7. Kết cấu của đề tài
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA DOANH
DOANH NGHIÊP
Bên cạnh những khái niệm và lý thuyết về cấu trúc vốn, nhiều nghiên cứu thực nghiệm liên quan đã đƣợc tiến hành, từ đó chỉ ra những nhân tố ảnh huởng đến cấu trúc vốn của của CT nhƣ: tăng trƣởng kinh tế, lạm phát, rủi ro ngoại hối, chính trị, rủi ro kinh doanh, tỷ trọng TSCĐ hữu hình, tốc độ tăng trƣởng, khả năng thanh toán, lợi nhuận, quy mô CT…
* Quy mô hoạt động
Quy mô hoạt động của CT đƣợc đo lƣờng bằng chỉ tiêu doanh thu và tài sản, là dấu hiệu đầu tiên để các nhà đầu tƣ bên ngoài biết đến CT. Các CT có quy mô lớn thƣờng đƣợc biết nhiều và tạo đƣợc uy tín trên thị trƣờng tài chính. Vì vậy, các CT này có khả năng vay nợ nhiều hơn các CT có quy mô nhỏ. Điều này đúng với thực tế của thị trƣờng Việt Nam - thị trƣờng thông tin bất cân xứng (thông tin của CT tới nhà đầu tƣ thƣờng không đƣợc đầy đủ và chính xác). Bên cạnh đó, các nghiên cứu của Han-Suck Song (2005), Denis Forte và Lucas Ayres Barros (2013) cũng kết luận rằng qui mô tỉ lệ thuận với cấu trúc vốn
* Tỷ trọng tài sản cố định
Xét về mối quan hệ giữa TSCĐ và cấu trúc vốn, nhìn chung các lý thuyết đều cho rằng các tài sản hữu hình có mối tƣơng quan dƣơng với đòn cân nợ. Trong điều kiện thị trƣờng không chắc chắn với những thông tin bất đối xứng thì mức độ tác động của tỷ trọng TSCĐ lên cấu trúc vốn càng lớn. Đó là thƣớc đo cơ bản nhất thể hiện giá trị tài sản có mối quan hệ mật thiết với đòn bẩy tài chính của CT. Tài sản thế chấp là một điều kiện tốt, quan trọng để các chủ nợ xem xét quyết định cấp tín dụng. Để kiểm chứng mối tƣơng quan này. Đề tài giả thiết cấu trúc tài sản cố định của CT có quan hệ thuận chiều với tỷ suất nợ.
* Hiệu quả hoạt động
Mục tiêu chính của việc kinh doanh là đem lại lợi nhuận, tăng giá trị CT. Khi có lãi CT sẽ chủ động tích luỹ vốn, mở rộng quy mô, phát triển CT. Vì vậy, yêu cầu đầu tiên là CT phải có thực lãi. CT có quyền tuyệt đối trong việc sử dụng phần lãi tạo ra trong hoạt động của CT. Chia cổ tức cao cho cổ đông hay hạn chế cổ tức để tái đầu tƣ mở rộng cho hoạt động của CT. Do đó, có thể thấy rằng khi có lãi CT sẽ để gia tăng đầu tƣ bằng nguồn lợi nhuận để lại, từ
đó ảnh hƣởng đến cán cân vay nợ của CT.
Hiệu quả hoạt động đo lƣờng khả năng sinh lời từ hoạt động kinh doanh của CT thông qua các chỉ tiêu nhƣ khả năng sinh lời tài sản (ROA) hay tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE). Theo lý thuyết trật tự phân hạng của Myers, nhà quản trị CT bao giờ cũng có thông tin về giá trị CT tốt hơn nhà đầu tƣ bên ngoài. Sự bất cân xứng về thông tin này dẫn đến chi phí huy động vốn từ bên ngoài sẽ cao hơn. Vì thế, nhà quản trị có xu hƣớng ƣu tiên sử dụng các nguồn vốn nội tại trƣớc, rồi mới đến các nguồn vốn vay mƣợn bên ngoài. Do đó, hiệu quả hoạt động của các công ty càng cao, lợi nhuận đem lại cho CT càng lớn thì CT sẽ càng có xu hƣớng sử dụng nguồn vốn nội tại hơn là đi vay. Nhƣ vậy, phần lớn các nghiên cứu về chủ đề này đều mang lại kết quả tƣơng đối thống nhất là quan hệ nghịch giữa hiệu quả kinh doanh và tỷ lệ nợ.
* Tốc độ tăng trƣởng của công ty
Các nghiên cứu mang tính lý thuyết nhìn chung đều cho rằng các cơ hội tăng trƣởng thƣờng có mối tƣơng quan âm với đòn bẩy nợ của CT. . Theo lý thuyết trật tự phân hạng ( Myers 1984) Những CT có triển vọng tăng trƣởng cao, sẽ dễ bỏ qua những cơ hội kinh doanh có lợi nhuận nếu đòn bẩy tài chính cao; do đó, những CT này thích vốn cổ phần hơn nợ. Tuy nhiên vẫn có các ý kiến cho rằng CT có tốc độ tăng trƣởng cao thƣờng có nhu cầu vốn nhiều hơn trong khi nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại không đủ, vốn vay sẽ đƣợc sử dụng đến, từ đó tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn sẽ tăng lên. . Các nghiên cứu của của Murray Z.Frank và Vidhan K. Goyal (2009), Denis Forte và Lucas Ayres Barros (2013) và Trần Đình Khôi Nguyên và Ramachandran (2006) cũng tìm ra rằng cấu trúc vốn và tốc độ tăng trƣởng của CT có mối tƣơng quan thuận chiều
* Khả năng thanh toán
(2008) cho rằng các CT đòi hỏi nguồn tài chính luân chuyển hết mức để tránh sử dụng đến nguồn tài chính bên ngoài. Đồng thời, các CT có nhiều tài sản thanh khoản có thể sử dụng các tài sản này tài trợ cho các khoản đầu tƣ của mình. Do vậy, khả năng thanh toán đƣợc kỳ vọng sẽ tƣơng quan nghịch với cấu trúc vốn. Tuy nhiên khi quyết định cho vay dài hạn, ngƣời cho vay không chỉ xem xét đến việc trả nợ trong tƣơng lai mà còn xem xét cả khả năng thanh toán trong ngắn hạn của CT. Do vậy, khả năng thanh khoản cũng có mối tƣơng quan thuận với cấu trúc vốn.
* Thuế thu nhập CT
Ảnh hƣởng của thuế đến cấu trúc vốn là chủ đề chính trong tác phẩm nghiên cứu đầu tay của M&M (1958). Cho đến nay, hầu hết các nhà nghiên cứu đều tin rằng thuế đóng một vai trò quan trọng đối với cấu trúc vốn của các công ty trên cả khía cạnh thuế thu nhập CT (TNCT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
M&M cho rằng giả định thị trƣờng vốn hoàn hảo của họ chỉ sửa đổi dành riêng cho thuế TNCT. Với quan điểm này nợ sẽ là tấm chắn tiêu biểu cho CT vì tợi tức đƣợc khấu trừ thuế trƣớc khi thu nhập đƣợc đánh thuế. Vì vậy khi có sự hiện diện của thuế TNCT, MM cho rằng giá trị của CT tăng cùng với mức độ tăng của đòn cân nợ và khuyến khích các CT nên sử dụng nợ để nhận đƣợc tấm chắn thuế từ lãi vay.
Còn theo quan điểm của Miller (1977), CT sẽ sử dụng nợ cho đến điểm biên mà khoản tiết kiêm thuế TNCT bằng với tổn thất thuế TNCN, nghĩa là, cho đến khi nào tỷ lệ thuế TNCT cân bằng với thuế TNCN của nhà đầu tƣ.
Vấn đề nợ có hai ảnh hƣởng đến giá trị của CT: thứ nhất, nó làm tăng tiết kiệm thuế cho đến khi nào CT còn tồn tại, nhƣng thứ hai, nó làm giảm khả năng tồn tại. Do vậy khi sử dụng nơ, giá trị của CT có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào sự ảnh hƣởng nào mạnh nhất trong hai ảnh hƣởng trên. Giá trị tối
ƣu của nợ xảy ra tại thời điểm mà giá trị của thuế biên có liên quan đến một đơn vị nợ tăng thêm cân bằng với chi phí vỡ nợ biên đƣợc mong đợi điều mà sẽ tăng khi mức độ nợ tăng lên.
* Rủi ro kinh doanh
Rủi ro kinh doanh chính là sự chênh lệch giữa lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng. Đó chính là sự không chắc chắn, sự biến thiên của kết quả và hiệu quả kinh doanh của CT. Nếu rủi ro cao thì khả năng phá sản sẽ cao hơn. Theo đó, các CT sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, lợi nhuận không đủ bù đắp lãi vay, biến động trong thu nhập, nợ trở nên kém hấp dẫn hơn đối với các CT. Theo lý thuyết trên, thì rủi ro kinh doanh có mối quan hệ nghịch chiều với tỷ suất nợ.Tuy nhiên, những CT có nhiều rủi ro có khả năng bị ảnh hƣởng xấu từ thông tin không cân xứng. Theo lý thuyết trật tự phân hạng, những CT với thông tin không cân xứng cao thì kỳ vọng mức độ nợ cao hơn. Nhƣ vậy trong trƣờng hợp này, rủi ro kinh doanh tỷ lệ thuận (+) với cấu trúc vốn. Nhìn chung có sự không rõ ràng trong dấu kỳ vọng giữa rủi ro kinh doanh và cấu trúc vốn
* Một số nhân tố vĩ mô
Ngoài các nhân tố cấp CT thì các nhân tố vĩ mô cũng tác động trực tiếp đến cơ cấu vốn của CT. Theo nghiên cứu của Yeh và Roca (2007) kiểm tra tác động của tăng trƣởng kinh tế đến cơ cấu vốn của CT, nghiên cứu đã tìm thấy một tác động ngƣợc chiều nhƣng không đáng kể của tăng trƣởng kinh tế lên thay đổi cơ cấu vốn. Một nghiên cứu gần đây phản ánh khá đầy đủ về tác động của các nhân tố vĩ mô lên cấu trúc vốn của CT, đó là nghiên cứu của Mokhova & Zinecker(2013), nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ các quốc gia nhóm Visegrad, nhóm thị trƣờng mới nổi trong giai đoạn 2006-2010. Kết quả cho thấy tăng trƣởng GDP thực tế có mối quan hệ chặt chẽ với cơ cấu vốn các CT ở Hungary nhƣng tác động thấp đến các nƣớc khác.
Theo nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam của TS Lê Đạt Chí (2013), lạm phát có tƣơng quan âm với đòn bẩy nợ, điều này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng. Khi lạm phát gia tăng, vì thông tin bất cân xứng nên CT sẽ tốn nhiều chi phí hơn cho các nguồn tài trợ từ bên ngoài, do đó các CT ƣu tiên sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại để đầu tƣ mới hơn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Tác giả đã hệ thống các khái niệm về cấu trúc vốn của các nhà kinh tế học trên thế giới. Giới thiệu một số chỉ tiêu liên quan về tính tự chủ về tài chính, tính ổn định của các nguồn tài trợ và trạng thái cân bằng tài chính. Trình bày về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn với hiệu quả tài chính và rủi ro tài chính. Hệ thống hóa các lý thuyết về cấu trúc vốn, xác định nội dung trọng tâm của từng lý thuyết nhƣ: Lý thuyết truyền thống cho rằng nên ƣu tiên sử dụng vốn vay, lý thuyết MM, lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết cấu trúc vốn tối ƣu.
Đồng thời, đề tài thống kê các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây về phân tích cấu trúc vốn, các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn nhƣ của các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới và Việt Nam làm cơ sở lựa chọn các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn trong quá trình nghiên cứu. Các nhân tố nhƣ: quy mô CT, tỷ trọng TSCĐ, rủi ro kinh doanh, hiệu quả hoạt động, tốc độ tăng trƣởng của CT, khả năng thanh toán….Các nhân tố này sẽ đƣợc phân tích và chọn lọc để đƣa vào mô hình hồi quy nhằm kiểm nghiệm tác động của chúng đối với thực tiễn cấu trúc vốn của các CT ngành VT niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
CHƢƠNG 2
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH VẬN TẢI NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM