Các nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn của CT

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích cấu trúc vốn các công ty ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 29 - 34)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về cấu trúc vốn của CT

a. Các nghiên cứu thực nghiệm về phân tích cấu trúc vốn

* Kyerboach- Coleman (2007), nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn lên giá trị của CT. Kết quả nghiên cứu cho thấy cơ cấu vốn có tác động tích cực lên hiệu suất hoạt động của các định chế tài chính vi mô. Berger và Bonaccorsi di Patti (2006) cũng khằng định đòn cân nợ càng cao( tổng nợ trên tổng tài sản tính theo giá trị sổ sách) càng làm giảm chi phí đại diện của VCSH từ việc phát hành thêm cổ phiếu và làm tăng giá trị CT. Tƣơng đồng với các nghiên cứu này, các công trình của Abor(2005), Mollick(2005)… cũng phát hiện ra mối tƣơng quan thuận giữa đòn cân nợ với hiệu suất hoạt động của CT. Tuy vậy, nghiên cứu của Friend and Lang 1988 hay Barton el al (1989) lại có kết quả ngƣợc lại.

* Luận án Tiến sỹ của Ronny Manos, Cấu trúc vốn và Chính sách cổ tức : nghiên cứu từ các thị trƣờng mới nổi, trƣờng đại học Birmingham, năm

2001. Đề tài đi sâu nghiên cứu cấu trúc vốn CT và tác động qua lại giữa cấu trúc vốn với chính sách cổ tức. Tác giả đã chọn hai nƣớc đại diện cho thị trƣờng mới nổi là Ấn độ và Marutinius để nghiên cứu.

* Nhóm tác giả: Đinh Tuấn Minh, Tô Trung Thành, Edmund Malesky, Nguyễn Đức Thành (2010) nghiên cứu về sự ảnh hƣởng của chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các hoạt động của CT. Bài nghiên cứu đã phân tích các công ty niêm yết trên hai sàn chứng khoán HOSE và HNX và đƣa ra kết luận rằng: Các CT trong mẫu phân tích có xu hƣớng vay vốn ngắn hạn để tăng vốn lƣu động nhằm khai thác cơ sở sản xuất hiện có hơn là mở rộng đầu tƣ. Điều này hàm ý rằng gói hỗ trợ lãi suất chỉ giúp các CT trong ngắn hạn mà không có tác dụng trong dài hạn. Tất nhiên, khi các CT đƣợc hỗ trợ lãi suất thì lãi suất huy động vốn sẽ giảm, tuy nhiên, đây chỉ là hỗ trợ từ phía Nhà nƣớc trong giai đoạn khó khăn của nền kinh tế cho nên không mang tính thƣờng xuyên.

* Các tác giả, Nghiên cứu cơ cấu vốn và khả năng thanh toán của các CT nhà nƣớc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán, Báo cáo chuyên đề số 5/2011, Phòng Phân tích và dự báo thị trƣờng, Trung tâm nghiên cứu khoa học và đầu tƣ chứng khoán, UBCKNN.

Bài viết tập trung vào nghiên cứu các DNNN trên sàn HOSE và HNX. Nội dung nghiên cứu xoay quanh hai nhóm chỉ tiêu chính là cơ cấu vốn – tình hình đầu tƣ và khả năng thanh toán của các khoản nợ phải trả. Nhƣ vậy, đối tƣợng nghiên cứu của báo cáo tập trung vào các DNNN, không nghiên cứu các CT ngoài quốc doanh khác. Mục đích của báo cáo là nghiên cứu khả năng thanh khoản của các CT, thông qua tác động của cơ cấu vốn.

* Nguyễn Thanh Hà (2014) “Nghiên cứu cấu trúc vốn của các CT ngành khoáng sản niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam”luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, trƣờng đại học Kinh Tế Đà Nẵng.

trúc tài chính lẫn trong và ngoài nƣớc. Qua phân tích và đánh giá thực trạng cấu trúc vốn cho thấy tính tự chủ của các CT ngành khoáng sản trong dài hạn là khá tốt. Luận văn cũng nêu ra đƣợc những đặc trƣng về cấu trúc vốn của ngành khoáng sản là giá trị hàng tồn kho và các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản nên các CT có khả năng thanh toán hiện hành, dễ tiếp cận với nguồn vốn vay. Kiểm định sự tác động của các nhân tố đến cấu trúc vốn của CT, từ đó rút ra các kết luận có cơ sở khoa học để ứng dụng vào việc điều chỉnh cấu trúc vốn giúp các nhà quản trị dễ dàng hơn trong quá trình hoạch định chính sách tài trợ.

b. Các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn

* Bennett và Donnelly (1993)

Một nghiên cứu ở Anh đƣợc nghiên cứu bởi Bennett và Donnelly (1993) thực hiện theo cách thức đƣợc đề xuất bởi lý thuyết cấu trúc vốn tối ƣu của Modilligani va Miler (1958). Trong nghiên cứu của Bennett và Donnelly (1993) sử dụng cả tỷ suất nợ ngắn hạn và tỷ suất nợ dài hạn để phân tích mối quan hệ của cấu trúc vốn với quy mô CT, khả năng sinh lời và cấu trúc tài sản và đặc trƣng ngành. Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy rằng quy mô CT và khả năng sinh lời có ý nghĩa đáng kể với tỷ suất nợ dài hạn nhƣng lại không có ý nghĩa với tỷ suất nợ ngắn hạn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhân tố đặc trƣng ngành cũng ảnh hƣởng đáng kể đến cấu trúc vốn của các CT ở Anh.

* Rajan và Zingales (1995)

Mở rộng phạm vi nghiên cứu, Rajan và Zingales (1995) đã nghiên cứu các nhân tố quyết định cấu trúc vốn ở các nƣớc G-7. Trong nghiên cứu này, họ cho rằng triển vọng tăng trƣởng và lợi nhuận có mối tƣơng quan nghịch với cấu trúc vốn, trong khi quy mô CT, tài sản cố định hữu hình có mối tƣơng quan thuận với cấu trúc vốn. Nghiên cứu của Bevan và Danbolt (2002) dựa

theo Rajan và Zingales (1995) cũng tìm thấy gần nhƣ cùng một kết quả, ngoại trừ kết quả nghiên cứu thực nghiệm của nhân tố tỷ trọng tài sản cố định hữu hình. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Ozkan (2001) cũng đã đề cập đến các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của CT. Ông thấy rằng tốc độ tăng trƣởng, lợi nhuận, khả năng thanh toán có ảnh hƣởng tiêu cực đến cấu trúc vốn.

* Huang và Song (2006)

Nghiên cứu về cấu trúc vốn của hơn 1000 CT ở Trung Quốc trong giai đoạn 1994 - 2000 đã chỉ ra mối tƣơng quan thuận của cấu trúc vốn với quy mô và tài sản cố định, tƣơng quan nghịch với hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, nghiên cứu này còn đề cập đến lý do các CT ở Trung Quốc có tỷ suất nợ dài hạn thấp trong cấu trúc vốn. Một trong những lý do đó là cổ đông và nhà quản lý thích sử dụng vốn chủ sở hữu thay vì nợ do không phải chịu sự ràng buộc nào từ phía chủ nợ. Bên cạnh đó, thời điểm này thị trƣờng trái phiếu ở Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn phát triển sơ khai nên nguồn vốn dài hạn chủ yếu đƣợc tài trợ từ phía ngân hàng nên việc tiếp cận vốn vay của các CT cũng gặp phải nhiều khó khăn.

* Trần Đình Khôi Nguyên và Ramachandran (2006)

Nghiên cứu về các yếu tố quyết định ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của các CT vừa và nhỏ (SMEs) tại Việt Nam cho thấy rằng CT nhỏ sử dụng chủ yếu là nợ ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động của mình. Cấu trúc vốn của các CT vừa và nhỏ có mối quan hệ thuận chiều với tăng trƣởng, rủi ro kinh doanh, quy mô CT nhƣng lại nghịch chiều với tài sản cố định hữu hình. Lợi nhuận dƣờng nhƣ không có tác động đến cấu trúc vốn của các CT vừa và nhỏ tại Việt Nam. Bên cạnh đó, tác động của các yếu tố nhƣ quyền sở hữu CT, quy mô CT, các mối quan hệ với các ngân hàng phản ánh tình trạng thông tin bất đối xứng của quá trình huy động vốn trong nền kinh tế chuyển đổi nhƣ của Việt Nam.

* Trần Hùng Sơn (2008) Nghiên cứu về “Các nhân tố tác động dến cấu trúc vốn của CT niêm yết trên TTCK Việt Nam”, sử dụng số liệu của 45 CT phi tài chính đang niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM cho thấy các biến khả năng thanh toán, lợi nhuận, đặc điểm riêng tài sản có mối quan hệ nghịch chiều với cấu trúc vốn và các biến quy mô CT, tỷ lệ vốn góp Nhà nƣớc, tỷ lệ tài sản cố định hữu hình là các nhân tố có mối quan hệ thuận chiều đến cấu trúc vốn CT.

* TS Lê Đạt Chí (2013)

Nghiên cứu này sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính của Frank và Goyal (2007) và 2 phƣơng pháp ƣớc lƣợng tiếp cận dữ liệu bảng thƣờng đƣợc sử dụng là: Ƣớc lƣợng các yếu tố không ngẫu nhiên (FE - Fixed Effect) và ƣớc lƣợng các yếu tố ngẫu nhiên (RE - Random Effect).

Nghiên cứu tập trung vào phƣơng pháp FE trên nền tảng của phép lựa chọn mô hình BMA ( Bayesian Model Averaging) thông qua gói ứng dụng BMS trên phần mềm thống kê R có mã nguồn mở, cốt lõi để lựa chọn ra đƣợc những mô hình nhân tố tối ƣu nhất dựa trên cơ sở xác suất xuất hiện và tiêu chuẩn BIC.

Mẫu nghiên cứu gồm 178 công ty phi tài chính đƣợc niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán ở VN( HOSE và HNX) trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2010, dữ liệu đƣợc thu thập từ báo cáo tài chính.

Chí(2013) đã chỉ ra đƣợc 6 nhân tố thực sự giữ vai trò quan trọng là thuế (+), lạm phát (-), tỷ số giá trị thị trƣờng trên giá sổ sách (-), đòn bẩy ngành(+),ROA (-) và hành vi nhà quản trị (+)

Những nhân tố bên trong ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của CT đã đƣợc chứng minh qua nhiều nghiên cứu thực nghiệm đƣợc thể hiện trong và ngoài nƣớc.

Bảng 1.1. Bảng tổng kết các kết quả nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng

Nhân tố

Chiều hƣớng tác

động

Tác giả nghiên cứu

Quy mô CT (+) Raviv & Harris (1990) Rajan & Zingales (1995) Bevan & Danbolt (2000) Trần Hùng Sơn (2008) Cấu trúc tài sản (+) Trần Hùng Sơn (2008) Hiệu quả hoạt động của

CT

(-)

(+)

Huang & Song (2006) Pandey (2001)

Denis Forte và Lucas Ayres Barros (2013)

TS Lê Đạt Chí (2013) Lý thuyết trật tự phân hạng Lý thuyết chi phí đại diện Tốc độ tăng trƣởng của

CT

(-)

(+)

Lý thuyết trật tự phân hạng Lý thuyết chi phí đại diện Trần Đình Khôi Nguyên (2006) Khả năng thanh toán (-) Trần Hùng Sơn (2008)

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích cấu trúc vốn các công ty ngành vận tải niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)