7. Kết cấu của đề tài
2.2.2 Phân tích cân bằng tài chính
Phân tích này với mục đích xem xét mối quan hệ giữa từng loại nguồn vốn với từng loại TS để chỉ ra những mất cân bằng trong tài trợ ở CT. Vì chỉ tiêu phản ánh tính cân bằng tài chính trong dài hạn là VLĐR có giá trị tuyệt đối nên tác giả chia làm 2 nhóm CT: Nhóm có VLĐR âm và nhóm có VLĐR dƣơng.
Biểu đồ 2.8. VLĐR của các CT ngành VT giai đoạn 2010-2014
Nhóm có VLĐR âm là nhóm CT có NVTX không đủ để tài trợ cho TSDH nên phải sủ dụng nợ ngắn hạn để tài trợ, khoảng 13/40 CT trong nhóm
ngành VT có mức VLĐR âm. Với mức trung bình là (-70.6 tỷ đồng) cho thấy nhóm CT này chịu áp lực thanh toán trong ngắn hạn là rất lớn và bị mất cân bằng tài chính trong dài hạn khá nghiêm trọng, đặc biệt là VST (-349.9 tỷ đồng), VNA (-206,5 tỷ đồng) hay VTO (-128 tỷ đồng)
Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
(1,7) (349,9) (70,6) 104,0
Đối với nhớm VLĐR dƣơng là nhóm CT có NVTX đủ để tài trợ cho TSDH và có một phần dôi ra để tài trợ cho TSNH. Có 27/40 CT có VLĐR dƣơng với mức trung bình là +179 tỷ đồng chứng tỏ trong giai đoạn gần đây các CT này đều đạt trạng thái cân bằng tài chính dài hạn. Trong đó nổi bật là PVT(+1.471 tỷ đồng), GMD (+1.351 tỷ đồng ), DPV(+310,7 tỷ đồng), tuy sự chênh lệch giữa các CT là rất lớn nhƣng hầu hết các CT trong nhóm này đều có tỷ trọng của VCSH cao hơn so với tỷ trọng của nợ DH, điều này làm tăng tính tự chủ trong tài trợ cho tài sản dài hạn, giúp công ty không gặp khó khăn về thanh toán lãi vay dài hạn.
Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn
164 1.471 179,0 365,4