thanh khoản tránh đƣợc rủi ro tỉ giá nhƣng lại phải trả một khoản lãi suất khá lớn. Tỷ giá ngoại tệ khác so với VND thông thƣờng đƣợc các NHTM tính toán thông qua tỷ giá USD/VND. Tỷ giá của một đồng ngoại tệ so với VND sẽ bị phụ thuộc vào cả tỷ giá ngoại tệ đó so với USD trên thị trƣờng quốc tế và tỷ giá USD/VND tại Việt Nam.
Các loại rủi ro trên trên vừa là hệ quả của hoạt động huy động tiền gửi vừa có bản chất là rủi ro bảng cân đối tức là các rủi ro phát sinh do tƣơng quan nội tại giữa tài sản và nợ thể hiện trên bảng cân đối kế toán của NHTM.
d. R i ro tác nghiệp
Những rủi ro phát sinh trong hoạt động cung ứng dịch vụ tiền gửi là hậu quả của những sai lệch, trục trặc phát sinh từ con ngƣời, hệ thống, quy trình hoặc những sự kiện bên ngoài. Đây là một loại rủi ro thuần tuý thuộc hoạt động huy động tiền gửi.
1.2.5. Mục tiêu của hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của NHTM NHTM
Hoạt động huy động TGTK của NHTM có các mục tiêu cơ bản sau. - Gia tăng quy mô huy động tiền gửi tiết kiệm tức tăng số dƣ vốn huy động tiền gửi tiết kiệm phù hợp nhu cầu sử dụng vốn và đáp ứng cơ cấu vốn
huy động dự tính của NH. Do tính chất ổn định của tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi tiết kiệm đƣợc coi là nguồn vốn cốt lõi của ngân hàng.
- Tăng năng lực canh tranh trong lĩnh vực huy động tiền gửi tiết kiệm thể hiện qua nỗ lực tăng thị phần huy động TGTK trên thị trƣờng mục tiêu.
- Hợp lý hóa cơ cấu huy động tiền gửi tiết kiệm xét theo các tiêu thức cụ thể phù hợp với điều kiện hoạt động của NH (về kỳ hạn, về loại tiền huy động…). Bảo đảm mục tiêu về cơ cấu huy động tiền gửi tiết kiệm về kỳ hạn; về loại tiền; về sản phẩm..
- Kiểm soát chi phí huy động vốn bao gồm cả chi phí trả lãi và chi phí ngoài lãi phù hợp với mục tiêu và chiến lƣợc kinh doanh tổng thể của ngân hàng trong từng thời kỳ.
- Nâng cao chất lƣợng dịch vụ liên quan đến hoạt động huy động TGTK.
Các mục tiêu nói trên sẽ đƣợc xem xét phù hợp với mục tiêu và chiến lƣợc kinh doanh từng thời kỳ của NH. Trong những giai đoạn mà việc huy động vốn cần phải đáp ứng các mục tiêu thanh khoản cấp bách của NH, hoặc trong giai đoạn cần phải ƣu tiên cho mục tiêu cạnh tranh giành thị phần huy động vốn, chi phí huy động vốn phải là mục tiêu thứ yếu. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc buông lỏng việc kiểm soát chi phí. Xét về dài hạn, việc kiểm soát chi phí nhằm tối thiểu hóa chi phí vốn bình quân phải là mục tiêu đƣợc xem xét đồng thời với tăng trƣởng quy mô huy động.
Hợp lý hóa cơ cấu huy động tiền gửi tiết kiệm là một phƣơng cách để đáp ứng nhu cầu đa dạng về dịch vụ tiền gửi của ngƣời tiết kiệm, qua đó đạt đƣợc mục tiêu về quy mô huy động. Nó phản ảnh kết quả của những nỗ lực nội tại của NH trong việc thực hiện các mục tiêu trong huy động tiền gửi. Tuy nhiên, hợp lý hóa cơ cấu huy động tiền gửi tiết kiệm phải phù hợp với chiến lƣợc kinh doanh của NH cũng nhƣ bối cảnh của thị trƣờng trong từng thời kỳ.
Các phƣơng thức cơ bản để đạt các mục tiêu trong hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm bao gồm:
- Gia tăng thị phần huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua các giải pháp nhƣ: Hoàn thiện sản phẩm và phát triển sản phẩm mới; Xây dựng chính sách lãi suất và các loại phí của các dịch vụ liên quan đến tiền gửi phù hợp, có tính cạnh tranh; Phát triển hệ thống phân phối một cách hợp lý và có hiệu quả; Đẩy mạnh các biện pháp xúc tiến nhƣ: khuyến mãi, quảng bá… ; Nâng cao hình ảnh, không ngừng xây dựng và củng cố thƣơng hiệu của NH; thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng nói riêng, công tác quản trị quan hệ khách hàng nói chung…
Mục tiêu của các biện pháp này là nhằm gia tăng số lƣợng khách hàng, số lƣợt giao dịch gửi tiền, cũng nhƣ số dƣ tiền gửi tiết kiệm bình quân. Bản chất của các biện pháp này là các biện pháp nhằm giành ƣu thế cạnh tranh trong huy động tiền gửi tiết kiệm trên một thị trƣờng xác định.
- Các biện pháp nhằm đa dạng hóa một cách hợp lý cơ cấu tiền gửi tiết kiệm phù hợp với các mục tiêu và chiến lƣợc kinh doanh của NH trong từng thời kỳ nhƣ đa dạng hóa về kỳ hạn, về loại tiền huy động…
- Các biện pháp nhằm kiểm soát chi phí nhƣ áp dụng các phƣơng pháp nhằm tiết kiệm các chi phí ngoài lãi trong huy động vốn, tính toán và áp dụng các mức lãi suất phù hợp và linh hoạt….Hoạt động huy động tiền gửi là một quá trình bao gồm nhiều nội dung có quan hệ chặt chẽ với nhau:
1.2.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của NHTM kiệm của NHTM
a. Các nhân tố bên ngoài
- Môi trƣờng kinh tế vĩ mô
Môi trƣờng kinh tế vĩ mô đƣợc hiểu là các yếu tố nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế, thu nhập quốc dân, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát… có ảnh hƣởng
rất lớn đến nguồn tiền gửi tại các NHTM. Môi trƣờng kinh tế ổn định thì nguồn tiền gửi tại các ngân hàng sẽ đƣợc tăng cao. Ngƣợc lại, nếu môi trƣờng kinh tế không ổn định, nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội sẽ đƣợc chuyển thành các dạng đầu tƣ khác có giá trị ổn định và bền vững hơn nhƣ: vàng, nhà đất,…
Trong thời kỳ kinh tế tăng trƣởng, doanh nghiệp và cá nhân có thu nhập khá, tích luỹ đƣợc nhiều nên các khoản tiền ký thác thƣờng tăng nhanh để đáp ứng các giao dịch kinh tế. Mặt khác, nền kinh tế phát triển sẽ có tác động ngƣợc lại, nhiều doanh nghiệp mới đƣợc thành lập, giao dịch kinh tế tăng hơn hình thành một bộ phận tích luỹ, tạo môi trƣờng tiềm tàng để ngân hàng thƣơng mại thu hút vốn. Ngân hàng thƣơng mại phải tìm biện pháp huy động sao cho có hiệu quả, vừa thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, vừa đem lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế suy thoái, sản xuất bị đình trệ, môi trƣờng đầu tƣ của Ngân hàng sẽ bị thu hẹp, lợi nhuận của Ngân hàng giảm, quá trình huy động vốn sẽ gặp nhiều khó khăn. Hơn thế nữa, lạm phát làm cho đồng tiền mất giá, ngƣời dân sẽ không gửi tiền vào Ngân hàng, mà dùng tiền để mua hàng hoá có giá trị để cất trữ cũng ảnh hƣởng đến việc huy động vốn của Ngân hàng.
Bên cạnh đó chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa quốc gia cũng ảnh hƣởng tới việc tạo vốn của ngân hàng. Nếu mở rộng tiền tệ thì sẽ huy động vốn dễ, nếu thắt chặt tiền tệ sẽ huy động vốn khó. Khi chính sách tài khóa thu hẹp cũng nhƣ tăng thuế, giảm chi tiêu chính phủ cũng dẫn tới tăng thất nghiệp nên khó huy động vốn. Mặt khác lãi suất giảm sẽ không hấp dẫn đƣợc nguồn tiết kiệm vì ngƣời có tiền sẽ chỉ quan tâm tới lãi suất dƣơng, vậy nên không ai muốn gửi tiền tiết kiệm.
Chính sách đầu tƣ của Nhà nƣớc hợp hý hay không hợp lý cũng ảnh hƣởng đến chính sách huy động vốn của gân hàng. Để khuyến khích sản xuất,
đầu tƣ, Nhà nƣớc có chính sách bảo hộ cho hàng hoá sản xuất, chính sách trợ giá… tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh phát triển và có lãi. Các doanh nghiệp và ngƣời lao động có tích luỹ là nền tảng để Ngân hàng huy động vốn đƣợc nhiều hơn.
- Sự ổn định về chính trị
Sự ổn định chính trị có tác động rất lớn vào tâm lý và niềm tin của ngƣời gửi tiền. Nền chính trị quốc gia ổn định, ngƣời dân sẽ tin tƣởng gửi tiền vào hệ thống ngân hàng nhiều hơn, ngân hàng sẽ là cầu nối hữu hiệu giữa tiết kiệm và đầu tƣ. Ngƣợc lại, nền chính trị bất ổn sẽ tạo nên tâm lý lo ngại, thúc đẩy dân cƣ tìm đến các nơi trú ẩn cho tài sản an toàn, dễ che dấu. Điều này gây bất lợi cvho hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm.
- Môi trƣờng văn hóa
Môi trƣờng văn hóa là các yếu tố quyết định đến các tập quán sinh hoạt và thói quen sử dụng tiền của ngƣời dân. Tùy theo đặc trƣng văn hóa của mỗi quốc gia, ngƣời dân có tiền nhàn rỗi sẽ quyết định lựa chọn hình thức giữ tiền ở nhà, gửi vào ngân hàng hay đầu tƣ vào các lĩnh vực khác. Ở các nƣớc phát triển, việc thanh toán không dùng tiền mặt và sử dụng các dịch vụ ngân hàng đã khá quen thuộc, nhƣng ở những nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, ngƣời dân có thói quen giữ tiền hoặc tích trữ dƣới dạng vàng, ngoại tệ mạnh … làm cho lƣợng vốn đƣợc thu hút vào ngân hàng còn hạn chế. Tâm lý và thói quen tiêu dùng còn rất khác nhau giữa các dân tộc và các vùng, miền ở nƣớc ta. Vì vậy, phát triển nhanh các hình thức không dùng tiền mặt có ý nghĩa quan trọng trong việc huy động vốn của Ngân hàng.
- Môi trƣờng pháp lý
Hoạt động ngân hàng chịu sự quản lý chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của chính phủ. Hành lang pháp lý có ảnh hƣởng lớn đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại nhƣ luật các tổ chức tín dụng,
luật ngân hàng nhà nƣớc...Những luật này qui định tỷ lệ huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại so với vốn tự có, quy định việc phát hành trái phiếu, kỳ